Phân tích SWOT của Anpha Petrol - pdf 12

Download Tiểu luận Phân tích mô hình SWOT của Anpha Petrol miễn phí

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ AN PHA PETROL

An pha Petrol có tiền thân là Công ty TNHH DV – TM Gia Đình được thành lập từ tháng 04/1999 chuyên kinh doanh gas dân dụng và gas công nghiệp. Đến tháng 4/2004 trên thị trường có nhiều biến động, đồng thời do nhu cầu phát triển nên Công ty Cổ phần Dầu khí An Pha S.G được thành lập với mục đích đầu tư và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng đầu vào cũng như hệ thống kho dự trữ đầu mối và vận tải LPG cho đối tác chiến lược và các công ty kinh doanh Gas dân dụng thương hiệu. Và thương hiệu Anpha Petrol tồn tại cho đến ngày hôm nay.
Công ty Cổ phần Dầu khí An Pha S.G là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh khí hóa lỏng (LPG) ở Việt Nam. Là một trong 3 công ty chiếm lĩnh thị phần gas dân dụng lớn nhất cả nước bao gồm Sài Gòn Petro, An pha Petrol và Petrolimex
Hơn thế nửa Anpha SG là một trong bốn công ty kinh doanh gas hàng đầu Việt Nam có hệ thống kho chứa đầu mối ở cả hai miền Nam Bắc (Petrolimex Gas, Petronas – Thăng Long Gas, Petro Vietnam Gas và An pha Petrol).
Đặc biệt là công ty gas duy nhất có hệ thống hoàn chỉnh từ khâu nhập khẩu, vận tải, tồn trữ đến phân phối bán buôn, bán lẻ trên địa bàn toàn quốc với qui mô lớn.

Hiện nay Anpha sở hữu cùng lúc 4 thương hiệu gas có mặt khắp ba miền Việt Nam:
• Ở miền Bắc thương hiệu Gia dinh Gas® thuộc Công ty TNHH Khí đốt Gia Định (Hà Nội) chiếm khoảng 10% thị phần, nằm trong Top 5 công ty có thị phần lớn nhất miền Bắc.
• Khu vực các tỉnh Tây Nguyên với thương hiệu Dakgas thuộc Công ty cổ phần Dầu khí An Pha Tây Nguyên chiếm trên 16% thị phần, riêng tỉnh Đăklăc nắm giữ trên 28%.
• Ở miền Nam, thương hiệu Gia dinh Gas® thuộc Công ty TNHH Dịch vụ - thương mại Gia Đình (Quận 9, TPHCM) chiếm 5% thị phần, nằm trong Top 10 công ty có thị phần lớn nhất miền Nam.
• Khu vực các tỉnh miền Đông Nam bộ có thương hiệu JP Gas thuộc Công ty TNHH sàn xuất và thương mại LPG Minh Thông chiếm 40% thị trường Tây Ninh
Nhìn chung, An pha Petrol nhanh chóng có được vị thế đó một phần rất lớn là do thiết lập được mối quan hệ hợp tác bền vững và tin cậy với những tên tuổi lớn trong ngành từ Bắc đến Nam như: Petro Vietnam, Petrolimex, Sài Gòn Petro, Thăng Long Gas, VTGas …
Ngành nghề kinh doanh của công ty bao gồm: mua bán khí hóa lỏng, vật tư-thiết bị dầu khí; đại lý kinh doanh xăng, dầu, nhớt; kinh doanh vận tải; kinh doanh vận tải sản phẩm dầu khí theo đường bộ, đường biển; chiết nạp sản phẩm dầu khí; lắp đặt, bảo dưỡng các công trình ngành dầu khí; cho thuê kho bãi, phương tiện vận tải chuyên dụng ngành dầu khí đường bộ, đường thủy; mua bán gỗ, vật liệu xây dựng, máy móc-thiết bị ngành công-nông nghiệp và xây dựng... Trong đó, kinh doanh khí hóa lỏng LPG vẫn là mảng hoạt động chính yếu của công ty và hàng năm chiếm một tỷ trọng đáng kể trong doanh thu của công ty.



CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT CHO ANPHA PETROL
1. Môi trường kinh doanh của Anpha Petrol
1.1 Môi trường vĩ mô
1.1.1 Yếu tố kinh tế.
• Kinh tế thuận lợi
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh, môi trường và chính sách đầu tư đã được lành mạnh hoá, cùng với sự phát triển của xã hội nhiều ngành nghề đòi hỏi phải nâng cao cả về lượng và chất. Gas là chất đốt sạch không gây ô nhiễm môi trường, không ăn mòn và tiện lợi trong vận chuyển, giảm thiểu ô nhiễm môi trường so với các chất đốt khác do đó Gas đang dần trở thành mặt hàng thiết yếu không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại trong dân dụng, thương mại, nông nghiệp và công nghiệp,... ngành dầu khí nói chung và kinh doanh khí hoá lỏng nói riêng đang là lĩnh vực rất phát triển ở Việt Nam. Tiêu dùng khí hoá lỏng cho cả lĩnh vực công nghiệp và dân dụng mỗi năm tăng 10% -15%.
• Sự biến động mạnh mẽ của giá
Giá bán LPG khá cao và không ổn định do phụ thuộc vào giá thế giới và thuế nhập khẩu đã đặt sức ép nặng nề lên các nhà kinh doanh và nhập khẩu LPG, tứ đó gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người tiêu dùng và quyền lợi hợp pháp của các hội viên Hiệp hội Gas Việt Nam. Theo biểu thuế hiện tại của Bộ Tài chính, thuế nhập khẩu mặt hàng LPG với thuế suất là 5%. Mức thuế này đã áp dụng hơn 10 năm nay, từ lúc giá LPG để tính thuế là 200 USD/tấn LPG trong khi giá LPG tính thuế hiện nay là 790 USD/tấn. hiện nay LPG nội địa sản xuất được trong nước chiếm 50 % tổng nhu cầu của cả nước, nhưng giá LPG trong nước được bán cho các doanh nghiệp cũng dựa trên công thức giá bán nhập khẩu bao gồm thuế nhập khẩu 5 %. Việc này đã làm cho giá LPG tại thị trường Việt Nam lên qúa cao và chưa hợp lý.

• Lạm phát
Tình hình lạm phát hiện nay ở Việt Nam lên tới mức báo động là 2 con số, vượt qua ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến nhiều tiêu cực trong đời sống kinh tế của chính phủ: làm suy vong nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó là sự tác động mạnh tới đời sống của người dân, nhất là dân cùng kiệt khi vật giá ngày càng leo thang.
Lạm phát vượt qua mức tối đa cho phép 9% và lạm phát năm 2008 tình đến nay là 22,3%. Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), 3 tháng 2008 tiếp tục lồng lên đến mức 9,19%, cao gấp ba lần cùng kỳ và bằng gần ba phần tư mức cả năm 2007, đã vượt qua mức theo mục tiêu đã đề ra cho cả năm 2008.
• Sự suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Những khó khăn do lạm phát để lại cho nền kinh tế nước ta chưa kịp hồi phục thì suy thoái kinh tế và khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào đầu năm 2008 đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tài chính của các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam.
• Tình hình GDP năm 2009
Theo Tổng cục Thống kê (GSO) thì nền kinh tế Việt Nam năm 2009 đã có những bước về đích khá ngoạn mục: GDP tăng dần qua các quý và tính cả năm, mức tăng này là 5,32%. Khu vực dịch vụ có mức tăng cao nhất (6,63%),kế đến là công nghiệp và xây dựng (tăng 5,52%), nông lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,83%. Tuy tốc độ tăng GDP năm 2009 tuy thấp hơn tốc độ tăng 6,18% của năm 2008 nhưng đã vượt mục tiêu 5% đề ra. Trong bối cảnh kinh tế suy thoái, đó là một thành công lớn. Nó còn cho thấy nền kinh tế nước ta đã vượt qua thời kỳ suy giảm tăng trưởng, chứng tỏ các chính sách, giải pháp ngăn chặn suy giảm triển khai trong năm là phù hợp với tình hình và có hiệu quả tích cực.



• Xuất nhập khẩu suy giảm vào năm 2009
Trong bối cảnh suy giảm của kinh tế toàn cầu, xuất khẩu đã không thể tăng trưởng 3% mà giảm 9,7% so với năm 2008. Kim ngạch xuất khẩu năm 2009 ước tính đạt 56,6 tỉ đô la Mỹ trong khi hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều tăng về lượng. Nhập khẩu hàng hóa cả năm ước tính 68,8 tỉ đô la Mỹ, giảm 14,7% so với năm 2008. Dù kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh hơn kim ngạch xuất khẩu nhưng nhập siêu hàng hóa năm nay ước tính vẫn ở mức 12,2 tỉ đô la Mỹ, giảm 32,1% so với năm 2008 và bằng 21,6% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2009.
• Lãi suất
Ngày 25/11/2009, trước những diễn biến phức tạp của thị trường, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã công bố một loạt giải pháp điều hành chính sách tiền tệ mới: tăng lãi suất cơ bản từ 7%/năm lên 8%/năm, tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng 5,44%, giảm biên độ tỷ giá xuống ±3%...
1.1.2 Yếu tố chính phủ và chính trị.
• Chính trị ổn định.
Sự ổn định chính trị tại VN có sức hút quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Và là một trong những yếu tố không thể thiếu, góp phần giúp Việt Nam có thể kiên trì chính sách phát triển kinh tế. Nền chính trị ổn định tạo cho Việt Nam có được một nền hoà bình và thịnh vượng. Nếu nhìn sang một số quốc gia trong khu vực, dễ thấy rằng, trừ Singapore, thì từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết các nước khu vực đều trải qua các cuộc đảo chính hay khủng hoảng chính trị. Trong khi đó, nền chính trị của Việt Nam luôn ổn định, đây là một đảm bảo cho sự gắn kết để thực hiện chính sách kinh tế nhất quán. tui cho rằng, thành công của sự nghiệp đổi mới của Việt Nam cũng là dựa trên sự ổn định chính trị này.


X226P902fGK43jq
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status