Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 - pdf 12

Download Đề tài Thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam đến 2010 miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương 1: Thực trạng thu hút và sử dụng ODA trong nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam 3
1.1. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam 3
1.1.1. Tình hình thu hút và giải ngân ODA tại Việt Nam 3
1.1.2. Thực trạng sử dụng ODA tại Việt Nam 7
1.1.2.1. Cơ cấu sử dụng ODA theo ngành, lĩnh vực 7
1.1.2.2. Cơ cấu sử dụng ODA theo vùng 10
1.1.2.3. Cơ cấu sử dụng ODA theo nhà tài trợ 12
1.2. Thực trạng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn ở Việt Nam 14
1.2.1. Thu hút ODA cho NN&PTNT ở Việt Nam 14
1.2.1.1. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực 18
1.2.1.2. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo vùng, lãnh thổ 25
1.2.1.3. Thu hút ODA cho NN&PTNT theo nhà tài trợ 26
1.2.2. Sử dụng ODA trong NN&PTNT ở Việt Nam 28
1.2.2.1. Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo lĩnh vực 28
1.2.2.2. Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo vùng 39
1.2.2.3. Giải ngân ODA cho NN&PTNT theo các nhà tài trợ 43
1.2.3. Đánh giá kết quả thu hút và sử dụng ODA trong NN&PTNT 46
1.2.3.1. Kết quả đạt được trong NN&PTNT 46
1.2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân 51
1.2.3.2.1. Tốc độ giải ngân chậm 51
1.2.3.2.2. Chính sách, thể chế và tổ chức bộ máy quản lý 54
1.2.3.3.3. Khó khăn trong công tác di dân, giải phóng mặt bằng 55
1.2.3.3.4. Hạn chế trong công tác đấu thầu 56
1.2.3.3.5. Hạn chế về trình độ cán bộ quản lý 58
Chương 2: Giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng vốn ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn 59
2.1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho nông nghiệp và phát triển nông thôn 59
2.1.1. Định hướng thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kì 2006-2010 59
2.1.1.1. Chính sách thu hút và sử dụng ODA tại Việt Nam nói chung thời kỳ 2006 – 2010 59
2.1.1.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng tại Việt Nam 60
2.1.2. Định hướng thu hút và sử dụng ODA cho NN&PTNT 61
2.1.2.1. Các lĩnh vực chủ yếu cần ưu tiên sử dụng ODA trong NN&PTNT 61
2.1.2.2. Định hướng cơ cấu vốn ODA ưu tiên sử dụng trong NN&PTNT thời kì 2006-2010 62
2.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA cho NN&PTNT 64
2.2.1. Nhóm các giải pháp tổng thể 65
2.2.1.1. Xây dựng chiến lược thu hút và sử dụng ODA 65
2.2.1.2. Tạo ra khung pháp lý thống nhất và hài hoà trong việc quản lý và sử dụng ODA 66
2.2.1.3. Hài hoà thủ tục pháp lý của Việt Nam với chính sách và hoạt động của nhà tài trợ 66
2.2.1.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát các dự án ODA 67
2.2.2. Nhóm giải pháp cụ thể cho ngành NN&PTNT 69
2.2.2.1. Hỗ trợ phát triển hạ tầng nông thôn, tạo cơ hội cho ngưòi nghèo tiếp cận các dịch vụ công cộng 70
2.2.2.2. Tăng cường vốn ODA hỗ trợ sản xuất nông nghiệp 72
2.2.2.3. Tiếp tục các chương trình hỗ trợ tín dụng cho người dân nông thôn nhất là những người ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số 73
2.2.2.4. Nguồn vốn ODA cần tập trung cải thiện chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cho người dân nông thôn 75
