Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ miễn phí



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
CAM ĐOAN
DANH MỤC BẢNG BIẾU
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
CHUƠNG I: SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 1
I. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 1
1. Một số quan niệm về lực lượng lao động trẻ 1
2. Các bộ phận cấu thành (phân loại) 5
3. Vai trò của lực lượng lao động trẻ đối với sự nghiệp phát triển đất nước 5
II. Một số vấn đề về việc làm 7
1. Những đặc điểm chung 7
2. Đặc điểm về việc làm của lực lượng lao động trẻ 12
3. Sự cần thiết tạo việc làm cho lao động trẻ 15
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề giải quyết việc làm 19
1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 19
2. Hệ thống luật pháp và các chính sách tác động đến giải quyết việc làm 21
3. Quy mô và sự phân bố dân số - nguồn nhân lực. 23
4. Vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập 24
4.1. Cơ hội 24
4.2. Thách thức 25
5. Đô thị hóa 26
6. Sự phát triển của khoa học công nghệ 27
 
 
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 28
I. Phân tích và đánh giá thực trạng lực lượng lao động trẻ 28
1. Quy mô 28
2. Cơ cấu 30
2.1. Cơ cấu theo giới tính 30
2.2. Cơ cấu theo vùng, lãnh thổ 32
3. Chất lượng lực lượng lao động trẻ 33
3.1. Trình độ học vấn 33
3.2. Trình độ chuyên môn kỹ thuật 36
II. Phân tích và đánh giá thực trạng việc làm cho lực lượng lao động trẻ 39
1. Quy mô số việc làm 39
2. Cơ cấu việc làm 40
2.1 Cơ cấu theo nhóm ngành 40
2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế 43
2.3. Cơ cấu theo vị thế 44
3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm 46
3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị 46
3.2 Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động nông thôn 47
III. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm trong giai đoạn từ năm 2000 đến nay 49
1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân thành công. 50
1.1. Kết quả đạt được 50
1.2. Nguyên nhân thành công 64
2. Mặt hạn chế của chính sách và những nguyên nhân tồn tại 65
2.1 Mặt hạn chế 65
2.2 Nguyên nhân hạn chế 68
3. Bài học kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra 69
3.1 Bài học kinh nghiệm 69
3.2 Những vấn đề đặt ra 70
CHƯƠNG III: HOÀN THIỆN CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRẺ 72
I. Định hướng mục tiêu giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trẻ của Nhà nước ta trong những năm tới 72
1. Quan điểm 72
2. Mục tiêu 73
3. Phương hướng 75
II. Các nhóm giải pháp 76
1. Nhóm giải pháp về phát triển kinh tế 76
1.1. Các chính sách tăng trưởng kinh tế tạo việc làm 76
1.2. Chính sách kích cầu và cơ chế huy động các nguồn vốn đầu tưu toàn xã hội cho phát triển sản xuất kinh doanh tạo nhiều việc làm 78
1.3 Các chính sách hạn chế tác động rủi ro của cải cách thể chế và các rủi ro xã hội khác đến người lao động nói chung, thanh niên nói riêng 79
1.4. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế vĩ mô nhằm đối xử công bằng giữa các thành phần kinh tế. 80
2. Nhóm các giải pháp trực tiếp tạo việc làm 81
2.1 Các giải pháp hỗ trợ trực tiếp thông qua hoạt động cho vay vốn của Quỹ 120 81
2.2 Giải pháp hỗ trợ xuất khẩu lao động và chuyên gia 82
2.3 Nhóm giải pháp về giáo dục và đào tạo nghề 83
3. Nhóm các giải pháp hỗ trợ 86
3.1 Nâng cao năng lực các Trung tâm Giới thiệu Việc làm 86
3.2 Xây dựng và phát triển hệ thống sàn giao dịch hiệu quả và có thương hiệu. 87
3.3 Hoàn thiện hệ thống thông tin thị trường lao động 90
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30054/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ong nông nghiệp, tăng dần lao động trong công nghiệp và dịch vụ. Năm 2000, cả nước có 69% lao động làm việc trong lĩnh vực nông – lâm – thủy sản, 10,9% làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và 20,1% lao động làm trong lĩnh vực dịch vụ. Đến năm 2005, cơ cấu này đã có sự thay đổi, giảm xuống còn 60,5% đối với lao động nông – lâm – ngư nghiệp và tăng ở các ngành công nghiệp, xây dựng là 14,4%, và dịch vụ là 25,1%. Đến nay(ăm 2007), tỷ lệ lao động trẻ họat động trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là 53,4%; công nghiệp và xây dựng là 24,2 %; dịch vụ là 22,4%. Dự báo xu hướng chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ tiếp tục tăng, đến năm 2010, dân số lao động trong nông nghiệp chỉ còn khoảng 50%.
