Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở Bến Tre và Đồng Tháp - pdf 12

Download Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong ao ở Bến Tre và Đồng Tháp miễn phí



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG 1 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1
1.1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn 2
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3
1.2.1. Mục tiêu chung 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3
1.3. CÁC GIẢ THUYẾT KIỂM ĐỊNH VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3
1.3.1. Các giả thuyết cần kiểm định 3
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu 3
1.4.1. Không gian nghiên cứu 4
1.4.2. Thời gian nghiên cứu 4
1.4.3. Đối tượng nghiên cứu 4
1.4.4. Kết quả mong đợi 4
CHƯƠNG 2 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 5
2.1.1. Khái niệm chung về hộ và kinh tế hộ 5
2.1.2. Vấn đề sử dụng vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh tế hộ 6
2.1.3. Vai trò của kinh tế hộ trong quá trình phát triển 6
2.1.4. Khái niệm về nghề nuôi trồng thủy sản 6
2.1.5. Một số khái niệm cơ bản trong kinh tế 7
2.1.6. Các chỉ số tài chính chủ yếu 8
2.1.7. Các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi cá tra thịt trong ao 8
2.1.8. Các nhân tố ảnh hưởng gián tiếp đến việc nuôi cá tra trong ao 11
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu 12
2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 12
2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích 13
 
 
CHƯƠNG 3 17
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 17
3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH BẾN TRE 17
3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 17
3.1.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội 20
3.1.3.Tình hình phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở tỉnh Bến Tre 22
3.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TỈNH ĐỒNG THÁP 24
3.2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 24
3.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội 26
3.3.3.Tình hình phát triển nghề nuôi trồng ở tỉnh Đồng Tháp 27
CHƯƠNG 4 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 29
4.1.TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC MẪU ĐIỀU TRA 29
4.1.1. Một số thông tin chung về hộ nuôi cá tra 29
4.1.2. Thông tin về khía cạnh kỹ thuật của hộ nuôi cá tra 31
4.1.3. Thiết kế của mô hình nuôi cá tra 32
4.1.4. Mùa vụ nuôi và cải tạo ao nuôi 33
4.1.5. Thả giống 34
4.1.6. Chăm sóc và quản lý 35
4.1.7. Thu hoạch 37
4.2. HIỆU QUẢ KINH TẾ -KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 37
4.2.1. Năng suất 37
4.2.2. Chí phí, doanh thu, thu nhập, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận 38
4.2.3. Phân tích cơ cấu chi phí của mô hình nuôi cá tra tại vùng khảo sát 39
4.3. PHÂN TÍCH CÁC TỈ SỐ TÀI CHÍNH 43
4.4. KIỂM ĐỊNH SỰ KHÁC BIỆT VỀ CHI PHÍ, NĂNG SUẤT, 44
4.4.1. Sự khác biệt về tổng chi phí, năng suất, lợi nhuận 44
4.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ LỢI NHUẬN 45
4.5.1. Phương trình tương quan đa biến 45
4.5.2. Phương trình năng suất 46
4.6. NHẬN THỨC VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN 53
CHƯƠNG 5 55
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VIỆC SẢN XUẤT CÁ TRA TRONG AO 55
Ở TỈNH BẾN TRE VÀ ĐỒNG THÁP 55
5.1. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN 55
5.2. GIẢI PHÁP 56
5.2.1. Thị trường tiêu thụ 56
5.2.2. Con giống 57
5.2.3. Vấn đề thức ăn 58
5.2.4. kỹ thuật và công tác thú y thuỷ sản 58
5.2.5. Về Vốn 59
5.2.6. Giá bán 60
CHƯƠNG 6 61
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61
6.1. KẾT LUẬN 61
6.2. KIẾN NGHỊ 63
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28158/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hủ yếu trên địa hình cao ở huyện Tân Hồng và huyện Hồng Ngự); nhóm đất cát (có diện tích 120 ha, chiếm 0,04% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở Động Cát và Gò Tháp, huyện Tháp Mười).
e) Tài nguyên rừng
Trước đây đa số các diện tích ẩm, lầy thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, cây tràm được coi là đặc thù của Đồng Tháp Mười. Do khai thác không hợp lý đã làm giảm đến mức báo động, gây nên mất cân bằng sinh thái.