2.2.2.5. Sử dụng ODA để xây dựng hệ thống giáo dục công bằng hơn với người dân nông thôn 76
Kết luận 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29641/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Y tế nông thôn ở Quảng Ngãi
2001-2005
ADB
4
Tăng cường quản lý khẩn cấp sức khoẻ cộng đồng và chống bệnh dịch GĐII
2006-2009
UNDP
FAO
WHO
16.212
Y tế nông thôn Hoà Bình
2002-2005
ADB
3.2
Nguồn: ADB và isgmard.org.vn
Tín dụng nông thôn
Bất kì một quốc gia nào muốn phát triển đều cần có những nguồn vốn khác nhau. Đối với một nước còn nghèo, đã trải qua hai cuộc chiến tranh như Việt Nam, thì vốn phục vụ cho đầu tư phát triển kinh tế là rất cần thiết để phát triển kinh tế- xã hội. Khi Chính Phủ quyết định mở cửa nền kinh tế thì nhu cầu tín dụng của nhân dân càng tăng, trong khi việc cung cấp nguồn tín dụng cho nông thôn còn nhiều hạn chế do việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp rủi ro cao (sản xuất nông nghiệp lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên). Vấn đề này đã phần nào được giải quyết nhờ vào sự tài trợ của cộng đồng quốc tế với 48 dự án cho phát triển doanh nghiệp và phát triển nông thôn, chiếm 3.8% tổng số viện trợ không hoàn lại và 9.3% vốn vay trong nông nghiệp và phát triển nông thôn. Các nhà tài trợ trong lĩnh vực này chủ yếu là ADB, WB, IMF,… Ví dụ từ năm 1998-2001, WB đã chi 650000 USD cho dự án cấp tín dụng cho 250000 hộ nông thôn, trong đó một phần ba là phụ nữ. Các khoản vay tín dụng trung bình là 360 USD, được phân phối qua bảy ngân hàng và tỷ lệ hoàn trả rất cao 98%. Với 159 chiếc xe ngân hàng lưu động của WB trung bình mỗi tháng đến 62 địa điểm vùng xa phục vụ thêm 500 người vay. ADB, năm 2003 đã cho Ngân hàng NN&PTNT vay 90 triệu USD để mở rộng phạm vi tín dụng ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông nghiệp, đa số doanh nghiệp này đều thiếu vốn. Còn với các nhà tài trợ nói chung thì các khoản tài trợ thường qua Ngân hàng NN&PTNT hay Ngân hàng dành cho người cùng kiệt rồi đến tay người vay. Tuy nhiên, trong thời gian qua hiệu quả sử dụng đồng vốn này chưa cao do người nông dân chưa biết cách thức vay, chưa dám đầu tư vào nông nghiệp, lĩnh vực chịu nhiều rủi ro do thiên tai gây nên.
Bảng 1.18: Ba vốn vay lớn trong lĩnh vực tín dụng nông thôn
Nhà tài trợ
Mục đích tài trợ
WB
122 triệu USD
1997-2000
Tín dụng nông thôn: Tăng các nguồn sẵn có về tín dụng ngắn, trung, dài hạn trong lĩnh vực nông thôn. huy động tiền gửi tiết kiệm trong số hộ nghèo; tăng sự cạnh tranh trong việc cung cấp của các tổ chức tài chính nông thôn; nâng cao sự tiếp cận của người cùng kiệt với các dịch vụ tài chính chính thức.
ADB
46.37 triệu USD
1997-2001
Tài chính nông thôn: Tăng thu nhập của nông dân cùng kiệt và phát triển lao động sản xuất bằng cách tăng cường cung cấp tín dụng ngắn và trung hạn. Tăng cường hệ thống tài chính nông thôn nhằm gia tăng sự đa dạng hoá và tính cạnh tranh trong hệ thống và cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Pháp
15.02 triệu USD
1996-2000
Tái cung cấp tài chính của Chương trình tín dụng ngân hàng nông thôn: cung cấp vốn cho ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn để cho phép ngân hàng này tạo nguồn tín dụng nông thôn trung và dài hạn.
