Chiến lược phát triển sản phẩm thuốc OSTEOMIN tại thị trường Việt Nam - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 5
1. Khái niệm về sản phẩm và chiến lược phát triển sản phẩm 5
1.1 Khái niệm về sản phẩm 5
1.2 Các cấp độ của sản phẩm 5
1.3 Định vị sản phẩm 7
2. Khái quát về chiến lược kinh doanh 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Các cấp chiến lược 9
3. Khái quát về chiến lược sản phẩm 12
3.1. Khái niệm 12
3.2. Vị trí và vai trò của chiến lược sản phẩm trong chiến lược chung 12
3.2.1. Vị trí 12
3.2.2. Vai trò 12
3.3. Các căn cứ chủ yếu để xây dựng chiến lược sản phẩm 13
3.4. Nội dung của chiến lược sản phẩm 15
3.4.1. Nhãn hiệu và bao bì sản phẩm 15
3.4.2. Chủng loại và danh mục sản phẩm 16
3.4.3. Hoàn thiện và cải tiến về thông số chất lượng sản phẩm 18
3.4.4. Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới 19
3.4.5. Xác định thời điểm tung sản phẩm ra thị trường 19
3.5.Các mô hình chiến lược sản phẩm 21
3.5.1. Chiến lược sản phẩm hiện hữu - Thị trường hiện hữu 21
3.5.2. Chiến lược sản phẩm mới – Thị trường hiện hữu 21
3.5.3. Chiến lược sản phẩm hiện hữu – Thị trường mới 22
3.5.4. Chiến lược sản phẩm mới – thị trường mới 22
4. Quy trình hoạch định chiến lược sản phẩm 22
4.1. Hoạch định chiến lược sản phẩm 23
4.1.1. Nhiệm vụ chiến lược và hệ thống mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp 23
4.1.2. Phân tích môi trường kinh doanh 23
4.1.3. Xây dựng và lựa chọn chiến lược: 26

CHƯƠNG II 28
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA 28
CÔNG TY MEGA LIFESCIENCES VÀ CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OSTEOMIN 28
I. Khái niệm về thị trường thuốc chữa bệnh và những quy định của nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc chữa bệnh tại thị trường Việt Nam 28
1. Thị trường thuốc chữa bệnh 28
2. Một số quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh thuốc chữa bệnh tại thị trường Việt Nam 30
2.1. Chính sách quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh 31
2.2. Chính sách đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thuốc chữa bệnh 32
2.3. Chính sách xuất-nhập khẩu thuốc chữa bệnh 33
2.4. Chính sách quảng cáo và tiếp thị thuốc chữa bệnh 33
2.5. Chính sách đối với hệ thống phân phối thuốc chữa bệnh 34
2.6. Chính sách kiểm soát giá thuốc chữa bệnh 34
II. Thực trạng kinh doanh của công ty Mega Lifesciences 36
1. Quá trình hình thành và phát triển 36
2. Nhiệm vụ của công ty 37
3. Sơ đồ tổ chức của công ty 38
4. Một số đặc điểm chính trong hoạt động kinh doanh của nhà máy Mega Lifesciences 41
4.1. Đặc điểm về nhân sự 41
4.2. Đặc điểm về khách hàng 43
4.3. Đặc điểm nhóm sản phẩm của nhà máy 44
5. Kết quả kinh doanh của công ty những năm gần đây 45
6. Một số đặc điểm liên quan tới việc lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp 48
6.1. Lựa chọn sản phẩm 48
6.2. Cấp độ của sản phẩm 49
6.3. Định vị sản phẩm: 49
7. Đặc điểm thị trường sản phẩm của công ty và khả năng cạnh tranh trên thị trường 50
7.1. Đánh giá tiềm năng của thị trường 50
7.2. Cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường 51
7.3. Đặc điểm sản phẩm 53
7.3.1. Đặc điểm kỹ thuật của sản phẩm 53
7.3.2. Xuất xứ hàng hóa và giấy phép lưu hành 53
7.3.3. Nhãn mác và bao bì 53
7.3.4. chức năng của sản phẩm 54
7.3.5. Thời điểm tung sản phẩm ra thị trường 54
8. Thực trạng chiến lược phát triển sản phẩm OSTEOMIN tại thị trường Việt Nam của công ty Mega Lifesciences 55
8.1. Phân tích môi trường kinh doanh 55
8.1.1. Môi trường bên ngoài 55
8.1.2. Môi trường bên trong 59
8.2. Xây dựng chiến lược: 60
8.2.1. Định hướng chiến lược: 60
8.2.2. Nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu của công ty 61
8.2.3. Phân tích ma trận SWOT và hình thành phương án 62
8.2.4. Lựa chọn chiến lược cho doanh nghiệp 66
8.2.6. Đánh giá kết quả sau 7 tháng thực hiện (từ 1/3 đến 30/9/ 2009) 68
CHƯƠNG III 72
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM OSTEOMIN GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 72
1. Định hướng chiến lược và mục tiêu giai đoạn 2010 – 2014 72
1.1. Định hướng chiến lược: Tiếp tục theo đuổi chiến lược đề ra 72
1.2. Mục tiêu 72
2. Chỉ tiêu doanh số và phân bổ nguồn lực giai đoạn 2010 – 2014 73
3. Giải pháp hoàn thiện chiến lược sản phẩm OSTEOMIN 75
3.1. Hoàn thiện về sản phẩm 75
3.2. Hoàn thiện dịch vụ đi kèm 75
3.3. Hoàn thiện kênh phân phối 76
3.4. Hoàn thiện chính sách hỗ trợ 77
KẾT LUẬN 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

