Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ngọc Hoa - pdf 12

Download Chuyên đề Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Ngọc Hoa miễn phí



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH & THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3
TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 3
1.Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 3
1.1.Khái niệm cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các khái niệm có
liên quan 3
1.2.Tính tất yếu khách quan của cạnh tranh 7
1.3. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh 10
1.3.1. Đối với doanh nghiệp 11
1.3.2.Đối với người tiêu dùng 13
1.3.3.Đối với nền kinh tế xã hội 14
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp 16
1.5. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bằng
ma trận 24
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT, KINH DOANH & NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC HOA 34
1. Giới thiệu chung về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Ngọc Hoa 34
1.1. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty 34
1.2. Đặc điểm bên trong của công ty 35
1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 35
1.2.2. Đặc điểm về vốn 38
1.2.3. Đặc điểm về lao động 39
1.2.4. Đặc điểm máy móc, công nghệ 40
1.2.5. Đặc điểm về sản phẩm văn phòng phẩm của công ty 40
1.2.6. Đặc điểm về khách hàng tiêu dùng đối với sản phẩm
văn phòng phẩm 44
1.3. Những nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩm ở nước ta hiện nay và kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 44
1.3.1. Nh ững nét nổi bật về thị trường văn phòng phẩm ở nước ta
hiện nay 44
1.3.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 48
2. Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty 48
2.1. Năng suất lao động 48
2.2. Sản phẩm 49
2.3. Tiêu thụ sản phẩm 49
3. Điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân những tồn tại của công ty 50
3.1. Điểm mạnh của công ty 50
3.2. Điểm yếu của công ty 50
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH NGỌC HOA & KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI 52
CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC 52
1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 52
1.1. Tăng cường hoạt động marketing hỗn hợp 52
1.2. Giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm 57
1.3. Xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp 58
1.4. Đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý, hoàn thiện kỹ năng quản lý hiện dại của đội ngũ lãnh đạo, quản trị trong các doanh nghiệp 59
1.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp 60
1.6. Hoàn thiện hệ thống thông tin, chủ động áp dụng thương mại điện tử trong điều hành kinh doanh 62
1.7. Xây dựng nền văn hóa của doanh nghiệp 63
2. Kiến nghị đối với chính sách của Nhà nước 63
2.1. Tiếp tục mở rộng hệ thống các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp 64
2.2. Tiếp tục phát triển các chương trình hỗ trợ cụ thể 65
KẾT LUẬN 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-28975/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nghiệp, không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp… một cách riêng biệt mà cần đánh giá, so sánh các đối tác cạnh tranh trong hoạt động trên cùng một lĩnh vực, cùng một thị trường. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh với các đối tác của mình. Nhờ lợi thế này, các doanh nghiệp có thể thoả mãn tốt hơn các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu cũng như lôi kéo được khách hàng của đối tác cạnh tranh.
Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp cạnh tranh nào có khả năng thoả mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này và có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt những điểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong của một doanh nghiệp được thể hiện thong qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thong tin… Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, cần xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh ở những ngành, lĩnh vực khác nhau có các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh khác nhau. Mặc dù vậy, vẫn có thể tổng hợp được các yếu tố đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp bao gồm: giá cả sản phẩm và dịch vụ, chất lượng sản phẩm và bao gói, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng, thông tin và xúc tiến thương mại, năng lực nghiên cứu và phát triển, thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp, trình độ lao động, thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng của thị phần, vị thế tài chính, năng lực tổ chức và quản trị doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp hiện nay, thông qua phương pháp so sánh trực tiếp các yếu tố nêu trên để đánh giá năng lực cạnh tranh của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp này là không cho phép doanh nghiệp đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của mình với các đối tác cạnh tranh mà chỉ đánh giá được từng mặt, từng yếu tố cụ thể. Để khắc phục nhược điểm này, việc nghiên cứu vận dụng ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ, qua đó giúp doanh nghiệp so sánh năng lực cạnh tranh tổng thể của mình so với các đối thủ trong ngành là một giải pháp mang tính khả thi cao.