    Theo số liệu thống kê  năm 2007, diện tích rừng của tỉnh có: rừng tràm 8.912 ha, rừng bạch đàn 144 ha (ở huyện Tân Hồng. Phân theo công dụng có: rừng đặc dụng 2.821 ha (phân bổ ở Vườn Quốc Gia Tràm Chim, Khu di tích Xẻo Quýt, Gò Tháp), rừng phòng hộ 2.287 ha, rừng sản xuất 3.951 ha.
g) Tài nguyên nước
Nước mặt: Đồng Tháp Mười ở đầu nguồn sông Cửu Long, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị nhiễm mặn. Ngoài ra còn có hai nhánh sông Sở Hạ và sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền ở Hồng Ngự. Phía Nam còn có sông Cái Tàu Hạ, Cái Tàu Thượng, sông Sa Đéc… hệ thống kênh rạch chằng chịt. Đây là một điều kiện sức thuận lợi cho việc nuôi trồng thủy sản của Tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt trong việc sản xuất giống và nuôi cá tra thịt trong ao của tỉnh
    Nước ngầm: Đồng Tháp có nhiều vỉa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ sinh hoạt đô thị và nông thôn, chưa đưa vào dùng cho công nghiệp.
h) Tài nguyên sinh vật
Trước đây đa số diện tích ẩm thấp ở Đồng Tháp Mười được bao phủ bởi rừng rậm, trong đó cây tràm được coi là đặc trưng của Đồng Tháp Mười. Hiện diện tích rừng bị giảm nhanh để chuyển sang sản xuất nông nghiệp, rừng thứ sinh đang phát triển trở lại thông qua công tác khoanh nuôi và bảo vệ rừng.
Động thực vật trong rừng tràm tương đối phong phú và đa dạng như rùa, rắn, trăn, lươn, cá đồng, tôm, cua, cồng cộc, sếu… và các loại cây đặc trưng rất Đồng Tháp Mười như: tràm, sậy, lau, lúa ma, sen, súng… Đặc biệt khu bảo tồn quốc gia tràm chim với diện tích 7.612 ha là một Đồng Tháp Mười thu nhỏ với lịch sử tự nhiên và vùng sinh thái tổng hợp giữa địa mạo, thủy văn và sinh vật của vùng đất ngặp mặn, có nhiều loài chim quý hiếm trong đó có loài sếu cổ trụi đầu đỏ được cả nước và thế giới qua tâm bảo vệ.
3.2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội
Về kinh tế
- sản xuất nông nghiệp: Tính đến ngày 26 tháng 9 năm 2007, toàn Tỉnh đã thu hoạch được 34.164 ha lúa Thu Đông, đạt 76,8% diện tích xuống giống, năng suất bình quân 43 tạ/ha. Mức độ sâu bệnh gây hại không đáng kể.
- Hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày vụ Thu Đông cơ bản đã thu hoạch dứt điểm được gần 2.800 ha, chủ yếu là rau đậu các loại.
- Chăn nuôi phát triển ổn định; dịch bệnh giá súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát. Đã cơ bản hoàn thành tiêm vắc xin phòng dịch cúm gia cầm đợt II năm 2007 được 487.961 con gà, đạt 90% tổng đàn, 3.757.374 con vịt, đạt 95,7% tổng đàn.
b)Về văn hóa, xã hội
- Hoạt động Giáo dục và Đào tạo: đã tổ chức khai giảng năm học mới 2007-2008 theo đúng quy định. Năm học 2007-2008, toàn Tỉnh có 648 trường, tăng 07 trường; tổng số học sinh phổ thông đầu năm 283.438 học sinh, giảm 12.041 học sinh so với năm học trước, do kết quả huy động học sinh các cấp học phổ thông chưa đạt; tỷ lệ tuyển mới các lớp đầu cấp, nhất là phổ thông trung học còn thấp.
- Hoạt động thể dục thể thao: tiếp tục triển khai cuộc vận động “toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; tổ chức giải gia đình thể thao năm 2007; giải vô địch trẻ vovinam - Việt võ đạo tỉnh Đồng Tháp năm 2007.
- An ninh, quốc phòng: Công tác đảm bảo an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tiếp tục được tăng cường. Các lực lượng chức năng đã tổ chức tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chặt chẽ vùng biên; đẩy mạnh đấu tranh phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội.
