Xây dựng các chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho VinaMilk - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng các chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho VinaMilk miễn phí



Mục Lục
Lý do chọn đề tài: 3
CHƯƠNG I : Tổng quan về Công Ty VINAMILK 5
1. Khái quát ngành sữa Việt Nam: Vị trí ngành công nghiệp chế biến sữa, tình hình sản xuất tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa hiện nay của Việt Nam: 5
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VINAMILK. 5
Chương II: Phân tích môi trường bên ngoài của công ty. 17
2.1 Phân tích môi trường Vĩ Mô. 17
2.1.1 Thị trường thế giới: 17
2.1.2 Thị trường trong nước: 18
2.1.2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế: 18
2.1.2.2 Dân số: 20
2.1.2.3 Công nghệ: 20
2.1.2.4 Văn hóa - xã hội: 21
2.1.2.5 Điều kiện tự nhiên: 21
2.1.2.6 Chính trị - Pháp luật: 21
2.2 Môi trường vi mô ( môi trường ngành): 22
2.2.1 Khách hàng: 23
2.2.2 Đối thủ cạnh tranh: 25
2.2.3 Nguồn cung cấp: 26
2.2.4 Sản phẩm thay thế: 26
Chương III :Môi trường bên trong doanh nghiệp: 30
3.1 Năng lực sản xuất: 30
3.2 Tài chính doanh nghiệp: 31
3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả: 31
3.3 Chi phí đầu tư: 34
3.4 Chính sách đối với người lao động: 34
3.5 Năng lực Marketing: 35
3.6 Mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc : 36
3.7 Nghiên cứu và phát triển: 36
3.8 Văn hoá doanh nghiệp: 37
3.9 Ma trận các yếu tố bên trong. 38
CHƯƠNG IV: Xây dựng, đánh giá, lựa chọn các phương án chiến lược. 41
4.1 Xác định mục tiêu dài hạn của Công Ty. 41
4.2 Xây dựng chiến lược cho Công Ty: 42
4.2.1 Ma trận SWOT: 44
4.2.2 Xác định vị thế và xu thế hành động chiến lược (SPACE) 45
4.2.3 Phương án các chiến lược SO: 48
4.2.4 Phương án các chiến lược ST 53
4.2.5 Phương án các chiến lược WO. 54
4.2.6 Phối hợp các chiến lược WT: 55
4.3 Ma trận chiến lược chính. 58
4.4 Lựa chọn chiến lược bằng ma trận định lượng QSPM. 59
4.5 Các biện pháp hỗ trợ chiến lược đã chọn: 63
4.5.1 Biện pháp phát triển nguồn lực: 63
4.5.2 Biện pháp phát triển công nghệ: 64
4.5.3 Nâng cao hiệu quả công tác tài chính: 65
4.5.4 Công tác tiếp thị: 65
Lời kết: 66

