Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ - pdf 12

Download Luận văn Phân tích rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Sài Gòn Thương tín chi nhánh Cần Thơ miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
Chương 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu 3
1.3.1. Không gian 3
1.3.2. Thời gian 3
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Phương pháp luận 5
2.1.1. Những vấn đề chung về tín dụng 5
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng 5
2.1.1.2. Các loại tín dụng ngân hàng 5
2.1.1.3. Vai trò của tín dụng 6
2.1.1.4. Những vấn đề chung về hoạt động tín dụng 8
2.1.2. Một số lý luận có liên quan đến phân tích kết quả tín dụng 12
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 12
2.1.2.2. Doanh số cho vay 13
2.1.2.3. Dư nợ 13
2.1.2.4. Nợ quá hạn 13
2.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng 14
2.1.3.1. Hệ số thu nợ 14
2.1.3.2. Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng chi phí 14
2.1.3.3. Tỷ suất lợi nhuận 14
2.1.3.4. Vòng quay vốn tín dụng 14
2.1.3.5. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ 15
2.1.4. Những vấn đề chung về rủi ro tín dụng 15
2.1.4.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 15
2.1.4.2. Các loại rủi ro tín dụng 16
2.1.4.3. Những thiệt hại do rủi ro tín dụng gây ra 16
2.1.4.4. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 17
2.1.5. Tín dụng ngắn hạn 20
2.1.5.1. Khái niệm 20
2.1.5.2. Các hình thức cho vay ngắn hạn 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu 21
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 22
Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 23
3.1. Giới thiệu tổng quan về ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương tín 23
3.2. Giời thiệu về Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh
Cần Thơ 24
3.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 24
3.2.2. Chức năng hoạt động của chi nhánh 25
3.2.3. Cơ cấu tổ chức 26
3.2.4. Thị trường mục tiêu 28
3.2.4.1. Đối tượng khách hàng 28
3.2.4.2. Phân đoạn thị trường mục tiêu 28
3.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của ngân hàng 30
3.2.5.1. Thuận lợi 30
3.2.5.2. Khó khăn 31
3.2.6. Phương hướng, mục tiêu phát triển của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín 33
3.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 36
3.3.1. Tình hình chi phí và thu nhập của Sacombank Cần Thơ 36
3.3.1.1. Thu nhập 36
3.3.1.2. Chi phí 37
3.3.1.3. Lợi nhuận 38
Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG VÀ THỰC TRẠNG
RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN
CỦA SACOMBANK CẦN THƠ 39
4.1. Phân tích thực trạng tín dụng của Sacombank Cần Thơ 39
4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn 39
4.1.2. Tình hình huy động vốn 40
4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 40
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm 43
4.1.2.3. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác 45
4.1.3. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng 46
4.1.3.1. Doanh số cho vay 46
4.1.3.2. Doanh số thu nợ 48
4.1.3.3. Dư nợ 49
4.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank
Cần Thơ 50
4.2.1. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng ngắn hạn 50
4.2.1.1. Dư nợ ngắn hạn trên tổng nguồn vốn 50
4.2.1.2. Dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động 51
4.2.1.3. Hệ số thu nợ trong lĩnh vực tín dụng ngắn hạn 52
4.2.1.4. Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn 52
4.2.2. Tình hình nợ quá hạn chung của chi nhánh 53
4.2.3. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank
Cần Thơ 55
4.2.3.1. Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian 55
4.2.3.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động tín dụng ngắn hạn theo ngành
kinh tế 60
4.2.3.3. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank
Cần Thơ theo mục đích sử dụng vốn 66
4.2.3.4. Nợ quá hạn trong hoạt động tín dụng ngắn hạn của Sacombank
Cần Thơ theo thành phần kinh tế 69
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG
TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN ĐỐI VỚI SACOMBANK CẦN THƠ 72
5.1. Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng 72
5.1.1. Nguyên nhân chủ quan 72
5.1.2. Nguyên nhân khách quan 75
5.2. Một số biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 77
5.2.1. Biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng 77
5.2.2. Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng 78
5.2.2.1. Trong công tác xem xét hồ sơ, thẩm định tài sản thế chấp,
phương án sản xuất kinh doanh 78
5.2.2.2. Trong công tác theo dõi nợ, thu lãi định kỳ 79
5.2.2.3. Tiến hành phân tích đánh giá lại từng hồ sơ khách hàng hiện đang
vay vốn ngân hàng 80
5.2.3. Biện pháp xử lý rủi ro tín dụng 80
5.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng 82
5.3.1. Giải pháp nhằm mở rộng quy mô hoạt động tín dụng ngắn hạn trong
thời gian tới 82
5.3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn 83
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
6.1. KẾT LUẬN 86
6.2. KIẾN NGHỊ 87
6.2.1. Đối với cơ quan Nhà nước 87
6.2.2. Đối với ngân hàng Nhà nước 87
6.2.3. Đối với Sacombank Cần Thơ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
 
