Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam - pdf 12

Download Đề tài Thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu của đề án
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU. 1
1.1 Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1
1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp 1
1.1.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp 1
1.2 Đánh giá hiệu quả xuất khẩu 5
1.2.1 Chỉ tiêu tổng hợp 5
1.2.2 Chỉ tiêu lợi nhuận 6
1.2.3 Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu 6
1.3 Các chính sách thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam 7
1.3.1 Chính sách phát triển sản xuất 7
1.3.2 Chính sách thị trường 8
1.4 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của một số nước và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 9
1.4.1 Kinh nghiệm thúc đẩy xuất đẩy cao su của một số nước 10
1.4.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam 14
1.5 Tình hình sản xuất, tiêu thụ và giá cả cao su tự nhiên trên thế giới 15
1.5.1 Một số đặc điểm chung của ngành cao su tự nhiên trên thế giới 15
1.5.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 16
1.5.3 Biến động giá cả của cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 20
1.6 Dự báo tình hình sản xuất cao su và tiêu thụ cao su tự nhiên của thị trường thế giới 21
1.6.1 Dự báo sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên trên thị trường
thế giới 21
1.6.2 Dự báo nhu cầu tiêu thụ cao su tự nhiên trên thị trường thế giới 21
1.6.3 Dự báo xu hướng giá cả cao su tự nhiên trên thị trường thế giới. 22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 23
2.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23
2.1.1 Tổng quan ngành cao su tự nhiên ở Việt Nam 23
2.1.2 Những kết quả đạt được 24
2.2 Tình hình thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam 25
2.2.1 Yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và các dự án liên kết các doanh nghiệp vừa và nhỏ 26
2.2.2 Yếu tố tự do hoá sản xuất kinh doanh, các chính sách cắt giảm thuế để tạo điều kiện thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên 27
2.2.3 Cơ cấu lại sản phẩm và đa dạng hoá sản phẩm 28
2.2.4 Nâng cao chất lượng sản phẩm 29
2.3 Đánh giá thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam 30
2.3.1 Những tồn tại và nguyên nhân 30
2.4 Định hướng và mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam đến năm 2015 32
2.4.1 Định hướng xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 32
2.4.2 Mục tiêu xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam tới năm 2015 34
2.5 Dự báo khả năng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 34
2.5.1 Dự báo khả năng sản xuất cao su tự nhiên Việt Nam tới năm 2015 34
2.5.2 Mô hình dự báo giá trị sản lượng cao su tự nhiên của Việt Nam 35
2.5.2 Dự báo giá trị xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam năm 2010 37
2.5.3 Dự báo khả năng xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam tới năm
2015 40
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CAO SU TỰ NHIÊN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 40
3.1 Giải pháp từ phía Nhà Nước 41
3.1.1 Hoạt động tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp lý 41
3.1.2 Quy hoạch và cải thiện đất trồng cao su 41
3.1.3 Đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tăng cường đầu tư trang thiết bị, cải tiến kỹ thuật chế biến 42
3.1.4 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến xuất khẩu 42
3.1.5 Đào tạo nguồn lao động 43
3.1.6 Tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế 44
3.2 Giải pháp từ phía hiệp hội và tổ chức xúc tiến thương mại 44
3.3 Giải pháp từ phía các doanh nghiệp 46
3.3.1 Duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu 46
3.3.2 Nâng cao năng suất lao động và chi phí sản xuất 47
3.3.3 Mở rộng thị trường xuất khẩu 47
3.3.4 Thực hiện tốt hoạt động trồng trọt, chăm sóc và khai thác cây cao su 48
3.3.5 Phát triển sản phẩm và đa dạng sản phẩm 49
3.3.6 Phát triển công nghệ sạch và bảo quản tốt 49
3.3.7 Xúc tiến phát triển thương hiệu 50
KẾT LUẬN 52
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 53
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề án
Cao su là cây công nghiệp dài ngày được đưa vào trồng ở nước ta từ năm 1987. Đến nay, cây cao su được trồng khá rộng rãi và trở thành một mặt hàng nông sản xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam . Cây cao su thích nghi tốt với điều kiện đất dai và khí hậu ở nước ta đặc biệt ở các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên rất phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cao su. Trong các năm qua, ngành cao su đã nhận được rất nhiều ưu ái từ nhà nước để phát triển mạnh mẽ.
Tuy nhiên trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng như ngày nay, việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên còn gặp nhiều khó khăn như: yếu tố về vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến, tự do hoá kinh doanh sản xuất, các chính sách thuế quan cùng với cơ cấu sản phẩm cao su, và việc đa dạng hoá sản phẩm sản xuất thì các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều yếu kém. Do đó thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên là việc làm quan trọng, nâng cao được chất lượng sản phẩm và giá trị xuất khẩu, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ 2010-2105.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên ở Việt Nam, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và hạn chế trong việc thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên. Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu mặt hàng này.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Là thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam, những thuận lợi và khó khăn của xuất khẩu cao su tự nhiên Việt Nam do các yếu tố chủ quan là doanh nghiệp cũng như các yếu tố khách quan từ bên ngoài thị trường tác động.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Là hoạt động xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam từ năm 2001 tới năm 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Vận dụng phương pháp thống kê, phân tích để từ đó rút ra các kết luận, các giải pháp làm cơ sở cho việc nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề án
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,danh mục các từ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị thì bài viết gồm 3 chương sau:
Chương 1: Những vấn đề chung về thúc đẩy xuất khẩu.
Chương 2: Thực trạng thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của các doanh nghiệp Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam.

