Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I - pdf 12

Download Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I miễn phí



MỤC LỤC
 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 4
1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp 4
1.2. Chức năng của phân tích tài chính 5
1.3. Vai trò của phân tích tài chính doanh nghiệp 7
1.3.1. Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp 7
1.3.2. Đối với các nhà đầu tư vào doanh nghiệp 9
1.3.3. Đối với những người cho doanh nghiệp vay vốn 10
1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 11
1.4.1. Quy trình phân tích tài chính 11
1.4.2. Những thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính 13
1.4.3. Phương pháp phân tích tài chính 19
1.4.4. Nội dung phân tích 23
1.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính doanh nghiệp 31
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I 34
2.1. Tổng quan về công ty 34
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 34
2.1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 36
2.1.3. Tình hình hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I 41
2.2. Thực trạng công tác phân tích tài chính của công ty 44
2.2.1. Tổ chức công tác phân tích 44
2.2.2. Thông tin sử dụng trong phân tích 46
2.2.3. Phương pháp phân tích tài chính của công ty 49
2.2.4. Nội dung quá trình phân tích tài chính của công ty 50
2.3. Đánh giá công tác phân tích tài chính tại công ty 58
2.3.1. Kết quả 58
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 60
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THUỐC THÚ Y TRUNG ƯƠNG I 65
3.1. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 65
3.1.1. Mục tiêu về chất lượng 65
3.1.2. Chiến lược sản xuất kinh doanh. 65
3.1.3. Chiến lược cạnh tranh 67
3.1.4. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực 70
3.2. Một số giải pháp 72
3.2.1. Áp dụng quy trình phân tích đầy đủ các bước 72
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn thông tin sử dụng trong phân tích 73
3.2.3. Tăng cường chất lượng đội ngũ cán bộ phân tích 74
3.2.4. Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp 75
3.2.5. Xác định nội dung phân tích đảm bảo tính toàn diện và hiệu quả nhất. 76
3.3. Một số kiến nghị 78
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 78
3.3.2. Kiến nghị đối với ngành 80
KẾT LUẬN 81
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30055/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ở vững mạnh từ nhiều năm nay và năm 2006 do công đoàn quận Đống Đa khen thưởng.
+ Nhiều bằng khen, giấy khen cho hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác của đơn vị.
2.1.2. Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Là một công ty cổ phần hóa, Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I có bộ máy tổ chức được sơ đồ hóa như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
VINAVIETCO
Giám đốc
Đại diện lãnh đạo về chất lượng
P.
Kế hoạch vật tư
P.
Đảm bảo chất lượng
P.
Thị trường
bán hàng
Phân xưởng sản xuất
P.
Kỹ thuật
P.
Kế toán tài chính
P.
Tổ chức hành chính
Ban kiểm soát
Nguồn: Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương I
Trong đó:
Hội đồng quản trị (HĐQT): Là cơ quan quản lý công ty có quyền hạn và trách nhiệm như sau:
+ Toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông.
+ Có trách nhiệm giám sát Tổng giám đốc điều hành và những người quản lý khác. HĐQT có trách nhiệm cụ thể hoá các Nghị quyết của Đại hội cổ đông về tổ chức hoạt động của công ty.
+ Chịu trách nhiệm trước cổ đông về kết quả hoạt động của công ty bao gồm: Bảo toàn và phát triển vốn, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động, đảm bảo các chỉ tiêu tài chính đã được Đại hội cổ đông thông qua.
Quyền và nghĩa vụ của HĐQT là do luật pháp và điều lệ công ty, các quy chế nội bộ của công ty và nghị quyết Đại hội đông cổ đông quy định.
Ban kiểm soát: Là cơ quan trực thuộc Đại hội đồng cổ đông, do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có nhiêm vụ kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong hoạt động điều hành sản xuất kinh doanh, báo cáo tài chính của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với HĐQT và Giám đốc.
