Tiểu luận Khả năng canh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới - pdf 12

Download Tiểu luận Khả năng canh tranh của chè Việt Nam trên thị trường thế giới miễn phí



Kết cấu của cầu trong nước sẽ quyết định các công ty nhận biết, giải thích và phản ứng với nhu cầu khách hàng như thế nào. Có thể nhận thấy rằng các nhãn hiệu chè của Việt Nam chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu của lớp khách hàng thứ 2 nêu trên và để mất thị phần vào tay các nhãn hiệu nổi tiếng như Lipton của Unilever.
Ngoài ra, nhu cầu của lớp khách hàng thứ nhất khá đơn giản nên không tạo được áp lực buộc các công ty đổi mới nhanh hơn để đạt được những lợi thế cạnh tranh cao cấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
Do thiếu văn hoá trà Việt đặc sắc ( như văn hoá trà Trung Quốc và Nhật Bản ) nên khó chuyển lượng cầu từ trong nước ra nước ngoài, làm giảm khả năng cạnh tranh của chè Việt Nam.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29026/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nh phủ
Cơ hội
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MẶT HÀNG CHÈ XUẤT KHẨU VIỆT NAM
Đánh giá theo chỉ số định lượng
Đánh giá theo chỉ số RCA
Bảng 3-1: Chỉ số RCA mặt hàng chè của một số nước trên thế giới năm 2007
STT
Tên nước
KN XK chè (triệu USD)
Tổng KN XK (triệu USD)
RCA
1.
Kenya
428,3
4054
822,16
2.
SriLanka
359,6
8139
343,84
3.
Ấn Độ
181,9
150800
9,39
4.
Indonesia
143,9
118000
9,49
5.
Việt Nam
130,0
48070
21,05
Thế giới
1800,3
14010000
(Tổng hợp từ nhiều nguồn và tính toán cả nhóm nghiên cứu)
Nếu căn cứ vào hệ số lợi thế so sánh biểu hiện RCA thì sản phẩm chè xuất khẩu của Việt Nam có năng lực cạnh tranh tương đối tốt trên thị trường thế giới. Năm 2007, so với các quốc gia xuất khẩu chè chủ yếu thì hệ số RCA của Việt Nam đứng thứ 5 (xem bảng 3-1). Tuy nhiên, đối với Kenya và SriLanka thì hệ số RCA chưa phản ánh chính xác lợi thế so sánh của 2 nước này vì nền kinh tế 2 quốc gia này dựa quá nhiều vào ngành chè nên tỷ trọng xuất khẩu chè trong tổng kim ngạch xuất khẩu (KN XK)lớn là điều dễ hiểu.
Đánh giá theo " Thị phần "
- "Thị phần" năm 2007
Bảng 3-2: Thị phần của một số nước xuất khẩu chè trên thế giới nửa đầu năm 2008
STT
Nước
Thị phần (%)
1
Sri Lanka
20
2
Kenya
20
3
Trung Quốc
17
4
Ấn Độ
13
5
Việt Nam
7
( Nguồn : " Jakarta Post" 22/07/2008 )
Nếu căn cứ vào chỉ tiêu thị phần thì chúng ta thấy thị phần xuất khẩu chè của Việt Nam so với tổng KN XK chè toàn thế giới của 6 tháng đầu năm 2008 khoảng 7%, đứng ở vị trí thứ 5; sau SriLanka, Kenya và Ấn Độ.
- Thị phần của Việt Nam trong các năm 2005, 2006, 2007 và xu hướng thay đổi của thị phần:
Bảng 3-3: Thị phần của chè Việt Nam và SriLanka
Năm
KNXK chè của VN ( triệu USD )
Thị phần của VN ( %)
Thị phần của SriLanka ( %)
2005
96.9
5,7%
11.2 %
2006
110,5
6.2%
12.6%
2007
130
6.8%
15.9%
( Nguồn : Tổng hợp từ FAO, Tổng cục Thống kê Việt Nam và tính toán của nhóm nghiên cứu)
Nhìn vào biểu đồ, dễ nhận thấy xu hướng tăng lên của thị phần XK chè Việt Nam trên thị trường thế giới. Điều này chứng tỏ, chè Việt Nam đã giữ được thị phần và từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia xuất khẩu chè lón như Sri Lanka thì tốc độ tăng của Việt Nam không lớn bằng. Nguyên nhân của việc này là do thị trường chè thế giới có xu hướng tập trung vào một sô nước xuất khẩu lớn. Do đó, nếu chúng ta không có biện pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu thì chúng ta sẽ bị tụt hậu.
Đánh giá theo các lý thuyết
Đánh giá theo lý thuyết H-O
Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số trẻ với một lực lượng lao động đông đảo. Bên cạnh đó, lượng vốn đầu tư vào Việt Nam không nhiều, máy móc thiết bị còn thiếu thốn. Do vậy có thể nói, Việt Nam có hàm lượng lao động (L/K) rất lớn. Lượng lao động này tập trung phần lớn vào các ngành sản xuất nông nghiệp. Mặt khác, ngành sản xuất và chế biến chè cũng là ngành cần nhiều lao động. Nên theo lý thuyết H-O, dễ thấy rằng Việt Nam có lợi thế cạnh tranh về chè trên thế giới.
