Luận án Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành Y tế Việt Nam - pdf 12

Download Luận án Tổ chức hạch toán kế toán trong các cơ sở y tế với việc tăng cường quản lý tài chính ngành Y tế Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng, sơ đồ
LỜI MỞ ĐẦU. 1
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁNKẾ TOÁN
TRONG CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP . 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP. 9
1.2. BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN KẾ TOÁN TRONG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP . 30
1.3. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG ĐƠNVỊ SỰ
NGHIỆP. 37
1.4. NỘI DUNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG ĐƠN VỊ SỰ
NGHIỆP . 40
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ
Y TẾ VIỆT NAM. 64
2.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM HIỆNNAY . 64
2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁCBỆNH VIỆN
VIỆT NAM HIỆN NAY. 89
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ TỔ CHỨC
HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ CỦA VIỆT NAM . 117
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH
TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM . 132
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020 132
3.2. SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁNKẾ TOÁN
TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM. 134
3.3. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ
TOÁN TRONG CÁC CƠ SỞ Y TẾ VIỆT NAM. 139
3.4. NỘI DUNG HOÀN THIỆN TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN TRONG CÁC
CƠ SỞ Y TẾ NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH NGÀNH Y TẾ VIỆT
NAM . 141
3.5. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP . 176
KẾT LUẬN CHUNG . 180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29238/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:


2.038 100 1.912 100 4.012 100
Nguồn thu từ NSNN 1.642 81 1.483 76 3.109 77
Thu viện phí+BHYT 396 19 429 24 903 23
Thu khác - 0 - - -
(Nguồn: Báo cáo tài chính các bệnh viện giai đoạn 2005 – 2007)
Khảo sát số liệu trên cho thấy, tại các bệnh viện trung ương và bệnh
viện tuyến tỉnh, số kinh phí từ NSNN cấp cho bệnh viện có chiều hướng tăng
qua các năm. Tuy nhiên trong thực tế phần lớn mức tăng trên là do thực hiện
chính sách tiền lương của Nhà nước. Riêng năm 2007, bước đầu triển khai cơ
chế quản lý tài chính mới, nguồn thu từ NSNN ở một số bệnh viện đã giảm
đáng kể như Bệnh viện Việt Đức giảm 52,2% so với năm 2006. Đối với số
liệu về nguồn thu viện phí và BHYT qua các năm ở tất cả các bệnh viện cho
thấy đây là nguồn tài chính có xu hướng tăng rõ rệt. Đặc biệt giai đoạn 2006 -
85
2007, do mới thực hiện cơ chế quản lý tài chính theo Nghị định 43/NĐ-CP,
nguồn thu viện phí và BHYT của các bệnh viện đã tăng đáng kể như mức
tăng nguồn thu này Bệnh viện Việt Đức là 26,2%. Đối với nguồn viện trợ số
liệu trên cho thấy, nguồn thu từ viện trợ thường không đều giữa các bệnh viện
và không đều giữa các năm. Nguồn thu này thường tập trung ở các bệnh viện
lớn nhưng cũng không có tính liên tục, không chủ động. Mặt khác, các bệnh
viện thường phải chi tiêu nguồn viện trợ theo định hướng của nhà tài trợ.
Ngoài thu từ viện trợ, các bệnh viện còn có nguồn thu từ các hoạt động dịch
vụ, cung ứng lao vụ do đơn vị tổ chức thực hiện như trông giữ xe, nhà thuốc,
dịch vụ giặt là, ăn uống, vệ sinh, phương tiện đưa đón bệnh nhân. Mức thu do
Ban Giám đốc bệnh viện quyết định theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí
và có tích luỹ.
Bên cạnh các nguồn thu mang tính truyền thống, để tăng cường nguồn
thu cho các bệnh viện, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính
phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ
chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập còn cho
phép các đơn vị sự nghiệp nói chung và các bệnh viện nói riêng vay vốn của
các tổ chức tín dụng, huy động vốn từ cán bộ, viên chức trong đơn vị, liên
doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước... Thực hiện tinh
thần của Nghị định 43/2006/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 15/TT-
BYT ngày 12/12/2007 hướng dẫn các cơ sở y tế công lập được phép huy động
vốn hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cơ sở vật
chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chuyên môn, sản xuất và
cung ứng dịch vụ của đơn vị. Đến nay bước đầu thực hiện chủ trương này,
một số bệnh viện đã xây dựng đề án và tiến hành huy động vốn của cán bộ
nhân viên bệnh viện để đầu tư thiết bị, máy móc hoạt động trong bệnh viện
như Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển Uông Bí,
86
Bệnh viện Bưu điện, Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái, Bệnh viện đa khoa tỉnh
Lâm Đồng... Hình thức huy động vốn được tiến hành theo chủ trương xã hội
hóa đã góp phần trang bị kịp thời những máy móc, thiết bị có công nghệ thích
hợp cho hoạt động chẩn đoán, điều trị; tăng cường trách nhiệm cho người sử
dụng; làm cho cán bộ nhân viên gắn bó với bệnh viện và có thêm kinh phí cho
các tổ chức đoàn thể hoạt động.
