Hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo Hà Nội - pdf 12

Download Khóa luận Hoàn thiện mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3
1.5.2 Phương pháp xử lý dữ liệu 4
1.6 Ý nghĩa của việc nghiên cứu 5
1.7 Kết cấu đề tài 5
CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ TRONG KHÁCH SẠN 6
2.1 Các khái niệm cơ bản 6
2.1.1 Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn 6
2.1.2 Khái niệm và đặc điểm của giá sản phẩm dịch vụ trong khách sạn. 9
2.1.3 Tầm quan trọng của giá sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 11
2.2 Một số lý thuyết nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp định giá 12
2.2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá trong kinh doanh khách sạn. 12
2.2.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ trong kinh doanh khách sạn 19
2.2.3 Các phương pháp định giá sản phẩm trong kinh doanh khách sạn 21
2.3 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu ở Việt Nam và thế giới về mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ trong khách sạn Daewoo – Hà Nội 31
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DAEWOO – HÀ NỘI 32
3.1 Giới thiệu chung về khách sạn Daewoo - Hà Nội 32
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của khách sạn 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức 33
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ 36
3.2 Mục tiêu định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo – Hà Nội 38
3.3 Phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Daewoo 40
3.3.1 Phương pháp định giá phòng 40
3.3.2 Phương pháp định giá sản phẩm ăn uống 43
3.3.3 Phương pháp định giá hàng chuyển bán và dịch vụ bổ sung 44
Rượu Johnnie Walker Black Labe 45
CHƯƠNG 4 : CÁC KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA KHÁCH SẠN DEAWOO – HÀ NỘI 47
4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về mục tiêu và phương pháp xác định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo - Hà Nội 47
4.2 . Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện việc xác định mục tiêu và phương pháp định giá các sản phẩm dịch vụ của khách sạn Deawoo 49
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện mục tiêu định giá sản phẩm dịch vụ 49
4.2.2 Giải pháp hoàn thiện phương pháp định giá sản phẩm dịch vụ 51
4.2.3 Một số kiến nghị với Nhà nước và ngành Du lịch 52
4.2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 52
4.2.3.2 Kiến nghị đối với ngành Du lịch 53
4.3. Những hạn chế nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 53
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54
PHỤ LỤC 55
PHỤ LỤC I: HOTEL INFORMATION 55
PHỤ LỤC 2: PHIẾU ĐIỀU TRA KHÁCH HÀNG 61
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28340/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


Giá dự kiến = chi phí đơn vị sản phẩm / (1-%lãi trên doanh số)
Giá dự kiến = 220.000 / (1-0.2) = 275.000 đ
Nếu lựa chọn phương pháp này để định giá cho sản phẩm dịch vụ, doanh nghiệp sẽ có được những thuận lợi như:
Thứ nhất, phương pháp này hết sức đơn giản vì nó dựa trên cơ sở chi phí sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp hoàn toàn kiểm soát được chi phí của mình, người bán biết được giá gốc và không phải điều chỉnh thường xuyên mức giá.
Thứ hai, khi tất cả các đơn vị trong ngành kinh doanh khách sạn, du lịch đều tính giá theo phương pháp này thì giá của họ có xu hướng tương tự như nhau.
Thứ ba, phương pháp định giá này công bằng cho cả người mua và người bán, ngay cả khi nhu cầu cao, người bán không thể ép giá vì họ vẫn đạt được mức lời dự kiến trên vốn đầu tư.
Tuy nhiên phương pháp này cũng còn có những hạn chế nhất định, nó không chú ý tới nhu cầu hiện tại, giá trị nhận thức của khách hàng và tình hình cạnh tranh trên thị trường.
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu
Khi định giá theo lợi nhuận mục tiêu, doanh nghiệp sẽ phải xác định mức giá cho sản phẩm dịch vụ của mình sao cho đảm bảo được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI).
Công thức xác định:
Lợi nhuận trên vốn đầu tư
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = chi phí đơn vị +
Số lượng tiêu thụ
Trở lại ví dụ trên, giả sử doanh nghiệp đó đầu tư 30.000.000 đ vốn đầu tư cho việc kinh doanh, và muốn ấn định giá sao cho đảm bảo có được lợi nhuận là 15% trên vốn đầu tư, thì lúc đó giá bán được ấn định theo lợi nhuận mục tiêu là:
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = 220.000 + 15%*30.000.000/60 = 295.000 đ
60 vé – là số vé doanh nghiệp dự kiến sẽ bán được, tuy nhiên trong kinh doanh khách sạn, du lịch, nhu cầu của khách du lịch biến đổi khôn lường, nó dễ dàng bị thay thế bằng các nhu cầu khác. Do đó, để xác định chính xác số vé có khả năng bán được, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tính điểm hòa vốn, qua đó chúng ta cũng thấy được mối quan hệ giữa các mức giá, số lượng bán ra hòa vốn với các mức giá khác nhau.
Nếu ký hiệu TC là tổng chi phí, FC là tổng chi phí cố định, VC là tổng chi phí biến đổi, AVC là chi phí biến đổi đơn vị, P là giá bán, ta có công thức tính điểm hòa vốn như sau:
Chi phí cố định FC Khối lượng hòa vốn = = Giá – chi phí biến đổi đơn vị P – AVC
Trong ví dụ trên:
Khối lượng hòa vốn = 3.600.000 / (286.000-160.000)= 28.6 vé
Như vậy nếu doanh nghiệp bán được từ 29 vé trở nên là bắt đầu có lãi.
