Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015) - pdf 12

Download Chuyên đề Giải pháp huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Giang (2011-2015) miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. KHÁI LUẬN CHUNG VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ VỐN ĐẦU TƯ 3
I. Kế hoạch phát triển Kinh tế- Xã hội 3
1. Khái niệm và phân loại kế hoạch hóa phát triển kinh tế xã hội. 3
1.1. Khái niệm kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3
1.2. Phân loại kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. 3
2. Vai trò và đặc trưng của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. 4
3. Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (kế hoạch 5 năm) 7
3.1. Khái niệm và vị trí 7
3.2. Nội dung chủ yếu của kế hoạch 5 năm. 7
II. Vốn đầu tư và phân loại vốn đầu tư. 8
1. Khái niệm vốn đầu tư. 8
2. Phân loại vốn đầu tư 8
2.1. Phân loại theo tài sản sản xuất. 8
2.2. Theo cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội: 9
2.2. Theo nguồn hình thành 11
III. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 13
1. Vai trò của vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế xã hội 13
2. Vai trò của vốn đầu tư trong thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội. 16
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2006-2010) TỈNH BẮC GIANG 18
I. Tổng quan về tình hình kinh tế-xã hội tỉnh Bắc Giang 18
1. Tình hình kinh tế vĩ mô. 18
1.1. Những thành tựu đạt được. 20
1.2. Những hạn chế còn tồn tại 25
II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 30
1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) 30
2. Tình hình huy động vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế - xã hội (2006-2010) 32
2.1. Các nguồn huy động vốn đầu tư 35
2.2. Về cơ cấu huy động vốn đầu tư theo cơ cấu kinh tế. 38
2.3. Đánh giá về việc thu hút đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bắc Giang (2006-2010). 38
CHƯƠNG III. CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI (2011-2015) TỈNH BĂC GIANG 47
I. Tổng quan về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội(2011-2015) của tỉnh Bắc Giang. 47
1. Mục tiêu về phát triển kinh tế. 47
2. Nhu cầu vốn đầu tư cần thiết để thực hiện mục tiêu tăng trưởng. 49
3. Quan điểm thu hút vốn đầu tư. 51
4. Định hướng thu hút vốn đầu tư 51
4.1. Định hướng nguồn thu hút vốn đầu tư 51
4.2. Định hướng ngành 52
II. Giải pháp thu hút vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2011-2015) của tỉnh Bắc giang. 53
1. Hoàn thiện quy hoạch tổng thế phát triển kinh tế xã hội của tỉnh 53
2. Tăng cường phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp, nông nghiêp và dịch vụ 54
3. Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư và lựa chọn đối tác đầu tư 54
4. Cải cách về thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước 54
5. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 54
6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 54
KẾT LUẬN 54
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28398/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hó khăn. Hoạt động khuyến công còn phân tán.
Lực lượng lao động trong ngành công nghiệp tăng khá, song chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức tổ chức lao động công nghiệp rất hạn chế, tình trạng tự ý bỏ việc, đình công trái pháp luật vẫn còn diễn ra ở một số doanh nghiệp. Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng yêu cầu của các dự án phát triển công nghiệp hiện đại, công nghệ cao.
1.2.4. Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa thực sự sôi động, du lịch chưa phát triển. Quản lý thị trường còn có nhiều mặt chưa tốt
Thị trường hàng hoá và số người kinh doanh buôn bán tăng nhanh nhưng phân tán, quy mô nhỏ, vốn ít, mua bán qua nhiều tầng nấc. Chưa thành lập hệ thống các kênh phân phối thông suốt ổn định từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Hoạt động thương mại chưa thực sự sôi động, tốc độ tăng trưởng bán lẻ hàng hoá theo bình quân đầu người còn ở mức thấp so với bình quân chung của cả nước. Thị trường nông thôn chưa được quan tâm đầy đủ.
Công tác quản lý nhà nước về hoạt động thương mại còn hạn chế, nhất là việc nắm bắt tình hình diễn biến giá cả thị trường, dự báo thông tin thị trường, định hướng tiêu dùng xã hội.....còn hạn chế. Công tác xúc tiến thương mại chưa đáp ứng kịp yêu cầu.
Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường còn nhiều bất cập, nhất là các vấn đề mới nẩy sinh sau hội nhập kinh tế quốc tế, dẫn đến hiệu quả công tác quản lý thị trường chưa cao. Tình hình buôn lậu, buôn bán hàng giả, gian lận thương mại… còn diễn biến phức tạp.
Về hoạt động xuất nhập khẩu :
Kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2006-2010 đang tăng trưởng khá và đạt mục tiêu đề ra, song chưa tương xứng tiềm năng và chưa ổn định. Kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp xa so bình quân chung cả nước.
Hàng hoá xuất khẩu nhìn chung còn phân tán, thiếu tập trung, sức cạnh tranh của nhiều mặt hàng còn thấp. Tỷ trọng hàng qua chế biến có tăng nhưng hàng xuất khẩu thô còn lớn.
Doanh nghiệp, doanh nhân tham gia xuất khẩu phần lớn có quy mô nhỏ, vốn hoạt động hạn chế, thiếu tính chuyên nghiệp. Hiệu quả kinh doanh chưa cao. Năng lực tự tiếp cận và mở rộng thị trường còn hạn chế.
