Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Dân Chủ- Một số kiến nghị hoàn thiện - pdf 12

Download Đề tài Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Dân Chủ- Một số kiến nghị hoàn thiện miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÂN LỰC, QUẢN LÝ NHÂN LỰC TRONG HD KINH DOANH KHÁCH SẠN 2
1.1. Một số khái niệm 2
1.1.1. Khái niệm về khách sạn 2
1.1.2. Hoạt động kinh doanh khách sạn và đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 3
1.2. Quản lý nhân lực trong doanh nghiệp khách sạn 6
1.2.1. Khái niệm nhân lực và quản lý nhân lực 6
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý nhân lực trong kinh doanh khách sạn 7
1.3. ý nghĩa của việc hoàn thiện công tác quản lý nhân lực đối với doanh nghiệp khách sạn 17
1.3.1. Vị trí, vai trò của lực lượng lao động trong hoạt động kinh doanh khách sạn 17
1.3.2. Hoàn thiện công tác quản lý nhân lực là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp khách sạn 18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 20
2.1. Giới thiệu chung về khách sạn Dân chủ 20
2.1.1. Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của khách sạn Dân chủ 20
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của khách sạn Dân chủ 21
2.1.3. Giới thiệu các hoạt động kinh doanh chủ yếu của khách sạn Dân chủ 24
2.1.4. Đặc điểm cơ cấu nguồn khách của khách sạn Dân chủ 29
2.1.5. Kết quả kinh doanh trong 3 năm của khách sạn Dân chủ 34
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực tại khách sạn Dân chủ 37
2.2.1. Tình hình đội ngũ nhân lực của khách sạn 37
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực 43
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ KIẾN NGHỊ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC TẠI KHÁCH SẠN DÂN CHỦ 57
3.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn Dân chủ 57
3.1.1. Hoàn thiện công tác tuyển chọn nhân lực 57
3.1.2. Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 61
3.1.3. Hoàn thiện công tác tổ chức và bố trí lao động 65
3.1.4. Hoàn thiện công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc 66
3.1.5. Hoàn thiện công tác tạo động lực cho người lao động 66
3.2. Một số kiến nghị bản thân 69
KẾT LUẬN 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29374/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hách so với năm 2002 ( do bị ảnh hưởng bởi dịch SARS năm 2003 ). Mặc dù có sự biến động nhưng với việc đổi mới chính sách phát triển công tác marketing tốt và không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, nhìn chung thị trường khách quốc tế của khách sạn vẫn giữ ở mức ổn định tương đối và đem lại nguồn thu lớn cho khách sạn.
Trong khi đó, khách nội địa đến với khách sạn chiếm tỷ lệ khá nhỏ: 1824 lượt ( 19,94% ) năm 2001; 1402 ( 15% ) năm 2002 và 2107 ( 21,41% ) năm 2003. Mặc dù tập trung khai thác thị trường khách quốc tế nhưng khách sạn không nên bỏ qua thị trường khách nội địa. Bởi vì, đây là thị trường không thể thiếu của bất kỳ khách sạn nào và trong trường hợp thị trường khách quốc tế có nhiều biến động thì thị trường khách nội địa là thị trường bổ sung tích cực và hữu hiệu cho khách sạn.