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu là khối lượng sản phẩm bán được ở mức giá dự kiến nào đó để đạt được lợi nhuận mục tiêu, có thể được tính theo công thức:
CFCĐ + mức lợi nhuận mục tiêu
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu =
Giá – CFBĐ đơn vị
Quay trở lại ví dụ trên, với tổng số vốn đầu tư là 30.000.000 đ, ROI = 15%, khi đó tổng lợi nhuận mục tiêu là 15%*30.000.000 = 4.500.000 đ. Khi đó ta có:
3.600.000 + 4.500.000
Khối lượng bán đạt lợi nhuận mục tiêu = = 64.3 vé
286.000 – 160.000
c) Định giá theo giá hiện hành
Khi định giá theo mức giá hiện hành, doanh nghiệp thường căn cứ chủ yếu vào giá của đối thủ cạnh tranh và ít quan tâm hơn đến chi phí của doanh nghiệp và nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp có ba sự lựa chọn, hay là định giá bằng, hay là cao hơn hay thấp hơn giá của đối thủ cạnh tranh.
Doanh nghiệp định giá thấp hơn giá cạnh tranh, trong trường hợp này mức cầu phải co dãn theo giá, lúc đó doanh số của doanh nghiệp sẽ tăng lên trong khi lợi nhuận trên một sản phẩm giảm xuống. Nếu tổng cầu của thị trường không co dãn, thì khi đó các doanh nghiệp cạnh tranh cũng phải hạ giá, có thể xảy ra cạnh tranh giá. Thị trường khách sạn ở nước ta trong vài năm qua đã xảy ra hiện tượng này, tuy nhiên ta không nên nhầm lẫn cách này với việc giảm giá, vì khi giảm giá doanh nghiệp hiểu rất rõ các dạng chi phí.
Định giá cao hơn giá cạnh tranh, doanh nghiệp chủ động bán với giá cao hơn giá của đối thủ và sử dụng sự khác biệt hóa của sản phẩm, làm cho khách hàng cảm giác sự hơn hẳn về chất lượng. Tuy nhiên nếu không cẩn thận sẽ làm cho khách hàng nảy sinh nhu cầu đối với các sản phẩm thay thế.
Định giá cạnh tranh, doanh nghiệp định giá bán bằng hay gần với giá của đối thủ cạnh tranh, có thể thay đổi đôi chút tùy theo khu vực địa lý và các yếu tố phi giá cả khác. Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến, đặc biệt là trong ngắn hạn. Tuy nhiên nếu định giá cạnh tranh mà không ý thức đầy đủ về chi phí và sự khác biệt của sản phẩm giữa các cơ sở khác nhau thì phương pháp này có xu hướng khá rủi ro.
d) Định giá theo cảm nhận của khách hàng
Theo phương pháp này, doanh nghiệp định giá bán sản phẩm dịch vụ của mình căn cứ vào cảm nhận của khách hàng về giá trị chứ không phải chi phí của người bán là căn cứ để định giá. Doanh nghiệp không tuân theo trình tự xây dựng kế hoạch marketing, thiết kế sản phẩm và sau đó mới xác định giá. Trước tiên, doanh nghiệp sẽ xác định mức giá cho sản phẩm theo sự cảm nhận về giá trị đối với sản phẩm đó của khách hàng. Việc xây dựng kế hoạch marketing, thiết kế sản phẩm sẽ phải tính đến mức giá đã được xây dựng.
Khi áp dụng phương pháp này, các doanh nghiệp cần biết được ý kiến của khách hàng về các sản phẩm khác nhau của các đối thủ cạnh tranh. Các nhà nghiên cứu marketing cho rằng cũng nên thăm dò ý kiến của khách hàng xem họ sẵn sàng trả thêm cho những giá trị được bổ sung vào sản phẩm hay không. Để xác định được điều này, người ta có thể sử dụng phương pháp đánh đổi? (trade - off). Các nhân viên nghiên cứu marketing sẽ điều tra xem khách hàng sẽ trả tiền thuê phòng như thế nào cho phòng có hay không có những tiện nghi nhất định. Những thông tin thu được sẽ giúp nhà quản trị marketing tạo ra được những giá trị cảm nhận cao hơn mức giá mà họ sẽ tính cho sản phẩm. Nếu doanh nghiệp xác định mức giá cao hơn so với giá trị cảm nhận của khách hàng, sản lượng tiêu thụ sẽ bị ảnh hưởng. Tất nhiên, nếu doanh nghiệp đặt mức giá thấp cho sản phẩm, thì sản lượng tiêu thụ sẽ tốt hơn, song có thể dẫn đến mức thu nhập thấp hơn.
Như vậy, vấn đề đặt ra là làm thế nào để cân đối giữa giá trị cảm nhận của khách hàng và mức giá mà doanh nghiệp đặt ra đối với một sản phẩm nhất định để đảm bảo vừa thỏa mãn được khách hàng, vừa đảm bảo mức thu nhập cho doanh nghiệp.
Việc hiểu rõ giá trị cảm nhận của khách du lịch giúp cho khách sạn có thể phân đoạn thị trường một cách chính xác và có mức giá phù hợp cho từng đoạn thị trường. Trên cơ sở mức giá và các đoạn thị trường đã xác định, khách sạn xác định được mức giá phù hợp để thu hút khách hàng, đồng thời đảm bảo được mức thu nhập mong muốn. Ví dụ, một khách sạn ba sao xác định rằng khách thương gia sẵn sàng chi trả 100 USD cho một ngày buồng. Nếu khách sạn đặt mục tiêu đạt 60% công suất sử dụng buồng và mức giá bình quân là 90 USD thì doanh nghiệp phải có các biện pháp thích hợp
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status