Bên cạnh đó, theo kết quả thống kê Lao động - Việc làm từ năm 2001 – 2007 cho thấy, lao động trong nhóm tuổi 19 – 24 có tỷ trọng nữ làm công việc dịch vụ cao hơn so với nam và cao hơn so với tỷ lệ chung của toàn bộ lao động của nhóm tuổi này. Nguyên nhân là do có một tỷ lệ lớn lao động trẻ đã tham gia vào công việc buôn bán nhỏ, nhất là buôn bán các sản phẩm nông nghiệp. Đối với nhóm từ 15 – 34 tuổi thì tỷ lệ nam giới làm trong ngành công nghiệp – xây dựng cao hơn nhiều so với nữ do họ có sức khỏe tốt hơn.
2.2 Cơ cấu theo các thành phần kinh tế
Từ sau quá trình cải cách và đổi mới kinh tế - xã hội, các loại hình kinh tế phát triển đã có điều kiện để phát triển mạnh mẽ. Do đó vấn đề việc làm và vai trò, vị trí của lao động trẻ có sự thay đổi đáng kể. Theo kết quả điều tra Lao động – Việc làm toàn quốc chỉ có 9% thanh niên làm việc trong khu vực Nhà nước, 17,7% thanh niên làm việc hưởng lương ngoài khu vực Nhà nước, 55,3% lao động trong hộ gia đình không hưởng lương, 16,5% ; lao động tự do, đặc biệt có 1% là chủ doanh nghiệp tư nhân.
Biểu đồ 6: Cơ cấu việc làm phân theo thành phần kinh tế năm 2007
Quan sát trên biểu đồ, đa số (57%) lao động trẻ tham gia lao động dưới hình thức tự làm việc, chủ yếu là nghề nông, chỉ có 13% tham gia lao động trong các doanh nghiệp nhỏ của gia đình, 7% tham gia lao động ở khu vực kinh tế Nhà nước. Mặc dù cải cách kinh tế đã đề cao vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, song tỷ lệ lao động trẻ hoạt động kinh tế trong lĩnh vực này vẫn rất khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở 6%. Thấp hơn nữa (5%) là lực lượng lao động trẻ công tác trong các cơ sở liên doanh với nước ngoài hay có tòan bộ vốn nước ngoài.
Những kết quả trên đã cho thầy rõ lao động trẻ ít có cơ hội làm việc trong khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và tỷ trọng phân công lao động đã lỗi thời, với tỷ trọng nông nghiệp cao trong nền kinh tế nói chung. Trong hầu hết các trường hợp, các cơ sở sản xuất kinh doanh ngần ngại tuyển dụng lao động trẻ bởi lý do chi phí dado tạo cao. Đây là một nghịch lý vì các khu chế xuất ở miền Nam đều đang cần thêm lao động nhưng lại không tuyển dụng đủ số lao động cần thiết. Tay nghề trình độ thấp, chỉ có khả năng lao động thủ công là những yếu tố đang cản trở thanh niên Việt Nam tìm được việc làm trong những khu vực sản xuất công nghiệp và các lĩnh vực có công nghệ hiện đại khác. Các xí nghiệp tư nhân và quy mô nhỏ tuy được coi là nguồn tạo công ăn việc làm, nhưng cũng gặp phải nhiều bất cập trong tuyển dụng và đào tạo lao động trẻ nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ năng tay nghề. Khu vực Nhà nước chỉ đáp ứng được 7% việc làm cho lực lượng lao động trẻ. Chế độ bảo hiểm xã hội và các phúc lợi bảo trợ xã hội khác mà việc làm trong khu vực Nhà nước có được hầu như còn “nằm ngoài tầm tay” với phần lớn thanh niên hiện nay, đặc biệt là nhóm thanh niên ở độ tuổi từ 15 – 29.