Tuy nhiên, lý thuyết H-O không thể giúp ta so sánh chính xác khả năng cạnh tranh của chè Việt nam và các nước xuất khẩu chè lớn khác bởi vì ngày nay, công nghệ đóng một vai trò to lớn trong sản xuất, lực lượng lao động và dân số đông chưa hẳn là yếu tố có lợi tuyệt đối trong cạnh tranh.
Đánh giá theo mô hình kim cương
Đồ thị 3-5 : Mô hình kim cương đối với xuất khẩu chè Việt Nam
Cơ cấu, chiến lược doanh nghiệp và môi trường cạnh tranh
Nhiều doanh nghiệp tham gia nhưng Vinatea vẫn giữ vị trí quyết định
Các doanh nghiêp chưa có chiến lược thích hợp đặc biệt là về xúc tiến xuất khẩu
Chưa xây dựng được thương hiệu chè VN
Điều kiện các yếu tố sản xuất
Giống chè chưa đa dạng, chưa bảo vệ được những giống tốt
Khí hậu thuận lợi
Thổ nhưỡng thuận lợi
Bón phân chưa đủ
Dư lượng thuốc trừ sâu cao
Điều kiện về cầu
Nhu cầu trong nước nhiều nhưng có tính thời vụ
Chủ yếu là uống trà theo kiểu truyền thống
Nhu cầu hiện đại mới bắt đầu xuất hiện
Các ngành hỗ trợ và có liên quan
Phần lớn vẫn ở qui mô vừa và nhỏ
Tuy có phát triển nhưng vẫn còn lạc hậu, chưa khai thác hết công suất thiết kế
Chính phủ
Cơ hội
Gia nhập WTO vào 1/1/2007
Việt Nam tham gia Hiệp hội Chè xanh thế giới vào 3/11/2004
Đã có chiến lược phát triển ngành
Có khuyến khích tài chính thông qua tín dụng và thưởng xuất khẩu
Vai trò của hiệp hội chè ngày càng cao
Điều kiện các yếu tố đầu vào
Giống chè là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng sản phẩm chè, quyết định đến 50% chất lượng còn các yếu tố độ cao, chăm sóc chiếm 30% và yếu tố công nghệ chế biến, thiết bị chỉ chiếm 20%.
Giống chè
- Giống chè có khả năng tạo ra các hoá chất tinh dầu khác nhau, tạo ra chất lượng riêng của từng giống. Bởi vậy, những sản phẩm chè đặc sản có hương vị thơm ngon đặc biẹt đều xuất phát từ những giống chè chứa nhiều tinh dầu, những giống chè có hương thơm riêng biệt.
- Năm 2004, ở Việt Nam với diện tích trồng trên 100.000 ha chè thì có 15% diện tích được trồng bằng chè cành, giống mới ( trong đó giống PH1 là 8% còn các giống thơm, chất lượng tốt có 7%). Với cơ cấu giống như vậy thì việc cải tạo chất lượng chè còn rất nhiều khó khăn vì để cho sản phẩm chè có hương thơm thì cơ cấu giống thơm có chất lượng phải chiếm khoảng 30% diện tích chè và đây cũng là tỷ lệ phối trộn tối thiểu trong chè khô sản phẩm để tạo ra được sản phẩm chè có hương vị đặc trưng.
- Tuy nhiên, từ năm 2005, nhà nước đã bắt đầu có những quan tâm và đầu tư thích đáng vào việc phát triển giống chè. Nhiều công trình nghiên cứu đã được tiến hành để xác định và phổ cập các giống chè tôtí ưu như :PH1, LDP và TRI 777 và 13 giống năng suất, chất lượng cao. Tính đến năm 2005: 35% diện tích chè trong toàn quốc đã được trồng bằng các giống chè mới chọn lọc.
- Giống chè Shan cho đến năm 2004 đang bị mai một, suy giảm chất lượng do không được quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ giống. Tuy nhiên, gần đây, giống chè này đang được củng cố và phổ biển trở lại. Cây chè Shan Tuyết được trồng tập trung ở những vùng cao và vùng núi cao các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Lâm Đồng; Vùng cao của tỉnh Hòa Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh, Nghệ An, Hà Tĩnh.
- Phát triển giống chè ở Việt Nam hiện nay còn phải đối mặt với một số khó khăn như một số địa phương tiếp tục đưa các loại giống hạn chế phát triển vào sản xuất. Hơn nữa, đầu tư cho việc nhập khẩu các giống tốt của nước ngoài và cho nghiên cứu, phát triển còn rất thấp.
Độ cao so với mặt nước biển
Chè trồng ở vùng cao có hương thơm và vị có hậu tốt hơn chè trồng ở vùng tháp. Thường ở những độ cao trên 1000m so với mặt nước biển thì có biên độ chênh lệch ngày và đêm lớn nên cây chè có hàm lượng tinh dầu lớn hơn ở vùng thấp và tạo cho sản phẩm chè có hương vị đặc trưng của chè vùng núi cao. Ở Việt Nam những vùng trồng chè tập trung như: Mộc Châ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status