Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao bì PP ở Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải - pdf 12

Download Đề tài Một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao bì PP ở Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I : Vai trò và nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường 2
I. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 2
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm . 2
2. Chức năng tiêu thụ sản phẩm. 4
2.1. Chức năng lưu thông hàng hóa. 4
2.2. Chức năng trao đổi . 6
2.3. Chức năng thông tin. 7
2.4. Chức năng san sẻ rủi ro 7
3. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. 8
4. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 11
II. Nội dung hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. 13
1. Nghiên cứu thị trường. 13
a. Nghiên cứu khái quát thị trường. 15
b. Nghiên cứu chi tiết thị trường. 16
2. Xây dựng chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 16
3. Chiên lược giá cả của các doanh nghiệp. 22
4. Xác định kênh tiêu thụ. 26
5. Tổ chức công tác tiêu thụ. 28
6. Tổ chức thanh toán. 35
7. Đánh giá hiệu quả của hoạt động tiêu thụ. 36
 
 
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ. 38
1. Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. 38
2. Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. 38
3. Giá cả sản phẩm. 39
4. Quan hệ cung cầu. 39
5. Tập quán sử dụng 40
PHẦN II: Thực trạng hoạt động tiêu thụ bao bì PP của công ty Vật tư hàng hóa và vận tải 42
I. Giới thiệu chung về Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 42
1. Quá trình hình thành và phát triển. 42
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 44
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty. 44
4. Các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. 47
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 48
1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 48
1.1. Đặc điểm về công nghệ sản xuất bao bì PP. 48
1.2. Đặc điểm nguyên vật liệu để sản xuất bao bì PP. 51
1.3 . Đặc điểm về lao động. 52
1.4. Đặc điểm về vốn. 53
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 55
III. Thực trạng hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 58
1. Thị trường tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 61
2. Tăng cường nghiên cứu đối thủ cạnh tranh sản phẩm bao bì PP của Công ty. 61
3. Các kênh tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 62
4. Tình hình tiêu thụ bao bì của Công ty. 64
5. Các biện pháp thúc đẩy tiêu thụ bao bì của Công ty. 68
6. cách thanh toán. 70
IV. Đánh giá về hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 71
1. Những thành tựu đạt được. 71
2. Những mặt hạn chế. 73
3. Nguyên nhân. 73
PHẦN III :Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao bì PP ở Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 74
I. Mục tiêu, phương hướng và giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty trong thời gian tới. 74
1. Mục tiêu đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 74
2. Phương hướng đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 74
3. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ bao bì PP ở công ty. 76
3.1 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường. 76
3.2.Tăng cường nâng cao chất lượng bao bì PP của Công ty. 77
3.3.Phấn đấu hạ giá thành. 79
3.4. Hoàn thiện chiến lược giao tiếp khuyếch chương. 81
3.5.Phát triển hệ thống kênh tiêu thụ bao bì PP của Công ty. 83
II. Một số kiến nghị. 85
1. Kiến nghị đối với Công ty Vật tư hàng hóa và vận tải. 85
1.1Tăng cường đổi mới nâng cao sức cạnh tranh bao bì PP của Công ty. 87
1. 2. Nâng cao trình độ nghiệp vụ của các nhân viên. 89
1.3. Không ngừng mở rộng thị trường và tìm cách thâm nhập thị trường thế giới. 91
1.4. Đa dạng hóa chủng loại bao bì PP của Công ty. 93
2. Kiến nghị đối với Nhà nước. 94
KẾT LUẬN. 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO 96
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28783/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thụ sản phẩm. Do đó, nghiên cứu thị trường là tìm cái đúng, cái mà người tiêu dùng và thị trường cần có khả năng tiêu thụ.
