Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LỢI NHUẬN CỦA DOANH NGHIỆP 2
1. Lợi nhuận của doanh nghiệp 2
1.1. Khái niệm về lợi nhuận 2
1.2. Vai trò của lợi nhuận trong doanh nghiệp 4
1.3. Nguồn hình thành của lợi nhuận 6
2. Các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận của doanh nghiệp 13
2.1. Chỉ tiêu tuyệt đối 13
2.2. Chỉ tiêu tương đối 14
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp 17
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu của doanh nghiệp 17
3.2.Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí 20
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á 24
1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 24
1.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 24
1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 25
1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27
1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh 32
2. Tình hình lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 44
2.1. Nguồn hình thành lợi nhuận của công ty 44
2.2. Phân tích khả năng sinh lợi của công ty 57
3. Đánh giá lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 58
3.1. Những mặt đạt được 58
3.2. Những mặt hạn chế 60
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN NHỰA ĐÔNG Á 63
1. Phương hướng phát triển của công ty giai đoạn 2010 – 2011 63
2. Các giải pháp tăng lợi nhuận của Công ty Cổ phần Tập đoàn Nhựa Đông Á 64
2.1. Các giải pháp tăng doanh thu 65
2.2. Các giải pháp làm giảm chi phí 69
2.3. Các giải pháp khác 73
3. Một số kiến nghị 76
3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 76
3.2. Kiến nghị đối với Bộ, Ngành chức năng liên quan 77
3.3. Kiến nghị đối với công ty 78
KẾT LUẬN 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28015/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

.8%). Năm 2009 tổng nguồn vốn của công ty tăng 12.7% so với năm 2008. Mức độ tăng ít như vậy là do một số cổ đông đã rút vốn đầu tư, tốc độ tăng nợ ngắn hạn giảm mạnh xuống còn 19.1%, nợ dài hạn và nguồn kinh phí và quỹ khác có tăng nhưng mức độ tăng không nhiều so với tổng nguồn vốn.
Nợ phải trả năm 2008 tăng 39,871,942,048 đồng hay 96.6% so với năm 2007 là do nợ ngắn hạn tăng 176.2% trong khi đó nợ dài hạn lại giảm 17.2%. Năm 2009 so với năm 2008 nợ phải trả tăng 29,328,252,104 đồng hay 36.1% do nợ ngắn hạn tăng 12,795,090,168 đồng hay 19.1%; nợ dài hạn tăng 16,533,161,936 đồng hay 117.6%. Mức độ nợ phải trả tăng thấp là do mức độ tăng của nợ dài hạn không bằng mức độ giảm của nợ ngắn hạn.
Vốn chủ sở hữu năm 2008 so với năm 2007 tăng rất mạnh 265.8%, do các cổ đông đầu tư thêm vốn vào để xây dựng các khu công nghiệp. Năm 2009 nền kinh tế khủng hoảng khiến cho một số nhà đầu tư rút vốn nhưng mức giảm này không nhiều chỉ với 4.2%.
Nhìn chung trong ba năm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả chênh lệch nhau không nhiều. Năm 2007 và 2009 tỷ trọng nợ phải trả trên tổng nguồn vốn lớn hơn tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn nhưng không nhiều. Điều này cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của công ty khá tốt. Đặc biệt trong năm 2008 các khoản nợ phải trả có thể được công ty bảo đảm bằng vốn chủ sở hữu.
Từ những phân tích trên ta có thể nhận thấy được cơ cấu nguồn vốn của công ty khá hợp lý. Công ty đã tự chủ được vốn của mình trong sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên nợ dài hạn năm 2009 tăng lên nhiều, như vậy lãi vay sẽ tăng, làm tăng chi phí của công ty, kéo theo lợi nhuận tăng chậm lại. Cơ cấu nguồn vốn khá hợp lý, tuy nhiên là việc sử dụng nguồn vốn để đầu tư vào tài sản vẫn còn chưa hợp lý. Khả năng thanh khoản của công ty thấp, trong khi đó đầu tư vào tài sản cố định nhiều mà không khai thác hết công suất của các tài sản này. Mặt khác, các khoản phải thu ngắn hạn chiểm tỷ trọng vẫn cao so với tổng tài sản, do vậy công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn hay công tác thu nợ của công ty chưa thực sự quan tâm. Do đó, công ty cần có các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của mình.