Giới thiệu đề tài:
Lý do chọn đề tài:
Ngày nay không ai có thể phủ nhận vị trí quan trọng của ngành sữa trong nền kinh tế, vì sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp nhiều giá trị dinh dưỡng cho xã hội, nâng cao sức khỏe và trí tuệ cho con người.
Ở các nước phát triển có đời sống cao như Mỹ, các nước châu âu, châu úc, công nghiệp chế biến sữa phát triển rất mạnh và phong phú. Mức tiêu thụ sữa và các sản phẩm từ sữa ở các nước này tính trên bình quân đầu người rất cao từ 350- 450 lít sữa/ người/năm. Đối với các nước này , sản xuất đang hướng vào xuất khẩu, do thị trường trong nước đã bão hòa.
Đối với các nước đang phát triển kinh tế, ngành sữa cũng đang tăng cao và dần dần chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hiệp quốc thì tăng trưởng ngành sữa ở các nước đang phát triển là trên 4% và xu hướng này càng tăng nhanh so với các nước phát triển.
Công ty sữa Việt Nam ( Vinamilk) là một doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thành lập từ năm 1976. Công ty đã hoạt động trong cả hai cơ chế điều hành của nền kinh tế: nền kinh tế chỉ huy, kế hoạch hóa , bao cấp và nền kinh tế thị trường dưới sự điều tiết của chính phủ. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường với quy luật cạnh tranh nghiệt ngã, công ty vẫn tiếp tục phát triển với một số thành tích nhất định. Chẳng hạn sản phẩm ngày càng phong phú , đa dạng về chủng loại, chất lượng, bao bì ngày càng được cải tiến, uy tín của sản phẩm càng được biết đến trong đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.
Trong hơn 30 năm qua, công ty đã chọn cho mình con đường phát triển đúng hướng, các sản phẩm của công ty không những có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại trong nước , mà một số mặt hàng còn cạnh tranh được với nước ngoài trên thị trường xuất khẩu.
Nhưng hiện nay một số vấn đề mới cũng đã phát sinh đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Vinamilk nói riêng. Cùng với sự hội nhập vào nền kinh tế thế giới chúng ta đã gia nhập khối ASEAN, là thành viên của APEC và của WTO. Chúng ta đang tham gia một sân chơi bình đẳng. Như vậy thị trường và nền công nghiệp sữa của nước ta sẻ trãi qua những thử thách mới, và một trong những thử thách đó chính là làm sao xây dựng một hệ thống thị trường trong nước và ngoài nước phát triển một cách bền vững, đủ sức cạnh tranh với những đối thủ mạnh từ nước ngoài.
Nhằm mục đích hỗ trợ phần nào cho ngành sữa Việt Nam mà Vinamilk là đại diện, vượt qua những thử thách trên, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong và ngoài nước , thì tui đã chọn đề tài này với mong muốn xây dựng các chiến lược nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Vinamilk thông qua đó tìm ra những giải pháp để đáp ứng với những đòi hỏi đã nêu trên.

CHƯƠNG I : Tổng quan về Công Ty VINAMILK
1. Khái quát ngành sữa Việt Nam: Vị trí ngành công nghiệp chế biến sữa, tình hình sản xuất tiêu thụ sữa và các sản phẩm sữa hiện nay của Việt Nam:
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển với mức tăng trưởng GDP năm 2007 rất cao, đạt 8,5% và đoán sẽ đạt 6,4% trong năm 2008. Tỷ lệ tăng trưởng này cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2001-2005 và là một trong những tỷ lệ tăng trưởng cao nhất thế giới vào thời điểm đó. GDP tính trên đầu người của Việt Nam năm 2007 là 835USD, tăng 103 USD so với năm 2006 và dự kiến sẽ đạt 889 USD vào năm 2008.Ngoài ra, với thu nhập ngày càng tăng, người tiêu dùng có xu hướng mua các sản phẩm tốt cho sức khỏe hơn như sữa. Xu hướng tiêu thụ sữa ngày càng tăng đã giúp ngành công nghiệp sữa phát triển mạnh trong những năm gần đây.
Theo số liệu từ Bộ Công nghiệp và Thương mại, sản lượng sữa tiêu thụ bình quân của một người Việt Nam hiện nay là 8 lít/người/năm và có thể sẽ tăng đến 10 lít vào năm 2010. Đây là những con số khá khiêm tốn so với mức tiêu thụ sữa của người Nhật 44 lít/năm,Singapore 33 lít/năm và Thái Lan 15 lít/năm. Vì vậy ngành công nghiệp chế biến sữa được đoán sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Đặc biệt, các phân ngành có mức tăng trưởng vượt trội là sữa tươi (20%), sữa chua (15%), sữa bột (10%) và kem (10%). Ngoài ra, chính phủ còn có kế hoạch đầu tư vào các trang trại nuôi bò sữa và công nghệ chế biến sữa để tăng sản lượng sữa tươi trong nước và giảm lệ thuộc vào sữa bột nhập khẩu.
1.1. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của VINAMILK.
1.1.1. lịch sử hình thành:
Công ty sữa Việt Nam Vinamilk là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Bộ Công Nghiệp, được thành lập ngày 20/8/1976, trên cơ sở tiếp quản 6 nhà máy thuộc ngành nghề chế biến thực phẩm sau ngày miền nam hoàn toàn giải phóng:
• Nhà máy sữa Thống Nhất
• Nhà máy sữa Trường Thọ
• Nhà máy sữa Dielac
• Nhà máy Café Biên Hòa
• Nhà máy Bột Bích Chi
• Nhà máy bánh kẹo Lubico


KFA7SIVoTy7559y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status