3. Giá cả sản phẩm.
Giá cả là thông số ảnh hưởng trực tiếp đến cung cầu trên thị trường .Giá cả là sự cạnh trạnh giữa các doanh nghiệp sản xuất cùng một loại sản phẩm. Khâu nghiên cứu giá cả cho tiêu thụ sản phẩm là khâu không thể thiếu được trong quá trình kinh doanh nói chung, mức giá mỗi mặt hàng cần có sự nghiên cứu, điều chỉnh trong suốt quá trình sống của sản phẩm, tùy theo những quan hệ thay đổi của cung cầu và sự vận động của thị trường. Giá cả phải giữ được làm vai trò công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp.Vì vậy, việc xác lập giá cả đúng đắn và điều kiện quan trọng để hoạt động của doanh nghiệp đạt hiệu quả chiếm lĩnh được thị trường, việc xác lập giá cả cần được đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối đa hay lợi nhuận bình quân, thấp nhất cũng phải đạt được lợi nhuận tối thiểu. Nghĩa là giá cả của một đơn vị hàng hóa luôn phải lấy tổng chi phí sản xuất ra nó và chi phí tiêu thụ nó làm có sở, vì vậy muốn có giá cả hợp lý phải xác định đúng đắn chi phí sản xuất, tổng chi phí của nó .Các doanh nghiệp phải đặt câu hỏi “bán hàng với mức giá bao nhiêu” mà không mất khách và giá nào sẽ đem lại tổng doanh thu lớn nhất.
4. Quan hệ cung cầu.
Cầu là lượng một mặt hàng mà người mua muốn mua ở mức giá chấp nhận được. Cung là lượng một mặt hàng mà người bán muốn bán ớ mức chấp nhận được.Trong kinh doanh, giá cả thị trường do quan hệ cung cầu quyết định. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả tiêu thụ sẽ thấp, ngược lại nếu cầu lớn hơn cung thì giá tiêu thụ lại cao. Cung, cầu tạo nên thị trường, một khi nhu cầu đối với mộtloại hàng hoá nào đó mới xuất hiện trên thị trường, người sản xuất sẽ đáp ứng nhu cầu đó. Việc cung cấp hàng hoá đó để thoả mãn nhu cầu đối với khách hàng trong một thời gian nhất định gọi là trạng thái cân bằng cung cầu.
Nếu cung lớn hơn cầu do giá đầu vào rẻ, thiết bị công nghệ tạo ra năng xuất cao, nhiều người tham gia vào sản xuất làm cho đường cung bị dịch chuyển sang phải ( S ) dẫn đến : Giá sản phẩm giảm, sản lượng bán hàng tăng, tạo nên dư thừa sản phẩm do nhiều người sản xuất. Nếu cung nhỏ hơn cầu do nguyên nhân ngược lại với cung tăng sẽ làm cho đường cung dịch chuyển sang trái (S’) dẫn đến : Giá tăng lên, sản phẩm tiêu thụ giảm đi tạo nên sự thiếu hụt trên thị trường. Nếu cung tăng, do các nguyên nhân, thu nhập của người tiêu dùng, giá cả hàng hóa thay thế hay bổ sung thay đổi, nhiều người tiêu dùng tham gia vào thị trường, làm cho đường cầu dịch chuyển lên trên (D’) dẫn đến : Nhu cầu tiêu dùng tăng lên do cung không đáp ứng được cầu.
Nếu cầu giảm, do các nguyên nhân thu nhập của người tiêu dùng thấp đi thị hiếu thay đổi làm cho đường cầu dịch chuyển sang trái xuống dưới (D”) dẫn tới : giảm sức mua, giá sản phẩm giảm, sản phẩm tiêu thụ không được, tạo nên sự dư thừa trên thị trường.
Hình minh họa : Sự tác động của thị trường đến cân bằng trạng thái cung cầu và những nguyên nhân.
P
P S’’ P
D S D S D’’ S
P* S’ D’
O Q* Q O Q O Q
5.Tập quán sử dụng .
Tập quán sử dụng là nhân tố mà người sản xuất phải quan tâm không chỉ khi định giá bán tung ra thị trường mà ngay khi sử dụng chiến lược kinh doanh ,quyết định phương án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ nhanh ,nhiều sản phẩm và có lãi .Như ta đã biết ,nếu sản xuất ra sản phẩm là đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng nếu sản phẩm không phù hợp với tập quán sẽ khó tiêu thụ, nếu phù hợp với tập quán thì khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp chứ không chọn sản phẩm của doanh nghiệp khác.