Thông qua việc xem xét số liệu về cơ cấu các nguồn thu của bệnh viện
điển hình là bệnh viện Việt Đức cho thấy đã có sự thay đổi đáng kể tỷ trọng
các nguồn thu qua các năm. Nguồn kinh phí do NSNN cấp có xu hướng giảm
dần qua các năm trong khi đó nguồn thu từ viện phí và BHYT đã nhanh
chóng chiếm tỷ trọng lớn. Các nguồn thu khác thường thiếu ổn định và chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng các nguồn thu. Điều này là hợp lý và thể hiện
được tác dụng của cơ chế tự chủ tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp. Vấn
đề này cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tổ chức hạch toán kế toán trong các
đơn vị sự nghiệp. Những ảnh hưởng cụ thể có thể thấy rõ là:
Thứ nhất, Đối với các nguồn thu từ NSNN mặc dù có xu hướng giảm
nhưng vẫn là nguồn thu quan trọng của nhiều bệnh viện. Các khoản thu này
được Nhà nước phân bổ và phải tuân thủ chặt chẽ chế độ chi tiêu của Nhà
nước do đó cần bố trí tổ chức hạch toán kế toán đảm bảo tính tuân thủ các quy
định chế độ tài chính, kế toán hiện hành để sử dụng có hiệu quả nguồn kinh
phí do NSNN cấp.
Thứ hai, Đối với khoản thu từ nguồn viện phí và BHYT. Mặc dù đây là
khoản thu Nhà nước khống chế mức thu theo khung giá nhưng có xu hướng
ngày càng tăng. Do đó nhu cầu đặt ra là phải tổ chức hợp lý phương pháp kế
toán các khoản thu để đảm bảo thu đúng, thu đủ, nâng cao quyền tự chủ của
đơn vị trong quá trình huy động và sử dụng nguồn kinh phí này.
87
Thứ ba, Đối với các khoản thu khác. Viện trợ là nguồn thu không
đồng đều và không chủ động của các bệnh viện giữa các năm lại phụ thuộc
nhiều vào mục tiêu của nhà tài trợ nên tổ chức kế toán các khoản thu từ
viện trợ cần lưu ý đến tình hình tiếp nhận và sử dụng các nguồn thu này sao
cho đúng mục đích để khai thác các quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc
tế. Trong các nguồn thu khác bao gồm cả số thu từ các hoạt động SXKD, từ
hoạt động liên doanh, liên kết của đơn vị. Đây là những khoản thu tiềm
năng đặc biệt trong điều kiện các bệnh viện được giao quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong tổ chức hoạt động. Đối với các khoản thu này, đơn
vị cần xây dựng phương án, kế hoạch cụ thể để đảm bảo hiệu quả của hoạt
động khi triển khai thực hiện.
Trên cơ sở số thu từ các nguồn, các bệnh viện tiến hành tập hợp các
khoản chi theo từng nhóm chi gồm: chi cho con người, chi chuyên môn
nghiệp vụ, chi mua sắm, sửa chữa lớn TSCĐ và chi quản lý hành chính, chi
khác. Cụ thể, nội dung của các nhóm chi này như sau:
- Nhóm 1: Chi cho con người
Bao gồm các khoản chi về lương, phụ cấp lương, các khoản phải nộp
theo lương. Đây là khoản bù đắp hao phí sức lao động, đảm bảo duy trì quá
trình tái sản xuất sức lao động cho bác sĩ, y tá, cán bộ công nhân viên của
bệnh viện. Trong những năm qua, nhóm chi này vẫn duy trì ở mức cao,
khoảng ¼ tổng số chi là do trong những năm qua có sự điều chỉnh chính sách
tiền lương của Nhà nước. Cùng với nguồn NSNN cấp, các bệnh viện phải tự
cân đối số chi trả lương từ các nguồn khác như thu viện phí để lại tại đơn vị
để thực hiện chế độ lương mới cho cán bộ công nhân viên. Do đó yêu cầu đặt
ra đối với các bệnh viện là cần có kế hoạch sắp xếp lao động theo hướng tinh
giảm biên chế.
88
- Nhóm 2: Chi chuyên môn nghiệp vụ
Bao gồm chi mua vật tư, hàng hóa phục vụ công tác khám chữa bệnh
và điều trị. Nhóm chi này phụ thuộc vào cơ sở vật chất và quy mô hoạt động
của bệnh viện. Có thể nói đây là nhóm chi quan trọng nhất, thiết yếu nhất, có
liên hệ chặt chẽ với chất lượng chăm sóc bệnh nhân và mục tiêu phát t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status