Thực trạng và giải pháp cho hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Thực trạng và giải pháp cho hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư tại Tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam miễn phí



Khi thu nhập của dân cư tăng cao, ngoài chi phí cho sinh hoạt đời sống hàng ngày thì họ còn dư một số tiền nhàn rỗi.Những nguồn vốn nhàn rỗi này trong dân cư là khá nhiều và họ thường dùng để đầu tư.Có nhiều hình thức đầu tư như gửi tiết kiệm tại ngân hàng hay cho vay hay tự mình đầu tư.Ngoại trừ những thành phần tự mình đầu tư, số còn lại chiếm đa số là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, họ thường gửi tiết kiệm hay chọn các hình thức gửi vốn đầu tư vào các công ty tài chính để họ thay mình đầu tư. Điều này khiến các Công ty tài chính nhanh chóng phát sinh ra một nghiệp vụ mới - Uỷ thác đầu tư, để có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào này. Tuy nhiên tâm lý những người Uỷ thác rất khó nắm bắt và thuyết phục . Điều này tạo ra sự không ổn định trong lượng vốn huy động và nó có ảnh hưởng đến nguồn vốn đầu tư của công ty tài chính.Việc lượng vốn huy động được không ổn định sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến các quyết định đầu tư của công ty, làm cho công ty rơi vào tình trạng bị động. cần đánh giá đúng nhân tố này và có những biện pháp gây dựng uy tín mới có thể thu hút khách hàng được từ đó hoạt động Uỷ thác mới đứng vững là phát triển được.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29521/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

y, tình hình thị trường và những điều kiện có liên quan để từ đó thiết lập một tỉ lệ thích hợp cho việc bán trực tiếp hay nhận Uỷ thác đầu tư. Đối với nghiệp vụ mua bán trực tiếp sẽ do phòng Dự án và phòng Chứng từ có giá thực hiện, còn nghiệp vụ nhận Uỷ thác đầu tư sẽ được chuyển cho phòng Uỷ thác đảm nhận.Tất cả các quy trình nhận Uỷ thác đầu tư được thực hiện theo quy chế pháp luật, quy định của công ty, biểu mẫu hợp đồng khung và biểu phí chung.Những yếu tố này do phòng Uỷ thác tự thiết kế và thực hiện, sau đó sẽ trình phê duyệt về thêm về những yếu tố như : giá nhận Uỷ thác, có cho trả chậm hay không,  được phép trả chậm với tỉ lệ là bao nhiêu và trong bao lâu…. Sau khi hoàn tất và được phê duyệt, phòng Uỷ thác sẽ làm đầu mối để hướng dẫn tất cả các phòng trên toàn chi nhánh thực hiện.Cụ thể từng bước trong quy trình như sau
B1) Nghiên cứu cơ hội đầu tư, nhu cầu vốn Uỷ thác đầu tư
Trên cơ sở danh mục đầu tư do Tổng Giám đốc phê duyệt, căn cứ vào thị trường và kế hoạch IPO của các doanh nghiệp, Tổ Uỷ thác đầu tư B. Quản lý vốn & Tài sản phối hợp với Ban Đầu tư nghiên cứu cơ hội đầu tư cổ phần của các doanh nghiệp đã cổ phần hoá và chuẩn bị IPO, đề xuất việc nhận Uỷ thác đầu tư (trước hay sau đầu tư tuỳ vào tình hình cụ thể).
B2)Lập phương án nhận Uỷ thác đầu tư
Trên cơ sở đề xuất việc nhận Uỷ thác đầu tư của Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư, ban Lãnh đạo công ty đồng ý về nguyên tắc, Phòng lập phương án nhận Uỷ thác đầu tư trình Ban lãnh đạo công ty phê duyệt.
B3) Trình duyệt phương án nhận Uỷ thác đầu tư
Hoàn thiện phương án nhận Uỷ thác đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (Ban Tổng giám đốc, HĐĐT, HĐQT):
- Trường hợp phương án không được phê duyệt: quay trở lại 1.2
- Trường hợp phương án được phê duyệt, tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
B4) Marketing sản phẩm Uỷ thác đầu tư
- Căn cứ vào nội dung phương án nhận Uỷ thác đầu tư được duyệt, bộ phận Uỷ thác đầu tư Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư xây dựng bản chào dịch vụ nhận Uỷ thác đầu tư và các mẫu biểu của hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư.
- Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư và P. Mar&CNTT phối hợp trong việc quảng bá sản phẩm dịch vụ Uỷ thác đầu tư đến với khách hàng thông qua trang web nội bộ, các trang web chuyên ngành, các báo, tạp chí,...
B5) Sản phẩm Uỷ thác đầu tư trước đấu giá và sau đấu giá
Đối với sản phẩm Uỷ thác đầu tư trước đấu giá, tiếp tục thực hiện từ bước B6 đến B10.
Đối với sản phẩm Uỷ thác đầu tư sau đấu giá, tiếp tục thực hiện bước 1.10.
B.6) Tổ chức nhận hồ sơ đăng kí, thu tiền đặt cọc
Căn cứ tổng hạn mức đã được phê duyệt tại phương án nhận Uỷ thác đầu tư:
- Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư làm đầu mối hướng dẫn khách hàng đăng kí Uỷ thác, hoàn thiện hồ sơ đăng kí Uỷ thác đầu tư và nộp tiền đặt cọc Uỷ thác.