PHẦN II
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ BAO BÌ PP CỦA CÔNG TY VẬT TƯ HÀNG HÓA VÀ VẬN TẢI
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY VẬT TƯ HÀNG HÓA VÀ VẬN TẢI.
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tiền thân của Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải là xí nghiệp vận tải trực thuộc công ty Đại lý vận tải. Công ty này trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. Trải qua một quá trình phát triển xí nghiệp đi vào ổn định. Nổi bật là một số giai đoạn sau :
Từ tháng 5/1990 xí nghiệp tách ra khỏi Công ty đại lý Vận tải và trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, vào thời điểm này xí nghiệp có khoảng 20 cán bộ công nhân viên với tổng số vốn lưu động xấp xỉ 30 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là dịch vụ và đại lý vận tải.
Từ tháng 5/1990 đến tháng 1/1993 Xí nghiệp được nhận thêm chức năng là kinh doanh vật tư chủ yếu là phục vụ sản xuất nông nghiệp như các loại phân bón UREA, KALY, NPK...
Do sự nhạy bén linh hoạt trong cơ chế thị trường vì thế xí nghiệp đã đạt được sự phát triển bền vững. Chính sự phát triển này khi Nhà nước có chủ trương sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước thì Xí nghiệp chính thức được thành lập.
Theo Nghị định số 196 của HĐBT ngày 11/22/1991
Theo Nghị định số 388 của HĐBT ngày 20/11/1999 của
Thông báo số 21 ngày 14/12/1992 của văn phòng Chính phủ là quyết định thành lập Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải.
Chính thức được thành lập vào ngày 06/01/1993.
Tên giao dịch quốc tế TRANSPORT AND MATERIALS COMMODITIES COMPANY viết tắt VINATACO.
Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại số 6 Nguyễn Công Trứ quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà nội, có 2 chi nhánh văn phòng thay mặt tại thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Hải Phòng.
* Công ty Vật tư hàng hóa và Vận tải trong quá trình phát triển đã từng bước đổi mới và hoàn thiện hoạt động kinh doanh cho phù hợp với cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt. Để trở thành một công ty độc lập và phát triển đó là một quá trình phấn đấu vươn lên không chỉ là của ban giám đốc mà toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty đều phải cố gắng được thể hiện qua số liệu sau.
Công ty có tổng số vốn kinh doanh khi đăng ký thành lập là 752,915 triệu đồng. Ngành nghề kinh doanh là thương nghiệp bán buôn, bán lẻ hàng tư liệu sản xuất và tiêu dùng,đại lý vận tải hàng hóa nông nghiệp, vận tải hàng hóa đường bộ. Vào thời điểm này công ty có khoảng 60 cán bộ công nhân viên với tổng doanh thu xấp xỉ 30 tỷ đồng.
Từ khi thành lập công ty đã có bước tiến dài trong quá trình phát triển điển hình là doanh số năm 1993 xấp xỉ 30 tỷ đồng thế mà đến năm 1994 đạt tới 50 tỷ đồng. Sự lớn mạnh của công ty đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngày một tiến triển.
Đến tháng 5/1998 công ty đã được bổ xung thêm chức năng là kinh doanh xuất nhập khẩu những mặt hàng chủ yếu là phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như phân bón, lương thực, phụ tùng cơ giới hóa nông nghiệp các sản phẩm công nghiệp thực phẩm. Chính trong quá trình phát triển công ty đã tự hoàn thiện mình để tăng hiệu quả kinh doanh nhằm mở rộng thị trường. Bước nhảy vọt của công ty trong kinh doanh là tháng 7/2001 công ty đã lắp đặt dây chuyền sản xuất bao bì ra đời thu hút cho dây chuyền sản xuất xấp xỉ 50 người. S
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status