Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU - pdf 12

Download Khóa luận Những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Lời nói đầu
Chương I: Những vấn đề lý luận cơ bản về thị trường quốc tế và cạnh tranh trong thị trường quốc tế 1
1. Khái niệm và vai trò của thị trưòng quốc tế đối với nền kinh tế Việt Nam 1
Khái niệm và những yếu tố đặc trưng cơ bản của thị trường quốc tế . 1
Vai trò của thị trường quốc tế . 2
2. Cạnh tranh trong thị trường quốc tế . 3
Khái niệm 3
Vai trò của cạnh tranh trên thị trường quốc tế . 4
Các yếu tố quyết định cạnh tranh 5
Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng nông sản . 7
3. Tổng quan về thị trường nông sản thế giới và khả năng cung cấp hàng nông sản của Việt Nam . 8
Đặc điểm thị trường nông sản thế giới 8
Xu hướng của thị trường nông sản thế giới . 9
Tình hình cung cấp một số mặt hàng nông sản của thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam 10
Chương II: Thực trạng và khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU 16
1. Khái quát thị trường nông sản EU và tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam . 16
Khái quát thị trường nông sản EU . 16
Tiềm năng của thị trường EU đối với hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 22
2. Một số đối thủ cạnh tranh của Việt Nam về hàng nông sản tại thị trường EU 23
ASEAN . 24
Các nước Châu Mỹ La Tinh 31
Các nước Châu Á khác . 32
3. Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU 34
Thuận lợi . 34
Khó khăn . 36
Nguyên nhân gây ra những khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU . 38
Chương III: Những giải pháp chủ yếu tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam tại thị trường EU 44
1. Định hướng đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam 44
1.1 Định hướng chung . 44
1.2 Mục tiêu cụ thể tại thị trường EU . 46
2. Những giải pháp nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam tại EU 47
2.1 Nhóm các giải pháp chung . 47
2.2 Các giải pháp cụ thể cho từng mặt hàng nông sản xuất khẩu vào EU 52
3. Kiến nghị với Nhà nước . 54
3.1 Mở rông hoạt động ngoại giao tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế nói chung và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản nói riêng . 54
3.2 Tạo lập và hoàn thiện môi trường kinh doanh cho các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu nông sản Việt Nam . 54
3.3 Xúc tiến gia nhập WTO . 56
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29517/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nhiều so với Thái Lan như vậy không phải là do trong nước không sản xuất được. Thực tế, hàng năm cả nước sản xuất khoảng 3,8 triệu tấn trái cây và 5 triệu tấn rau thì xuất khẩu chỉ chiếm 15 - 20% trong giá trị tổng sản phẩm vì không đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa thể thâm nhập được vào các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật, Úc. Rau quả Việt Nam chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc (60%), Nhật Bản (7,2%), EU (6,5%), Bắc Mỹ (4%) Hồ Sơ xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam - Bộ Thương Mại.
.
Theo tiến sĩ Roger H. Ford - chuyên gia của "Dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam" (VNCI) - "Năng lực cạnh tranh không phải là nguồn tài nguyên dồi dào, không phải là nguồn nhân công rẻ, những ưu đãi của Chính phủ. Năng lực cạnh tranh là sự tăng năng suất một cách bền vững và được xây dựng bằng mối liên kết ngành. Mà đó là điều ngành trái cây Việt Nam còn thiếu".
Thực tế, diện tích trồng cây ăn trái Việt Nam chưa có kế hoạch qui hoạch tổng thể trên qui mô cả nước. Do đó, rau quả của Việt Nam năng suất thấp, chất lượng kém, không đồng đều, giá thành sản phẩm cao, chưa có nhiều giống tốt, qui trình canh tác, chăm bón lạc hậu, sâu bệnh nhiều, chưa đảm bảo được yêu cầu rau quả sạch. Tổ chức và kỹ thuật thu hái, vận chuyển - bảo quản chưa tốt, gây tổn thất lớn sau thu hoạch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng và tăng giá thành sản phẩm, do đó tiêu dùng trong nước là chính. Hạn chế lớn nhất vẫn là ý thức của các thương gia Việt Nam, họ chỉ biết mạnh ai nấy xuất, thậm chí còn phá giá lẫn nhau,… trong khi thị trường EU đòi hỏi lượng hoa quả xuất sang phải đồng đều về chủng loại, chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn, … Đặc biệt, xây dựng thương hiệu cho rau quả Việt Nam là rất quan trọng. Các sản phẩm rau quả Việt Nam nếu dán nhãn ghi rõ thương hiệu, xuất xứ, tiêu chuẩn chất lượng,…sẽ tạo niềm tin rất lớn đối với người tiêu dùng EU và gây được chữ tín cho các nhà xuất khẩu rau quả Việt Nam về mặt dài hạn.
Ý thức được hàng loạt các điểm yếu trên, Việt Nam đã đề ra nhiều chiến lược phát triển sản xuất và tăng cường xuất khẩu sang thị trường EU. Trong đó, phải có được thương hiệu đặc sản, từng bước xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh theo tiêu chí quốc tế để đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường EU. Quan trọng nhất là hình thành liên kết ngành giữa các Công ty sản xuất và xuất khẩu cùng chủng loại, giữa các ngân hàng, Công ty bảo hiểm, tổ chức kiểm dịch, quản lýý chất lượng để nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng rau quả Việt Nam với rau quả của Thái Lan.