- Phòng kế toán kiểm tra, đối chiếu số liệu Uỷ thác và chuyển tiền hàng ngày.
B7) Tổng hợp, xác nhận, thống nhất số liệu
Hết thời hạn đăng kí Uỷ thác và nộp tiền đặt cọc (hay sau khi đã nhận đủ hạn mức) Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư, P. Kế toán đối chiếu, tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu: tổng số cổ phần thực đăng kí, tổng số tiền đặt cọc tương ứng,.. thông báo số lượng cổ phần đăng kí Uỷ thác cho Ban đầu tư và Ban lãnh đạo công ty.
B8) Lập kế hoạch dòng tiền
Theo phương án đầu tư đã được phê duyệt, Ban đầu tư, Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư lập kế hoạch dòng tiền của đơn vị mình chuyển đến Bộ phận Quản lý dòng tiền – Phòng Kế toán.
B9) Đấu giá hay phân bố số cổ phần Uỷ thác thực tế cho khách hàng
Đối với các sản phẩm Uỷ thác trước đầu tư: Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư tiến hành đặt cọc và thực hiện các thủ tục đấu giá, căn cứ vào kết quả đấu giá thực tế (sau khi đã tính chi phí vốn), trình Ban Lãnh đạo công ty phân bố tỉ lệ cổ phiếu trúng đấu giá, giá trúng thầu bình quân của PVFC.
Đối với các sản phẩm Uỷ thác sau đầu tư: trên cơ sở số lượng cổ phần đăng kí của khách hàng, ban Đầu tư phân bổ số lượng cổ phần Uỷ thác thực tế.
B.10) Thông báo tỉ lệ trúng thầu và giá trúng thầu
Phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư tiến hành thông báo cho khách hàng tỉ lệ trúng Uỷ thác đầu tư, số cổ phần thực tế được Uỷ thác, giá Uỷ thác, số tiền phải nộp và các nội dung khác liên quan đến đợt nhận Uỷ thác.
B11) Thông báo, trả tiền trong trường hợp không trúng thầu
Trong trường hợp PVFC không trúng thầu: phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư phối hợp với phòng kế toán tiến hành chuyển trả tiền đặt cọc cho khách hàng (theo yêu cầu).
B12) Thu vốn Uỷ thác đầu tư đợt 2
Căn cứ vào số cổ phần khách hàng được Uỷ thác và giá Uỷ thác thực tế, phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư phối hợp với phòng kế toán tiến hành thu tiền Uỷ thác của khách hàng.
B13) Kiểm tra hồ sơ khách hàng
Bộ phận Uỷ thác đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ Uỷ tháccủa khách hàng, các chứng từ có liên quan đến quá trình nhận Uỷ thác đầu tư, cập nhật phần mềm đảm bảo đúng, chính xác.
B14) Giao kết hợp đồng Uỷ thác đầu tư
Theo nội dung phương án Uỷ thác, số cổ phần được Uỷ thác và giá Uỷ thác thực tế của từng khách hàng, bộ phận Uỷ thác đầu tư phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư tiến hành lập hợp đồng Uỷ thác đầu tư và kí kết hợp đồng với khách hàng.
B15) Theo dõi, quản lý hợp đồng Uỷ thác đầu tư của khách hàng
- Chuyên viên phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư được giao nhiệm vụ quản lý khách hàng chịu trách nhiệm tập hợp, cập nhật và quản lý toàn bộ văn bản, tài liệu liên quan đến đợt nhận Uỷ thác đầu tư.
- Chuyên viên phòng quản lý vốn Uỷ thác đầu tư thực hiện việc theo dõi, quản lý hợp đồng Uỷ thác đầu tư, bao gồm:
- Thông báo cho khách hàng những quyền lợi và các thông tin cần thiết phát sinh liên quan đến cổ phần của khách hàng trong thời hạn Uỷ thác, đồng thời cập nhật hồ sơ khách hàng.
- Thu phí trả chậm.
- Thực hiện việc chuyển nhượng hợp đồng Uỷ thác đầu tư theo yêu cầu của khách hàng trong thời hạn Uỷ thác.
B16) Kết thúc hợp đồng Uỷ thác đầu tư
Hợp đồng Uỷ thác đầu tư được kết thúc theo quy chế hoạt động nhận Uỷ thác đầu tư của PVFC.
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nhận UTĐT
                        3.1.Nhân tố khách quan
Hệ thống pháp luật
Bất cứ hoạt động kinh tế nào diễn ra trên thị trường đều phải tuân theo quy định của pháp luật.Yếu tố pháp luật có ảnh hưởng không nhỏ đến sự trơn tru của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động Uỷ thác đầu tư nói riêng. Có thể nói yếu tố pháp luật là một nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Uỷ thác đầu tư vì nó mang tính bắt buộc và mang tính định hướng cho hoạt động Uỷ thác.Pháp luật chính là một trong những công cụ quản lý ở tầm vĩ mô của nhà nước.Bất cứ sự thay đổi nào của pháp lu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status