Chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long - pdf 12

Download Đề tài Chính sách và chiến lược việc làm cho người lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long miễn phí



Theo Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội xuất bản 2002 thì khái niệm đào tạo nghề được hiểu: “Đào tạo nghề là hoạt động nhằm trang bị cho người lao động những kiến thức, kỹ năng và thái độ lao động cần thiết để người lao động sau khi hoàn thành khóa học, học viên học được một nghề trong xã hội”. (Đỗ Thanh Bình, 2003).
Theo giáo trình Kinh Tế Lao Động của trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân thì khái niệm, “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị kiến thức nhất định về chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, để họ có thể đảm nhận được một số công việc nhất định”. (Đỗ Thanh Bình, 2003).
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28494/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

năng suất cây trồng, vật nuôi, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với sự phát triển đa dạng các ngành nghề sử dụng nhiều lao động và có khả năng thu hút lao động, phân công lao động, tạo việc làm tại chỗ ở nông thôn.
Thứ ba: Đa dạng hóa các hình thức giải quyết việc làm: khôi phục các làng nghề truyền thống có giá trị kinh tế, đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, nâng cao đời sống của người lao động. Xã hội hóa giải quyết việc làm, huy động tổng hợp các nguồn lực và sự tham gia rộng rãi của các tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội và toàn thể nhân dân.
Thứ tư: Đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, nhất là là các lĩnh vực thu hút nhiều lao động, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, yêu cầu chất lượng cao từ nguồn nhân lực.
Thứ năm: Phát triển các trung tâm dịch vụ lao động, cơ sở giới thiệu việc làm, các tổ chức xuất khẩu lao động.
Thứ sáu: Trên cơ sở phát huy nội lực trong nước, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm tận dụng sự hỗ trợ về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý cho giải quyết việc làm.
Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương mà vận dụng bài toán giải quyết việc làm khác nhau. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, ĐBSCL nói chung và huyện Tri Tôn nói riêng cần có những biện pháp thích hợp với các chính sách và chiến lược mang tính đột phá cho người lao động nông thôn.
2.5 HỆ THỐNG CÁC CHÍNH SÁCH VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TRI TÔN
Hệ thống các chính sách hỗ trợ cho người lao động nông thôn huyện Tri Tôn (Bảng 2.2).
Các chiến lược vì mục tiêu phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước:
(i) Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”(4) Ngọc Ước, 2010
4)
Trong những năm qua, đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã được quan tâm từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là những địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi để làm công nghiệp. Tuy nhiên, một thực tế là các cơ sở dạy nghề mọc lên rất nhiều, nhưng hầu hết chỉ thu hút được người dân vào đào tạo mà không giải quyết được đầu ra cho lao động nông thôn. Theo khảo sát trong tổng số khoảng 1 triệu lao động nông thôn được đào tạo thì chỉ có khoảng 3% số lao động này trực tiếp làm nông nghiệp và hiệu quả còn thấp.
Ngay cả những lao động nông thôn tìm kiếm được việc làm tại các khu công nghiệp, các nhà máy nhưng sau một thời gian làm việc đã không trụ được, hay không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Nguyên nhân là do các cơ sở đào tạo nghề mới dừng lại ở việc đào tạo theo năng lực sẵn có của mình mà không theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động. Giáo trình đào tạo, thời gian đào tạo chưa phù hợp...
Bảng 2.2: Hệ thống chính sách hỗ trợ cho đối tượng lao động nông thôn
Tên chính sách
Ngày ban hành
Mục đích
Nghị định số 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ
12/12/2008
Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.
Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ
27/09/2007
Các đối tượng học sinh, sinh viên diện mồ côi, hộ nghèo, hộ cận cùng kiệt và gia đình gặp khó khăn về tài chính do thiên tai, bệnh tật, hỏa hoạn được vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội để trang trải chi phí học tập (Chương trình tín dụng cho học sinh, sinh viên).
Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH của Bộ LĐTB-XH
22/01/2009
Hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12/12/2008 của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật bảo hiểm xã hộ về thất nghiệp.
Chỉ thị số 41/CT-TW của Bộ Chính trị
22/9/1998
Về công tác xuất khẩu lao động (XKLĐ) và chuyên gia
Công văn số 204/SLĐTBXH của Sở LDTB-XH tỉnh An Giang
15/4/2009
Thu thập thông tin cơ bản về lao động việc làm của Doanh nghiệp.
Dự án 90/DA.UBND huyện Tri Tôn
26/6/2009
Về công tác dạy nghề đối với người Dân tộc Khmer
(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Tri Tôn và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang, 2009)
Trước thực trạng trên, ngày 27-11-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1956/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án "Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" (gọi tắt là Ðề án 1956). Ðây là chương trình tổng thể về phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng phát triển nguồn nhân lực ở nông thôn. Đề án nhằm đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông thôn.
Theo lộ trình, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (từ năm 2009 đến năm 2011) dạy nghề cho khoảng 800.000 người và thí điểm các mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn với khoảng 18.000 người với 50 nghề đào tạo; đặt hàng dạy nghề cho khoảng 12.000 người thuộc diện hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, lao động nông thôn bị thu hồi đất canh tác có khó khăn về kinh tế. Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề theo các mô hình này tối thiểu đạt 80%; Giai đoạn 2 (2011 – 2015) sẽ đào tạo nghề cho 5,2 triệu lao động nông thôn; Giai đoạn 3 (2016 – 2020) sẽ đào tạo cho khoảng 6 triệu lao động nông thôn. Mục tiêu là tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi được đào tạo tối thiểu phải đạt 70 - 80%.
Chính sách cụ thể như sau: lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi như người có công với Cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học; hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày học/người; hỗ trợ tiền đi lại theo giá vé giao thông công cộng với mức tối đa không quá 200.000 đồng/người/khoá học đối với người học nghề xa nơi cư trú từ 15 km trở lên, lao động nông thôn khác được hỗ trợ chi phí học nghề ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng) với mức tối đa 2 triệu đồng/người/khóa học.
Ngoài ra Đề án còn tạo điều kiện cho lao động nông thôn học nghề được vay vốn để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Lao động nông thôn làm việc ổn định ở nông thôn sau khi học nghề được ngân sách hỗ trợ 100% lãi suất đối với khoản vay để học nghề và được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.
(ii) Dự thảo chiến lược giáo dục 2009 – 2020(5) Tố Như, 2009
5)
Giáo dục và đào tạo nhằm góp phần tạo nên một thế hệ người lao động có tri thức, có đạo đức, có bản lĩnh trung thực, có tư duy phê phán, sáng tạo, có kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng nghề nghiệp để làm việc hiệu quả trong môi trường toàn cầu hóa vừa hợp tác vừa cạnh tranh.
Chất lượng giáo...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status