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
1.1 Những vấn đề về thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm thúc đẩy xuất khẩu của doanh nghiệp
 Khái niệm : là một cách thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá mà trong đó nó bao gồm tất cả các biện pháp, chính sách, cách thức . . . của Nhà nước và các doanh nghiệp xuất khẩu nhằm tạo ra các cơ hội và khả năng để tăng giá trị cũng như sản lượng của hàng dệt may được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
 Bản chất của thúc đẩy xuất khẩu là việc doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để tăng kim ngạch xuất khẩu của mình.
1.1.2 Nội dung thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp
1.1.2.1 Thực hiện các nội dung xuất khẩu hàng hoá
Trước khi thực hiện những nội dung của hoạt động thúc đẩy xuất khẩu, doanh nghiệp cũng phải thực hiện các nội dung của hoạt động xuất khẩu hàng hoá như : nghiên cứu thị trường nước ngoài; lựa chọn thị trường xuất khẩu; lựa chọn đối tác xuất khẩu; lập phương án kinh doanh xuất khẩu; đàm phán và ký kết hợp đồng, thực hiện hợp đồng.
1.1.2.2 Đề xuất các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu
Sau khi nghiên cứu thị trường, xác định mục tiêu, tìm ra mặt hàng cho từng thị trường thì doanh nghiệp sẽ nghiên cứu những biện pháp để có thể thúc đẩy xuất khẩu một cách có hiệu quả.
Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu có thể chia làm 2 nhóm chính như sau:
 Các nhóm biện pháp tăng số lượng và kim ngạch xuất khẩu(biện pháp mục tiêu) có thể kể ra một số biện pháp như:
- Kết hợp giữa xác định mặt hàng trọng điểm với việc đa dạng hoá các mặt hàng xuất khẩu đối với từng thị trường khác nhau
Từ việc nghiên cứu thị trường sẽ đưa ra được những quyết định đúng đắn khi chọn sản phẩm để xuất khẩu. việc đưa ra được những mặt hàng trọng điểm phù hợp với thị trường tạo ra sự tập trung chuyên môn sản xuất , làm tăng xuất khẩu mặt hàng đó trên thị trường đã nghiên cứu
- Lựa chọn hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp với doanh nghiệp
Mỗi loại hình thức kinh doanh xuất khẩu lại có những ưu nhược điểm riêng. Mà không có một loại hình thức kinh doanh xuất khẩu nào gọi là hoàn hảo với mỗi doanh nghiệp. vì thế các doanh nghiệp cần tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp nhất đối với doanh nghiệp mình còn với những điểm không phù hợp cần sáng tạo để dần dần thích nghĩ đó sẽ là biện pháp kinh doanh hiệu quả nhất cho doanh nghiệp. Từ việc thâm nhập đến mở rộng thị trường, nếu áp dụng những hình thức kinh doanh xuất khẩu phù hợp sẽ làm tăng số lượng cũng như gía trị xuất khẩu của công ty, đồng thời với việc bài toán thúc đẩy xuất khẩu đã có hướng giải quyết tốt.
 Ổn định nguồn hàng xuất khẩu
- Doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu là những doanh nghiệp thường thu gom hàng hoá dịch vụ trong nước để đem bán lại các các khách hàng nước ngoài. Đối với các doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất khẩu này thì không phải lo vấn đề sản xuất , còn được lựa chọn bạn hàng tốt phù hợp với thị trường mình cần thâm nhập. nên nguồn hàng của họ phụ thuộc rất nhiều vào các bạn hàng trong nước.
- Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất khẩu: những doanh nghiệp này thường tự sản xuất rồi tiến hành xuất khẩu hàng hoá của mình. Hình thức xuất khẩu của họ chính là bán buôn trực tiếp cho nhà nhập khẩu. do là doanh nghiệp sản xuất nên tính chủ động trong việc cung cấp hàng hoá xuất khẩu cao hơn các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Tuy nhiên , ở Việt Nam hiện nay, nguồn đầu vào của các doanh nghiệp này sẽ phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập khẩu từ thị trường nước ngoài, do đó, sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ những biến động trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp nên lựa chọn những bạn hàng lớn, có uy tín, đồng thời phải nghiên cứu thị trường nơi nhà cung cấp đặt trụ sở và liên tục nắm bắt thông tin thị trường.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu



DBU9F0UAja78b95
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status