Nguồn: UNDP
Giáo dục nông thôn
Các dự án ODA tập trung hỗ trợ những cải thiện trong giáo dục tiểu học, một số dự án hướng vào vùng sâu, vùng xa và trẻ em dân tộc thiểu số như dự án phát triển giáo dục tại vùng dân tộc thiểu số của ADB trị giá 1.5 triệu USD, giúp xây dựng 103 phòng ở tập thể cho 824 học sinh ở những vùng khó khăn nhất như Lai Châu, Đắc Nông, Hà Giang và trợ giúp cải tiến chương trình đào tạo dạy học bằng ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số. Nguồn vốn ODA dành cho giáo dục nông thôn chủ yếu là viện trợ không hoàn lại, trong đó số tiền chi cho giáo dục tiểu học lên tới 12.7 triệu USD. Các chương trình dành cho trung học cơ sở đạt 50.8 triệu USD với ba nhà tài trợ lớn là ADB, Bỉ, Newzealand. Trong lĩnh vực dạy nghề, Đức cung cấp khoản viện trợ lớn, dự án có số vốn lớn như: Hợp tác tài chính về đầu tư một số trường dạy nghề - 12.64 triệu USD. Bên cạnh đó lĩnh vực dạy nghề còn được nhiều nhà tài trợ khác quan tâm: dự án tăng cường xoá đói giảm cùng kiệt thông qua đào tạo cán bộ xã hội (Canada – DANIDA)- 0.927 triệu USD; dự án giáo dục kỹ thuật dạy nghề (ADB, AFD, NDF, JICA)- 95.5 triệu USD; dự án nâng cao chất lượng và tăng cường hệ thống đào tạo giáo dục kĩ thuật và dạy nghề nông lâm nghiệp theo nhu cầu (Hà Lan)-6.887 triệu USD (không hoàn lại); dự án phổ cập và đào tạo nông lâm nghiệp vùng cao- pha bắc cầu (SDC)- 0.99 triệu USD (không hoàn lại) . Tuy tiền hỗ trợ cũng như sự quan tâm của các nhà tài trợ dành cho giáo dục không phải là nhỏ nhưng rất nhiều chương trình giáo dục không được giải ngân do trình độ quản lý yếu kém, nhiều dự án khi đi vào hoạt động đã không thực hiện đúng như mục tiêu ban đầu đã đặt ra.
Lĩnh vực đa ngành
Số lượng các dự án liên ngành chiếm tỷ lệ khá lớn 21.79% trong tổng số dự án cho nông nghiệp và phát triển nông thôn với 112 dự án. Tuy số lượng dự án khá lớn nhưng tổng giá trị của các dự án này chỉ có 66.1 triệu USD, trung bình 0.59 triệu USD/dự án, thấp hơn so với các dự án thuộc ngành khác.
Nhìn chung, các dự án liên ngành đều nhằm mục đích giảm cùng kiệt ở nông thôn và nâng cao đời sống của người nông dân. Trọng tâm của những dự án này thường theo vị trí địa lý được xác định rõ và thường hướng mục tiêu vào những nhóm cùng kiệt nhất và phụ nữ. Các dự án này nhằm cung cấp sự hỗ trợ đa dạng hoá trong một số lĩnh vực như: tín dụng và tiết kiệm, cấp nước và vệ sinh môi trường, hướng nghiệp, đào tạo và nâng cao năng lực, phát triển cộng đồng, sức khoẻ và dinh dưỡng, hỗ trợ nông nghiệp,… Các dự án thường nhằm kết hợp với các vấn đề như bất bình đẳng giới và ảnh hưởng về suy thoái môi trường, hay tăng cường công tác quy hoạch và biện pháp thực hiện có sự tham gia của dân.
Hỗ trợ chính sách và thể chế
Hành chính là lĩnh vực nhỏ nhất của ODA với tổng giá trị viện trợ là 24.99 triệu USD. Một số dự án này tập trung vào việc nâng cao hiệu quả hành chính công cấp tỉnh ở Đắc Lắc (Đan Mạch tài trợ), Quảng Trị (Thuỵ Điển tài trợ), Quảng Bình (UNDP, Hà Lan). Ở cấp quốc gia, Thuỵ Điển đang hỗ trợ hai dự án nhằm cải thiện công tác quản lý và phân bổ đất đai, trong khi UNDP và Hà Lan cùng chung dự án hỗ trợ cải cách hành chính công ở Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Chính Phủ Đức đang tài trợ nhằm đóng góp vào quá trình phát triển dân chủ và cải cách bộ máy nhà nước trong khi đang hỗ trợ quá trình phát triển các tổ chức xã hội và khu vực tư nhân nông thôn. Đức cũng đang hỗ trợ tài chính cho dự án nhằm tăng cường hệ thống hành chính sự nghiệp ở cấp trung ương và cấp tỉnh. Các tổ chức khác như FAO, ADB, Đan Mạch cũng có những dự án hỗ trợ cải cách chính sách nông nghiệp.
1.2.2.2. Sử dụng ODA cho NN&PTNT theo vùng
Các dự án khi thực hiện ở một vùng thì kết quả của nó thường không chỉ dành cho vùng đó mà có tác động lan toả tới các vùng khác. Vì vậy, trong những phân tích dưới đây, khi một dự án được thực hiện ở nhiều vùng thì các nơi liên quan đều được liệt kê. Con số tổng dự án sẽ lớn hơn con số dự án thực tế được thực hiệ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status