* Quan điểm 1: cho rằng chiến lược là một nghệ thuật để giành lợi thế cạnh tranh. M.Porter cho rằng: “Chiến lược của công ty là nghệ thuật xây dựng lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ”. Theo Thietart: “Chiến lược là nghệ thuật mà doanh nghiệp dùng để chống lại đối thủ cạnh tranh và giành thắng lợi”. Theo Hipchs: “Chiến lược là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt được các mục tiêu dài hạn”.
* Quan điểm 2: Theo quan điểm này, chiến lược được xem như là một nội dung của hoạt động kế hoạch hóa. Theo D.R.Arnold; G.D.Smith; B.G.Bizzell: “Chiến lược là một kế hoạch tổng quát dẫn dắt hay hướng công ty đến mục tiêu mong muốn”. General Alueret cho rằng: “Chiến lược là việc xác định các con đường và phương tiện vận dụng để đạt được các mục tiêu đã định thông qua các chính sách”.
Từ các quan điểm trên, ta rút ra một số đặc điểm chung về chiến lược: Chiến lược của doanh nghiệp là một sản phẩm kết hợp được những gì môi trường có, những gì doanh nghiệp có thể và những gì doanh nghiệp mong muốn. Như vậy, có thể rút ra khái niệm chung nhất thường được dùng khá phổ biến hiện nay: Chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp là một hệ thống các mục tiêu dài hạn, các chính sách, các giải pháp về sản xuất kinh doanh, về tài chính, về con người, nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái mới hơn. Hay, chiến lược là việc thiết lập, tổ chức các phương tiện, nhằm đạt tới các mục tiêu dài hạn bằng lộ trình có hiệu quả nhất và có mối quan hệ với môi trường biến đổi và cạnh tranh.
Tuy còn có các cách tiếp cận khác nhau về phạm trù chiến lược, song các đặc trung cơ bản của chiến lược lại được quan niềm gần như đồng nhất với nhau. Các đặc trưng cơ bản đó là:
- Chiến lược kinh doanh mang tính định hướng. Chiến lược phác thảo mục tiêu và phương hướng phát triển của doanh nghiệp trong thời gian dài (3 năm, 5 năm). Tính định hướng của chiến lược nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động.
- Chiến lược kinh doanh luôn tập trung các quyết định lớn, quan trọng với ban lãnh đạo doanh nghiệp và người đứng đầu doanh nghiệp. Điều đó đảm bảo tính chuẩn xác của các quyết định dài hạn (về sản phẩm, đầu tư…), sự bí mật về thông tin và cạnh tranh trên thị trường.
- Chiến lược kinh doanh được xây dựng, lựa chọn và thực thi trên cơ sở lợi thế của doanh nghiệp và sử dụng các cơ hội kinh doanh nhằm đạt hiệu quả kinh doanh cao.
2.2. Các cấp chiến lược
Trong một công ty, chiến lược đề ra chương trình hành động tổng quát chung cho toàn công ty, còn quản trị chiến lược lại được tiến hành tại nhiều cấp khác nhau trong cùng một tổ chức. Chúng ta có thể chia quản trị chiến lược theo ba cấp:
• Chiến lược cấp doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp đa ngành, chiến lược cấp doanh nghiệp cần xác định lại các ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đã, đang hay sẽ phải tiến hành từ đó đề ra các mục tiêu tổng quát, mục tiêu dài hạn. Tại mỗi ngành kinh doanh, công tác quản trị chiến lược cần xác định tính đặc trưng, đề ra các chính sách phát triển và những trách nhiệm đối với cộng đồng doanh nghiệp.
• Chiến lược cấp bộ phận kinh doanh
Chiến lược cấp cơ sở sẽ đề ra các mục tiêu cụ thể hơn, phù hợp với chiến lược cấp doanh nghiệp và có chức năng giúp hoàn thành các mục tiêu cấp doanh nghiệp. Đối với một công ty đơn ngành, chiến lược cấp công ty tương tự như cấp công ty đa ngành và cấp cơ sở kinh doanh.
• Chiến lược chức năng
Đây là nơi hỗ trợ cho chiến lược công ty và chiến lược cấp cơ sở kinh doanh. Các mục tiêu và chiến lược liên quan đến cấp chức năng phù hợp với chiến lược cấp cơ sở nhằm hoàn thành các mục tiêu cấp cơ sở từ đó nhằm vào việc hoàn thành các kế hoạch cấp doanh nghiệp và cấp cơ sở kinh doanh.
Từ những phân tích ở trên có thể diễn tả các cấp chiến lược trong một công ty nói chung qua hình 1.1:


pfqYzj1R13YsL9e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status