Quá trình xây dựng công cụ ma trận này không có nhiều khó khăn lắm đối với các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là cần xây dựng thang điểm và thang đo hợp lý. Đồng thời, trên cơ sở các số liệu điều tra từ nhà quản trị doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn, hay tập hợp ý kiến trực tiếp của khách hang, doanh nghiệp có thể đánh giá khách quan tầm quan trọng của các yếu tố được đưa vào ma trận. Các bước cụ thể để xây dựng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ quanh doanh nghiệp bao gồm:
Một là, lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh ( thường là khoảng từ 10 đến 20 yếu tố)
Hai là, ấn định tầm quan trọng bằng cách phân loại từ không quan trọng đến quan trọng nhất cho mỗi yếu tố. Cần lưu ý tầm quan trọng được ấn định cho các yếu tố cho thấy tầm quan trọng tương đối của yếu tố đó với thành công của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh. Như vậy, đối với các doanh nghiệp trong ngành thì tầm quan trọng của các yếu tố được liệt kê ở bước trước là như nhau.
Ba là, phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố thay mặt ( thực tế có thể khoảng điểm rộng hơn). Cho điểm yếu nhất khi phân loại bằng 1, điểm yếu nhỏ nhất khi phân loại bằng 2, điểm mạnh nhỏ nhất khi phân loại bằng 3 và điểm mạnh lớn nhất khi phân loại bằng 4 và như vậy đây là điểm số phản ánh năng lực cạnh tranh từng yếu tố của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành kinh doanh.
Bốn là, tính điểm cho từng yếu tố bằng cách nhân mức độ quan trọng của các yếu tố đó với điểm số phân loại tương ứng.
Năm là, tính tổng điểm cho toàn bộ các yếu tố được đưa ra trong ma trận bằng cách cộng điểm của các yếu tố thành phần tương ứng của mỗi doanh nghiệp. Tổng điểm này cho thấy, đây là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp.
Từ đó, nếu tổng điểm của toàn bộ danh mục các yếu tố được đưa vào ma trận IFE từ 2,50 trở lên thì doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tuyệt đối trên mức trung bình. Ngược lại, tổng số điểm trong ma trận IFE nhỏ hơn 2,50 thì năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp thấp hơn mức trung bình.
Nếu ký hiệu yếu tố cần đánh giá là i, tầm quan trọng của yếu tố là h, điểm số phân loại cho yếu tố là M, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp là ASI, năng lực cạnh tranh tuyệt đối của các đối thủ cạnh tranh là ASC, năng lực cạnh tranh tương đối của doanh nghiệp là RS, ta có các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thong qua công thức sau:
RS= ASI / ASC
Trong đó, ASC là năng lực cạnh tranh tuyệt đối của doanh nghiệp cạnh tranh trực tiếp trên thị trường mục tiêu của doanh nghiệp cần đánh giá hay còn được gọi là doanh nghiệp chuẩn.
Nhìn chung, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại ở nơi đất khách quê người mà còn có thể phải chấp nhận những hậu quả tương tự trên ngay chính trên quê hương mình. Để nâng cao năng lực cạnh tranh thì một trong những việc mà doanh nghiệp cần làm là chủ động đánh giá thực lực kinh doanh của mình và tìm ra những điểm mạnh cơ bản để phát huy. Hy vọng rằng công cụ ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp này sẽ góp phần giúp các doanh nghiệp đánh giá được năng lực cạnh tranh của mình trong mối tương quan so sánh với các đối thủ cạnh tranh trong thị trường mục tiêu, để từ đó tìm ra được những lợi thế cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.
2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ vốn giữ vị trí vô cùng quan trọng và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Trong thời gian qua, các doanh nghiệp này đã và đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên bên cạnh việc mở ra các cơ hội cho các doanh nghiệp thì quá trình hội nhập cũng đem lại vô vàn những khó khăn và thách thức. Và phải nói rằng thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp Việt Nam chính là khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này trên trường quốc tế.
Năng lực cạnh tranh như đã nói...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status