3.3.3. Tình hình phát triển nghề nuôi trồng ở tỉnh Đồng Tháp
Tính đến ngày 25.03.2008, các địa phương đã triển khai nuôi trồng thuỷ sản được 2.850 ha (trong đó, có 1.294,7 ha cá tra, 668,4 ha tôm càng xanh); cuối tháng 9, tổng sản lượng thuỷ sản thu hoạch ước đạt 149.953 tấn. Trong đó, có 126.103 tấn cá tra, 334 tấn tôm càng xanh. Hiện tại ở Đồng Tháp có khoảng 3.915 hộ sản xuất giống cá tra với tổng diện tích 1.035,04ha, 756 hộ, cơ sở nuôi cá tra xuất khẩu với tổng diện tích là 757 ha, nhìn chung diện tích nuôi cá tra ở trên ao tăng khá mạnh từ 1020 ha năm 2005 tăng lên 1344 ha năm 2007, sản lượng cũng không ngừng tăng lên từ 92.488 tấn tăng lên 145.325 tấn năm 2006 và 17.7405 tấn năm 2007. Diện tích nuôi trên bè và đăng quầng giảm rất mạnh, do tình hình môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng dẫn đến dịch bệnh nhiều, nuôi trên bè, quầng khó kiểm soát nguồn nước nên rất dễ bị mắc bệnh, sản lượng và năng suất không ổn định. Do đó, trong thời gian gần đây hộ nuôi trên bè, quầng dần dần chuyển sang nuôi trong ao, hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển ở 11 huyện trong tỉnh như Tam Nông, Tháp Mười, Tân Hồng, Châu Thành, Cao Lãnh, Hồng Ngự…Trong thời gian sắp tới Tỉnh Đồng Tháp có những kế hoạch phát triển nghề nuôi cá tra khá mạnh, tỉnh đã quy hoạch thêm 174 ha với 928,8 ao, và có những chính sách hỗ trợ và khuyến khích người nuôi sản xuất sản phẩm sạch, đạt chất lượng xuất khẩu và ít ảnh hưởng tới môi trường.
Bảng 3.2 : TÌNH HÌNH NUÔI CÁ TRA TẠI TỈNH ĐỒNG THÁP QUA 3 NĂM
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Sản lượng (tấn)
92.488
145.325
177.405
Diện tích (ha)
1.020
1.180
1.344
Năng suất (tấn/ha)
90,7
123,2
131,9
(Nguồn: Báo cáo hằng năm của cục thủy sản Đồng Tháp)
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÁC MẪU ĐIỀU TRA
Mẫu số liệu dùng để xử lý, phân tích được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp các hộ, cơ sở nuôi cá tra ở các huyện thuộc địa bàn nghiên cứu, cụ thể là như sau:
+ Bến Tre: huyện Châu Thành, Bình Đại, Giồng Trôm, Chợ Lách.
+ Đồng Tháp: huyện Châu Thành, Cao Lãnh, Thanh Bình
4.1.1. Một số thông tin chung về hộ nuôi cá tra
a) Trình độ văn hoá của chủ hộ nuôi
Trình độ văn hóa của chủ hộ nuôi ở các huyện của tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp khá cao, số người có trình độ cấp II, cấp III chiếm 57,2%, trình độ đại học, cao đẳng chiếm 24,3%, cấp I chỉ chiếm 15,7%, trong đó ở tỉnh Bến Tre trình độ cấp II, cấp III chiếm 60%, cấp I chiếm 11,4 %, Đồng Tháp trình độ cấp II, cấp III của chủ hộ chiếm 51,4%, cấp I là 20%. Trình độ đại học, cao đẳng của chủ hộ nuôi ở hai tỉnh có tỉ lệ gần như tương đương nhau chiếm 23,4%. Do trình độ học vấn của chủ cơ sở khá cao nên rất thuận lợi trong việc tiếp thu và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hộ nuôi.
Hình 4.1: Trình độ văn hóa chung của hộ nuôi trong vùng khảo sát
Hình 4.2 : Trình độ văn hóa của hộ nuôi cá tra ở vùng khảo sát
b) Độ tuổi và kinh nghiệm nuôi của cơ sở nuôi
Qua khảo sát ta thấy độ tuổi bình quân của người nuôi cá tra khá cao 44,6...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status