 
 
 
 

 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28164/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

chủ hơn về nguồn vốn và công tác huy động vốn ngày càng tỏ ra có hiệu quả hơn nhờ vào việc áp dụng các mức lãi suất huy động hấp dẫn cho từng đối tượng khách hàng. Mặc dù trong năm 2005 việc tách chi nhánh Hậu Giang, Chi nhánh Vĩnh Long, Chi nhánh Đồng Tháp ra khỏi chi nhánh Cần Thơ nhưng nguồn vốn của chi nhánh vẫn được duy trì ổn định. Điều này cho thấy công tác quản trị nguồn vốn của chi nhánh Cần Thơ được quản lý tốt và có định hướng sẵn. Chi nhánh một mặt duy trì khách hàng cũ, mặt khác, luôn tranh thủ tìm kiếm nhiều khách hàng mới nhằm huy động được nhiều vốn nhàn rỗi phục vụ cho hoạt động của Ngân hàng có hiệu quả hơn.
4.1.2. Tình hình huy động vốn (Bảng 02)
Trong hoạt động kinh doanh của NHTM, ngoài vốn điều chuyển từ hội sở hay nguồn vốn của NHTM khác thì nguồn vốn huy động chiếm vị trí quan trọng quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vốn huy động được chi nhánh huy động từ nhiều nguốn khác nhau, đặc biệt là trong điầu kiện nền kinh tế phát triển như hiện nay. Ở Cần Thơ, vốn nhàn rỗi trong dân cư cũng như các tổ chức kinh tế là rất lớn, nhu cầu về vốn của cá nhân cững như của doanh nghiệp ngày càng cao và trỏ thành nhu cầu không thể thiếu trong chu trình phát triển sản xuất. Điều này đã thúc đẩy ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn, góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế, nhất là việc góp phần ổn định nguồn vốn, giảm thiểu tối đa việc sử dụng vốn điều chuyển từ hội sở xuống chi nhánh.
4.1.2.1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế (Bảng 02)
Qua bảng 02 ta thấy tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ qua 03 năm có nhiều biến động tăng không ngừng, đó là do chính sách tín dụng của Sacombank Cần Thơ có hiệu quả cao giúp ngân hàng có được thị phần ngày càng rộng. Thêm vào đó là do nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, các tổ chức kinh tế ngày càng mở rộng hoạt động kinh doanh do đó càng có nhiều tiền gửi vào ngân hàng phục vụ cho họat động thanh toán hàng hóa của mình. Ta thấy so với tiền gửi có kỳ hạn thì tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế luôn chiếm tỷ trọng cao hơn, bởi vì nguyên tắc của các nhà sản xuất kinh doanh là làm cho đồng tiền của mình sinh lợi nhiều hơn so với tiền lãi nhận được khi đem gửi vào ngân hàng do đó họ rất ít gửi tiền vào ngân hàng theo một kỳ hạn nhất định để tìm kiếm tiền lãi từ ngân hàng mà thường gửi không kỳ hạn để khi cần có thể dễ dàng rút ra để thanh toán cho các đối tác. Các nhà kinh tế luôn tính toán làm sao để mở rộng sản xuất kinh doanh có hiệu quả, tận dụng tối đa nguồn vốn có được vào kinh doanh nhiều hơn là gửi vào ngân hàng có kỳ hạn. Chính vì vậy mà qua 03 năm tỷ trọng của các khoản tiền gửi thanh toán trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế luôn cao hơn rất nhiều so với các khoản tiền gửi có kỳ hạn. Năm 2005, khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế đạt 131.783 triệu đồng, chiếm 97,15% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Năm 2006 nguồn vốn này giảm 4,41% so với năm 2005 còn 125.969 triệu đồng chiếm 93,68% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Đến năm 2007 con số này là 197.082 triệu đồng tăng 42,16% so với năm 2006, chiếm 92,4% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Nguyên nhân của sự biến động tăng giảm của khoản thanh toán là do trong năm 2006 họat động của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, năng suất hoạt động giảm do hàng tiêu thụ chậm. Do đó nguồn thu hàng ngày của các doanh nghiệp cũng ít đi, tiền gửi vào Chi nhánh cũng giảm sút. Sang năm 2007 các doanh nghiệp đã khắc phục được những khó khăn, có điều kiện phát triển hơn, trong năm 2007 nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO nhờ đó mà hoạt đông xuất khẩu được đẩy mạnh, ký kết được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Khoản tiền gửi thanh toán tăng lên nhanh chóng. Khoản tiền gửi này tăng cao để các doanh nghiệp phục vụ cho việc mua bán hàng hóa với nhau và với các đối tác nước ngoài.