2.3. Cơ cấu theo vị thế
Vị thế công việc ở Việt Nam được hiểu là các loại làm việcquan trọng và hữu ích bao gồm: chủ sử dụng lao động; tự làm việc cho bản thân; làm công; làm việc gia đình không hưởng công và những người không thuộc vị thế công việc nào do không có đầy đủ thông tin.
Tuy nhiên, vì không có điều kiện nghiên cứu sâu theo từng thành phần theo cách phân loại trên và để đơn giản hóa cho việc nghiên cứu, bài viết sẽ nghiên cứu vị thế lao động theo hai khía cạnh chính là làm công ăn lương và không làm công, ăn lương. Năm 2007, số lao động trẻ làm công ăn lương (tham gia thị trường lao động) chiếm 25,6% số lao động trẻ có việc làm, tăng 1,6% so với năm 2006. Trong 8 vùng lãnh thổ, vùng có tỷ lệ làm công ăn lương cao nhất là Đông Nam Bộ (44,2%), tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu Long (28,1%), Duyên hải Nam Trung Bộ (27,5%); Đồng bằng Sông Hồng (26,2%), thấp nhất là vùng Tây Bắc (9,8%), Đông Bắc (15,3%). Ở các vùng còn lại, tỷ lệ này dao động từ 15 – 16,4%. So với năm 2006, tỷ lệ làm công ăn lương đều tăng ở tất cả các vùng trong cả nước; trong đó có 4 vùng tăng khá nhanh là Đồng bằng Sông Hồng; Duyên hải Nam Trung Bộ; Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Biểu đồ 7: Tỷ lệ lao động trẻ làm công ăn lương chia theo vùng năm 2006 và 2007
Đơn vị: %
Nguồn : + Số liệu thống kê lao động việc làm ở Việt Nam 2006
+ Báo cáo kết quả điều tra Lao động – Việc làm 2007
Tuy tỷ trọng lao động hưởng lương có xu hướng tăng lên, song đến năm 2007, cũng mới chỉ chiếm khoảng ¼ số lực lượng lao động trẻ làm việc trong khu vực kinh tế hộ gia đình, trong khu vực phi kết cấu với đặc trưng cơ bản là năng suất và chất lượng lao động thấp. Điều này cũng nói lên rằng khu vực có quan hệ lao động còn nhỏ bé và thị trường lao động trẻ nói riêng và thị trường lao động cả nước nói chung của nước ta vẫn chưa phát triển.
3. Về tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm
3.1 Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ khu vực thành thị
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động khu vực thành thị năm 1996 là rất cao 10,5% (tỷ lệ này ở người lớn tuổi là 4,4%) đến năm 2006 tăng lên 13,4% (mặc dù tỷ lệ thất nghiệp ở người lớn tuổi đã giảm xuống còn 3,7%). Điều này phản ánh một thực tế là mặc dù tăng trưởng kinh tế nhưng tốc độ tạo việc làm không đủ để cung cấp cơ hội việc làm cho lực lượng lao động, đặc biệt là lao động trẻ.
Bảng 9: Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trẻ và lao động lớn tuổi khu vực thành thị
Năm
Thanh niên
Lớn tuổi
1996
10,5
4,4
1997
11,2
4,6
1998
13,4
5,1
1999
19,4
3,7
2000
16,8
4,3
2001
13,7
3,8
2002
16,1
4,0
2003
14,1
4,1
2004
13,9
4,0
2005
13,4
3,7
2006
14,5
3,6
2007
14,2
3,8
Nguồn : Số liệu Điều tra Lao động – Việc làm các năm
Một trong những nguyên nhân cơ bản của tình trạng thất nghiệp là do hệ thống giáo dục của nước ta đang còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Theo kết quả tổng hợp gần đây của Viện Nghiên cứu thanh niên TP Hồ Chí Minh, có tới 88,6% doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng công nhân kỹ thuật, nhưng số người đáp ứng các tiêu chuẩn lại thấp, nơi tuyển được cao nhất cũng chỉ đạt 56,7% nhu cầu. Qua khảo sát 50 doanh nghiệp tại Hà Nội với 33.115 lao động thì7 doanh nghiệp cho biết số lao động trẻ được đào tạo từ các trường nghề về chất lượng kém hơn nhiều so ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status