2.1.4.3. Cơ cấu nguồn khách theo quốc tịch
Bảng 5: Cơ cấu khách theo quốc tịch
Đơn vị: Lượt khách
Quốc tịch
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
SLK
Tl%
SLK
Tl%
SLK
Tl%
Pháp
1584
17.31
1750
18.73
1960
19.91
Nhật
1528
16.70
1742
18.64
1443
14.66
Anh
734
8.02
802
8.58
904
9.19
Đức
389
4.25
347
3.70
320
3.25
Mỹ
704
7.69
1068
11.43
520
5.28
Italia
462
5.05
468
5.00
508
5.16
Việt kiều
584
6.38
561
6.26
572
5.81
Các nước khác
1340
14.65
1183
12.66
1506
15.30
Việt Nam
1824
16.94
1402
15.00
2107
17.44
Tổng cộng
9149
100
9343
100
9840
100
SLK: Số lượt khách ( Nguồn : Khách sạn Dân chủ)
Nhận xét:
Qua bảng số liệu trên ta thấy: khách Pháp chiếm tỷ lệ lớn trong cả 3 năm: năm 2001 là 1584 lượt ( tương ứng 17.31% ) năm 2002 là 1750 lượt ( tương ứng 18.73% ) năm 2003 là 1960 lượt ( tương ứng 19.91% ). Sau khách Pháp là khách Nhật:
Chiếm 16.7% tương ứng với 1528 lượt khách năm 2001
Chiếm 18.64% tương ứng với 1742 lượt khách năm 2002
Chiếm 14.66% tương ứng với 1443 lượt khách năm 2003
Có được kết quả trên phải kể đến việc thành lập phòng Sales – Marketing ( năm 2000 ) làm tròn nhiệm vụ nghiên cứu, tiếp cận khai thác thị trường; tháng 4 năm 2001 khách sạn Dân Chủ thành lập văn phòng du lịch ở mặt tiền của khách sạn với các hoạt động khá mạnh, làm tăng cường khả năng thu hút khách. Hơn nữa, khách sạn đã chuẩn bị tốt các điều kiện sẵn sàng đón tiếp khách tới họp hội nghị thượng đỉnh các quốc gia nói tiếng Pháp diễn ra tại Hà Nội năm 2001.
Ngoài khách Pháp, Nhật các đối tượng khách khác như Anh, Đức, Đan Mạch tới khách sạn Dân Chủ ngày càng nhiều. Họ phần lớn là các chuyên gia, thương gia, … Sang Việt Nam công tác và làm việc. Thời gian lưu trú bình quân của đối tượng này dài, khả năng thanh toán cao. Họ thích tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao, phù hợp với mức giá họ phải trả, thích những phòng có đầy đủ tiện nghi, có trang thiết bị hiện đại, phù hợp với công việc của họ. Do phải sống xa nhà nên họ thích được sống trong bầu không khí thân mật, cởi mở như ở nhà… Vì vậy, khách sạn phải tìm hiểu kỹ từng đối tượng khách hàng để có sự phục vụ chu đáo, phù hợp với mong muốn của khách.
2.1.5. Kết quả kinh doanh trong 3 năm của khách sạn Dân Chủ.
2.1.5.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu doanh thu theo nghiệp vụ của khách sạn .
Bảng 6: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu doanh thu theo từng nghiệp vụ của khách sạn Dân Chủ.
Đơn vị : 1000 VNĐ
Nghiệp vụ
Các năm thực hiện
2001
2002
2003
K/ doanh buồng ngủ
2.500.000
2.773.016
3.327.619
K/ doanh văn phòng
854.562
1.121.567
1.345.880
K/ doanh nhà hàng
879.000
994.744
1.193.692
K/ doanh điện thoại
358.000
375.983
451.179
K/ doanh massage
1.012.090
1.397.875
1.677.450
K/ doanh vận chuyển
22.465
46.806
56.167
K/ doanh giặt là
87.307
107.904
129.484
K/ doanh khác
312.908
297.548
357.075
K/ doanh mỹ nghệ
28.567
5.709
6.850
Tổng cộng
6.054.890
7.121.152
8.545.382
(Nguồn: Khách sạn Dân Chủ)