Thị trường xuất nhập khẩu từng bước được mở rộng, tuy nhiên đối với một số thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản... chưa thực sự ổn định vững chắc. Thị trường Trung Quốc còn nhiều rủi ro, thị trường mới như Châu Phi, Châu Mỹ, Trung Đông.. chưa được quan tâm đầy đủ.
1.2.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ
Công tác quy hoạch xây dựng chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về phát triển kinh tế-xã hội; việc triển khai quy hoạch chi tiết chưa theo kịp phát triển đô thị, giao thông vận tải. Công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch còn nhiều bất cập; công tác quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng và quản lý sử dụng đất đai còn thiếu sót, chưa theo kịp yêu cầu phát triển
Đầu tư xây dựng hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, điện chiếu sáng) chưa đồng bộ, gây ô nhiễm môi trường và cảnh quan đô thị. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển chưa đồng bộ. Công tác bồi thường, GPMB còn gặp nhiều khó khăn; tiến độ đầu tư của nhiều dự án trong các khu, cụm công nghiệp chậm. Phần lớn doanh nghiệp có quy mô nhỏ, năng lực tài chính hạn chế, trình độ công nghệ thấp....
1.2.6. Qui mô, chất lượng, cơ cấu đào tạo nghề chưa đáp ứng yêu cầu thị trường lao động.
Nguồn nhân lực có chất lượng còn thiếu, chủ yếu là lao động phổ thông, tay nghề thấp; tác phong và ý thức lao động công nghiệp hạn chế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, tình trạng lao động không có hay thiếu việc làm, nhất là thanh niên đến tuổi lao động đang là vấn đề đáng quan tâm. Đội ngũ công nhân kỹ thuật thiếu cả về chất lượng và số lượng, ít công nhân có tay nghề cao (bậc 7/7). Lực lượng cán bộ tham gia công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của tỉnh còn mỏng, trình độ có mặt hạn chế, không chuyên sâu, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu về một số vấn đề phức tạp, đòi hỏi hàm lượng khoa học và công nghệ cao.
1.2.7. Kết quả giảm cùng kiệt chưa thực sự vững chắc.
Nguy cơ tái cùng kiệt còn lớn; tốc độ giảm cùng kiệt ở một số địa phương còn thấp; chưa hoàn thành chỉ tiêu xoá hộ chính sách cùng kiệt vào năm 2007. Một bộ phận cán bộ và người cùng kiệt thiếu ý thức vươn lên, còn tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Thu nhập của người lao động và người hưởng lương từ ngân sách nhà nước nhìn chung còn thấp.
1.2.8. Các hoạt động nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ sản xuất và đời sống còn hạn chế
Mới chỉ dừng lại ở mô hình điểm; triển khai các chương trình có quy mô lớn còn ít. Chưa tạo được phong trào sâu rộng phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đổi mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nghiên cứu vừa thiếu vừa lạc hậu. Số doanh nghiệp áp dụng tiêu chuẩn ISO và các tiêu chuẩn quản lý tiên tiến khác chưa nhiều. Quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên, môi trường còn thiếu sót, sai phạm. Kết quả công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí còn hạn chế.
II. Thực trạng huy động vốn đầu tư thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010)
1. Nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang đủ để thực hiện kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010)
Đầu tư phát triển có ý nghĩa rất quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, xóa đói giảm nghèo, quyết định chất lượng và tốc độ tăng trưởng kinh tế bền vững, do vậy nhiệm vụ thu hút vốn đầu tư phát triển trên địa bàn được tỉnh ủy, UBND tỉnh tập chung chỉ đạo với phương châm “Ra sức phát huy nội lực, đồng thời tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài, đặc biệt là vốn đầu tư qua các doanh nghiệp và đầu tư trực tiếp vốn nước ngoài”.
Để đảm bảo thực hiện được các mục tiêu trong kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế xã hội (2006-2010) tỉnh Bắc Giang. Để đảm bảo kinh tế của tỉnh phát triển theo kịp sự phát triển của đất nước thì tổng nhu cầu vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh Bắc Giang là: 25.862 tỷ đồng. Đây là một số vốn khá lớn so với khả năng tích lũy của tỉnh.
Trong giai đoạn này khả năng tích lũy của tỉnh là: 7.163 tỷ đồng trong đó: Vốn đầu tư từ ngân sách của tỉnh là: 5.535tỷ đồng, vốn tín dụng nhà nước: 398 tỷ đồng, vốn đầu tư từ trung ương: 1.230 tỷ đồng.
Số vốn cần huy động thêm là: 18.699 tỷ đồng Trong đó: Vốn huy động từ doanh nghiệp đầu tư trong nước là: 6.320 tỷ đồng, vốn huy động từ dân cư là: 9.850 tỷ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: 2.529 tỷ đồng.
Cụ thể kế hoạch vốn đầu tư của tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2006-2010 được trình bày trong bảng kế hoạch vốn đầu tư dưới:
Bảng 2.2: Kế hoạch vốn đầu tư tỉnh Bắc Giang (2006-2010)
(Đơn vị: tỷ đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status