Phân tích tình hình tài chính qua các hệ số tài chính đặc trưng
Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu đánh giá khái quát thực trạng tài chính của công ty
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Bền vững về tài chính
Nợ/ Tổng TS
57.3%
41.9%
50.7%
Nợ/ VCSH
134.4%
72.2%
102.6%
Quản lý khả năng thanh toán
Tỷ lệ khả năng thanh toán chung
142.2%
147.3%
107.1%
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh
44.9%
93.4%
72.1%
Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời
8.6%
5.5%
4.6%
Hiệu quả hoạt động
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
91.1%
73.0%
93.1%
Tỷ lệ lãi vay
1.4%
1.8%
3.2%
Tỷ lệ chi phí bán hàng
0.0%
2.6%
6.4%
Chỉ tiêu bền vững tài chính
Nợ/ Tổng TS
Chỉ tiêu này năm 2007 là 57.3%, điều này cho thấy trong cơ cấu tài sản của công ty thì được tài trợ bởi 57.3% là nợ, tức công ty phải phụ thuộc phần lớn vào chủ nợ. Con số này trong năm 2008 là 41.9%. Điều này cho thấy rằng công ty tài trợ cho tài sản của mình phần lớn là từ vốn chủ sở hữu, chứng tỏ công ty đã tự đảm bảo được về mặt tài chính. Năm 2009 tỷ số nợ/tổng TS là 50.7%, chỉ tiêu này cho thấy mức tài trợ cho tài sản của công ty bằng nợ nhiều hơn là bằng vốn chủ sở hữu. Mức độ chênh lệch giữa vốn chủ sở hữu và nợ trong cơ cấu nguồn vốn của công ty là không nhiều. Do vậy, công ty vẫn chủ động được nguồn tài chính của mình.
Nợ/ VCSH
Hệ số này cho biết cơ cấu nguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp, cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tương ứng với mấy đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Năm 2007 tỷ số nợ/VCSH là 134.4%, con số này cho biết cứ một đồng tài sản tài trợ bằng vốn chủ thì tương ứng với 1.34 đồng tài trợ bằng nợ phải trả. Chỉ tiêu này trong năm 2008 giảm 62.2% xuống còn 72.2%, điều này cho thấy tài sản được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu nhiều hơn là được tài trợ bằng nợ, con số này cũng chứng tỏ một điều cơ cấu nguồn vốn của công ty đã thay đổi, vốn chủ sở hữu chiếm phần lớn; đồng thời khẳng định khả năng tự chủ của công ty tăng lên. Trong năm 2009 chỉ số này lại tăng lên là 102.6%, con số này cho thấy cơ cấu giữa nợ và vốn chủ sở hữu xấp xỉ bằng nhau, tỷ lệ nợ cao hơn vốn chủ sở hữu, điều này cho thấy khả năng tự chủ của công ty lại giảm xuống, công ty phải phụ thuộc vào chủ nợ.
Quản lý khả năng thanh toán
Tỷ lệ khả năng thanh toán chung
Khả năng thanh toán chung của công ty năm 2007 là 142.2%, năm 2008 tăng lên là 147.3%, chứng tỏ khả năng thanh toán chung của công ty đã tốt hơn. Công ty có thể đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng tài sản lưu động. Năm 2009 chỉ tiêu này lại giảm xuống chỉ còn 107.1% nguyên nhân là do tài sản lưu động của công ty giảm xuống (13.5%), nợ của công ty lại tăng lên. Với con số này, chứng tỏ tài sản lưu động của công ty chỉ đủ khả năng để thanh toán cho các khoản nợ, mà không có sự dư thừa nào.
Nhìn chung trong ba năm tài chính công ty đã đủ khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động của mình, nhưng mức độ đảm bảo này chưa cao, đặc biệt trong năm 2009. Bởi lẽ, nếu các khoản nợ này đến kỳ đáo hạn thì công ty sử dụng hết tài sản lưu động để trả cho các chủ nợ, như vậy phần tài sản lưu động còn lại thì quá ít và không đủ để công ty quay vòng sản xuất kinh doanh.
Tỷ lệ khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2007 là 44.9%, con số này cho thấy công ty chỉ có khả năng trả 44.9% nợ ngắn hạn cho các chủ nợ bằng các khoản phải thu và tiền. Năm 2008, chỉ tiêu này tăng lên là 93.4%, nguyên nhân chủ yếu là các khoản phải thu trong năm này tăng lên gấp 5.66 lần so với năm 2007, trong khi đó nợ ngắn hạn chỉ tăng gấp 1.76 lần. Điều này cho thấy trong năm 2008 công ty đã cho nợ quá nhiều (chiếm 30.5% so với tổng tài sản), công ty đã bị khách hàng chiếm dụng vốn. Năm 2009 khả năng thanh toán nhanh của công ty giảm xuống còn 72.1%, nguyên nhân là do các khoản phải thu giảm 8.5%, trong khi đó nợ ngắn hạn tăng nhẹ 19.1%. Con số này cho thấy năm 2009 công ty vẫn chưa đủ khả năng đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn của mình bằng tiền và các khoản phải thu ngắn hạn.
Nhìn chung trong ba năm khả năng thanh toán nhanh của công ty còn thấp, khả năng đảm bảo cho các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản phải thu còn kém. Khi các khoản nợ đến hạn, trong đó các khoản phải thu chưa thu được thì công ty không đủ khả năng thanh toán cho các khoản nợ này. Chỉ tiêu này thấp khiến cho các ngân hàng cũng như các chủ nợ e ngại khi cho công ty vay vốn. Do đó, công ty cần đưa ra các biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính của mình.
Tỷ lệ khả năng thanh toán tức thời
Khả năng thanh toán tức thời của công ty trong ba năm quá thấp và ngày càng giảm dần, năm 2007 là 8.6%, năm 2008 là 5.5% và năm 2009 là 4.6%. Điều này cho thấy khi các khoản nợ đến hạn thì công ty không có tiền trong ngân qu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status