Điểm khác biệt giữa rau quả xuất khẩu của Việt Nam và rau quả xuất khẩu của Thái Lan là: tỷ lệ rau quả chế biến của Thái Lan cao hơn rất nhiều so với Việt Nam, trong khi rau quả Việt Nam xuất sang EU chủ yếu là rau quả tươi, còn đã qua chế biến thì chỉ có dứa đóng hộp, dưa chuột muối,… Tuy nhiên, ngành sản xuất rau quả của Thái Lan hiện nay cũng vấp phải một số vấn đề về chất lượng và an toàn. Một số vấn đề an toàn thực phẩm chính mà Thái Lan gặp phải là các nhà sản xuất thực phẩm và nông dân không thựchiện đầy đủ các qui định trong hiệp định về vệ sinh thực phẩm (SPS), các sản phẩm có vi sinh học hay tồn dư hoá chất ở các mức không thể chấp nhận được. Các vấn đề khác cũng bao gồm thiết bị kiểm tra hạn chế và hệ thống chứng nhận đối với rau quả tươi và chế biến còn yếu kém. Ngoài ra, nguồn cung cấp hoa quả cho các nhà chế biến hoa quả Thái Lan vẫn chưa được chắc chắn. Có thể do thời tiết mà vào nhiều thời điểm, các nhà chế biến phải chờ nguồn cung cấp hoa quả mới tiếp tục sản xuất được.
Như vậy việc sản xuất và xuất khẩu rau quả của Thái Lan không phải là không có điểm yếu. Cả Việt Nam và Thái Lan đều cố gắng đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, vệ sinh, an toàn để có thể xuất khẩu rau quả vào EU. Việt Nam hiện đang xuất rau quả sang EU với một lượng nhỏ hơn rất nhiều so với Thái Lan nên ở một khía cạnh nào đó, cơ hội để Việt Nam đạt được những tiêu chuẩn trên cũng dễ dàng hơn Thái Lan. Trong tương lai, rau quả Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp tục cạnh tranh với rau quả Thái Lan vì mới đây, Bộ Nông nghiệp và các Hợp tác xã Thái Lan đã ký hiệp định với Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc về việc nhận sự giúp đỡ của FAO về kỹ thuật trong đào tạo và lập chương trình kiểm soát có hiệu quả nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc tế đối với rau quả xuất khẩu của Thái Lan. Cụ thể, FAO sẽ giúp đỡ về chuyên môn để đảm bảo sản xuất rau quả tươi và chế biến của Thái Lan đáp ứng được hiệp định về vệ sinh thực phẩm của WTO và các yêu cầu về an toàn thực phẩm của Uỷ ban mà thực phẩm của FAO/ WHO. Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam cũng nên sớm ký kết một hiệp định tương tự như hiệp FAO - Thái Lan đề nghị FAO giúp đỡ Việt Nam nâng cao chất lượng rau quả, đạt tiêu chuẩn WTO để được thị trường EU chấp nhận.
Cạnh tranh về cao su xuất khẩu với Thái Lan, Indonêsia, Malaysia.
Năm 2002, Việt Nam đã xuất khẩu 449 nghìn tấn cao su với trị giá 268 triệu USD, trong đó xuất sang EU 56 nghìn tấn (chiếm 12,5% tổng sản lượng xuất khẩu cao su Việt Nam) Vụ Tổng hợp kinh tế - Bộ Ngoại Giao.
. Tuy sản lượng cao xuất khẩu tăng đáng kể so với năm 2001 nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với sản lượng xuất khẩu của Thái Lan, Indonêsia, Malaysia.
Bảng 10: Xuất - nhập khẩu cao su thiên nhiên.
(Đơn vị: 1000 tấn)
Năm
2001
2002
Xuất khẩu
4.844
4.520
+ Thái Lan
2.252
2.050
+ Indonêsia
1.430
1.320
+ Việt Nam
297
449
+ Malaysia
151
139
+ Liberia
129
131
Nhập khẩu
4.844
4.520
+ Hoa kỳ
965
970
+ Trung Quốc
830
840
+ Nhật Bản
740
755
+ Hàn Quốc
329
331
+ Pháp
300
305
+ Đức
240
245
Nguồn: Tình hình kinh tế thế giới 2000- Bộ Thương mại.
Nhìn vào bảng trêncó thể thấy rõ rằng, trong khối ASEAN nói riêng và trên toàn thế giới nói chung, các nước Thái Lan, Indonêsia, Việt Nam, Malaysia là những nước xuất khẩu cao su tự nhiên lớn nhất (chiếm 80% lượng cao su tự nhiên trên thế giới). Thái Lan dẫn đầu với khối lượng xuất khẩu năm 2002 là 2.050 nghìn tấn. Tiếp theo là Indonêsia, Việt Nam đứng vị trí thứ 3 với khối lượng xuất khẩu chỉ bằng khoảng 1/5 khối lượng xuất khẩu của Thái Lan. Sự chênh lệch trong khối lượng xuất khẩu giữa Việt Nam, Thái Lan và Indonêsia càng được thể hiện rõ hơn tại thị trường EU, khi khối lượng xuất khẩu của Thái Lan tại thị trường này là 453 nghìn tấn FAO - Commodity Review 2001 - 2002.
, gấp 8 lần khối lượng xuất khẩu của Việt Nam tại trường EU và xấp xỉ tổng khối lượng 280 nghìn tấn FAO - Commodity Review 2001 - 2002.
, gấp 5 lần khối lượng cao su Việt Nam tại thị trường này. Điều này cho thấy cả Thái Lan, Indonêsia đều rất chú trọng xuất khẩu cao su vào thị trường EU nên việc Việt Nam muốn tăng khối lượng xuất khẩu vào EU là rất khó. Vì, cho dù tổng khối lượng cao su mà EU nhập khẩu từ các nước có thể lên, xuống nhưng xét một cách tương đối, nhu cầu về cao su của thị trường EU là ổn ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status