Qua bảng trên ta thấy, doanh thu buồng ngủ chiếm tỉ lệ lớn trong tổng doanh khách sạn , đạt 3.327.619 nghìn đồng năm 2003. Đồng thời chỉ tiêu doanh thu của bộ phận này cũng tăng rõ rệt trong các năm. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 10,92%, và năm 2003 so với năm 2002 tăng 11,9%. Năm 2003 là năm thăng hoa nhất của dịch vụ kinh doanh buồng ngủ do ảnh hưởng của nhiều yếu tố có lợi: Việt Nam được coi là “điểm đến thân thiện an toàn” trong khi đó ở nhiều nơi trên thế giới chiến tranh xung đột xảy ra triền miên. Đó là cơ hội thu hút khách tới Việt Nam du lịch và tham gia các hội nghị, hội thảo; từ đó lượng khách đến với khách sạn Dân Chủ cũng tăng theo. Bên cạnh đó, khách sạn cũng có nhiều biện pháp thu hút khách như: sử dụng các biện pháp quảng caó qua các công ty du lịch, qua mạng Internet, đặc biệt qua sự truyền miệng của khách về chất lượng, sản phẩm của khách sạn, dịch vụ kinh doanh buồng ngủ đã có sự phát triển khá cao. Mặc dù các yếu tố bên ngoài đã tạo ra những bất lợi không nhỏ tới việc kinh doanh của khách sạn ( khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam á năm 1997, cạnh tranh trong cơ chế thị trường ngày càng quyết liệt...) nhưng khách sạn Dân Chủ vẫn ở trong số những khách sạn đứng vững. Làm được như vật là do khách sạn có sự thay đổi kịp thời trong kinh doanh về phương hướng, chiến lược tổng thể cũng như các cải tiến về cơ sở vật chất kỹ thuật, nhân sự. Năm 1999, cho thuê nhà hàng ăn Villa số 4 Phạm Sư Mạnh sớm hơn dự kiến. Nhờ vậy kinh doanh văn phòng tăng lên ở mức cao. Năm 2003 tăng 224.313.000 đồng tương ứng với 19,9% so với năm 2002, đóng góp đáng kể vào việc tăng doang thu của khách sạn.
Hoạt động kinh doanh vận chuyển có bước tiến lớn. Năm 2002 so với năm 2001 tăng 7,46%, năm 2003 tăng 50,12% so với năm 2001, với đội ngũ lao động trẻ năng nổ, nhiệt tình có năng lực, đội ngũ lái xe lành nghề, nhã nhặn, biết tiếng anh giao tiếp... đã gây dựng uy tín với khách hàng và mở ra triển vọng mới cho khách sạn.
Về kinh doanh mỹ nghệ của khách sạn có sự giảm sút đáng kể,cụ thể chỉ bằng 19,98% so với năm 2001. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do: thứ nhất, vị trí gian hàng mỹ nghệ của khách sạn ở vào góc khuất nên khách khó nhận biết, hơn nữa các hàng trưng bày còn đơn sơ chưa thu hút được sự chú ý của khách. Phố Tràng Tiền lại là nơi hội tụ của các phòng trưng bày, triển lãm và trong những năm gần đây hoạt động thuộc lĩnh vực này ở phố ngày càng đa dạng phong phú. Vì vậy khách sạn khó có thể cạnh tranh với các cơ sở khác về mặt kinh doanh này. Trước tình hình đó khách sạn đã có nhiều biện pháp như quảng cáo giới thiệu, bổ sung các mặt hàng phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách đặc biệt là việc nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.
Trong vài năm gần đây, nhìn chung khách sạn đã đi vào thế ổn định nên việc kinh doanh khá thuận lợi, doanh thu tăng ở hầu hết các dịch vụ cho thấy nhu cầu của khách ngày càng tăng, nhất là các dịch vụ bổ sung: dịch vụ Sauna Massage có sự đầu tư, thay đổi kịp thời ( tuyển thêm nhân viên kỹ thuật, bồi dưỡng tay nghề, sửa chữa lại thiết bị đặc biệt thay hệ thống xông khô, sử dụng điện sang sử dụng bằng than đem lại hiệu quả kinh tế cao ). Nhờ vậy năm 2002 tăng 279.575.000 đồng và doanh thu năm 2002 so với năm 2001 tăng 38,11%, trong thời gian 2 năm từ 2001 đến 2003 đã lê...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status