Bảng 02: Tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ qua 03 năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
So sánh 2006/2005
So sánh 2007/2006
Số tiền
%
Số tiền
%
1. Tiền gửi của TCKT
135.647
134.496
193.819
-1.178
-0,87
59.350
44,14
+ Không kỳ hạn
131.783
125.969
179.082
-5.814
-4,41
53.113
42,16
+ Có kỳ hạn
3.864
8.500
14.737
4.636
119,98
6.237
73,38
2. Tiền gửi tiết kiệm
156.558
160.032
209.507
3.474
2,22
49.475
30,92
+ Không kỳ hạn
9.644
4.250
11.418
-5.394
-55,93
7.168
168,66
+ Có kỳ hạn
146.914
155.782
198.098
8.868
6,04
42.307
27,16
3. Tiền gửi của TCTD khác
6.839
18.000
28.143
11.107
161,13
10.143
56,35
Tổng vốn huy động
299.098
312.501
431.469
13.403
4,48
118.968
38,07
(Nguồn: phòng kế toán và quỹ)
Khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2005 chỉ có 3.864 triệu đồng, chiếm 2,85% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế. Năm 2006 tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế tăng lên 8.500 triệu đồng tăng lên 6,32% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế nhưng chỉ chiếm 2,72% trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Đến năm 2007, khoản tiền gửi này đạt 14.737 triệu đồng, chiếm 7,6% trong nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và chiếm 3,24% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Xét về tỷ trọng lẫn số tiền thì khoản tiền huy động có kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế của Chi nhánh Cần Thơ liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là do ngân hàng ngày càng tăng lãi suất tiền gửi và có chính sách tín dụng có hiệu quả, có chiến lược marketing đến tận các khách hàng, có chính sách ưu đãi đến tận nơi thu tiền nếu là khách hàng lớn và giao dịch thường xuyên với ngân hàng. Đặc biệt vào đầu năm 2006, Chi nhánh Cần Thơ đưa ra sản phẩm huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần đối với các doanh nghiệp có số tiền nhàn rỗi ngắn hạn lớn để thu hút các khoản tiền gửi có kỳ hạn từ các tổ chức kinh tế, Thêm vào đó các tổ chức kinh tế ngày càng hoạt động có hiệu quả và quy mô được mở rộng nên các doanh nghiệp ngày càng có nhiều các khoản tiền để gửi vào ngân hàng.
4.1.2.2. Tiền gửi tiết kiệm (Bảng 02)
Trong cơ cấu nguồn vốn thì tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do những năm gần đây ngân hàng khuyến khích kháh hàng gửi tiền tiết kiệm với nhiều hình thức khác nhau như tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm tích lũy, tiết kiệm dự thưởng…Năm 2005 khoản tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh là 156.558 triệu đồng, đến năm 2006 tăng 3.474 triệu đồng, tăng 2,22% so với năm trước, đạt 160.032 triệu đồng. Trong năm 2007, Chi nhánh đã bước đầu thành công trong việc huy động vốn theo kế hoạch, đạt 209.507 triệu đồng, tăng 30,92% so với năm 2006. Đây là bước nhảy vọt khá mạnh trong công tác huy động vốn tà khoản tiền gửi tiết kiệm do trong năm 2007 Chi nhánh đưa ra hàng loạt các chính sách khuyến mãi dành cho khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm đảm bảo bằng vàng, đặc biệt là sản phẩm tiết kiệm tích lũy theo số tiền góp hàng kỳ phù hợp với thu nhập của mỗi cá nhân, …
Khác với khoản tiền ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status