Giám đốc: Thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị và Đại hội cổ đông, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch đầu tư của Công ty đã được HĐQT và Đại hội cổ đông thông qua. Giám đốc có quyền thay mặt công ty ký các hợp đồng kinh tế, khi được Chủ tịch HĐQT uỷ quyền tổ chức và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh thường nhật của công ty phù hợp với quy chế HĐQT. Ngoài ra, Giám đốc cũng có quyền trực tiếp chỉ đạo các công tác quan trọng của công ty như công tác tổ chức cán bộ, lao động và tiền lương, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, công tác tài chính kế toán và xuất nhập khẩu.
Phòng Tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc các vấn đề về:
+ Lĩnh vực tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, thực hiện chế độ chính sách, công tác nội chính, hành chính quản trị và quản trị trong cơ quan.
+ Việc quản lý các loại vật tư, nguyên liệu, hàng hoá và sử dụng mặt bằng kho hàng, vật tư phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
+ Các công việc liên quan đến bố trí và điều độ lao động, chịu trách nhiệm về việc cân đối lao động giữa các đơn vị phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của từng đơn vị.
+ Xây dựng định mức văn phòng phẩm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Lập kế hoạch và tổ chức bảo dưỡng máy móc thiết bị.
+ Xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng công tác đào tạo cán bộ công nhân viên trong công ty, kiểm tra việc thực hiện ngày giờ và nội quy cũng như quy định của công ty, thực hiện công tác bảo hộ lao động và nâng bậc lương lao động,…
+ Giải quyết các vấn đề chính sách cho cán bộ công nhân viên.
Phòng cũng là bộ phận phải chịu trách nhiệm về những quyết định sai hay những quyết định vượt quyền làm ảnh hưởng đến công việc của đơn vị khác, chịu trách nhiệm khi không có ý kiến xử lý hay đề xuất những trường hợp người lao động vi phạm nội quy công ty…
Phòng Kế toán tài chính: Tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề như:
+ Toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Lập các chứng từ sổ sách, thu chi với khách hàng, nội bộ.
+ Theo dõi quá trình chu chuyển tiền tệ của công ty.
Phòng Kỹ thuật: Tham mưu cho Giám đốc và HĐQT về các lĩnh vực như:
+ Tiến độ kỹ thuật.
+ Quản lý chu trình kỹ thuật, chu trình công nghệ sản xuất.
+ Nghiên cứu các sản phẩm mới, chế thử, thử nghiệm, pha chế, phối chế.
+ Giải quyết các sự cố về kỹ thuật, công nghệ sản xuất và khắc phục các sản phẩm hỏng trong quá trình sản xuất.
+ Cải tiến, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm mới.
Phòng Kế hoạch vật tư: Là bộ phận có trách nhiệm tham mưu cho Giám đốc về các vấn đề:
+ Xây dựng kế hoạch sản xuất.
+ Xây dựng kế hoạch cung ứng vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh.
+ Xác định nguồn và tổ chức thực hiện mua vật tư, nguyên liệu khi đã được duyệt. Cụ thể, phòng phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất, định mức vật tư, dự trù mua nguyên vật liệu, tham mưu cho Giám đốc kế hoạch cung ứng vật tư, ký kết các hợp đồng kinh tế mua bán nguyên vật liệu trực tiếp trong nước và ngoài nước, phối hợp với kế toán trưởng tham mưu cho Giám đốc giá mua, bán các loại nguyên liệu vật tư và hàng hoá, xây dựng kế hoạch sản xuất theo năm và theo tháng, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai kế hoạch sản xuất đảm bảo đáp ứng nhu cầu hàng hoá và tổ chức sản xuất hợp lý nhất, chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ đáp ứng đầy đủ kịp thời nguyên liệu vật tư cho sản xuất. Các hoá chất bao bì và vật tư khác trình lãnh đạo phê duyệt, trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ trong quá trình mua vật tư, tổ chức giao nhận hàng hoá, vật tư tại kho công ty (trong nước và xuất khẩu).
Phòng Đảm bảo chất lượng: Là bộ phận có nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Tham mưu cho Giám đốc và sọan thảo các quy định về kiểm tra, hướng dẫn tiến hành kiểm tra, phân tích các thành phẩm và bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Hoàn thiện từng bước những quy định hệ thống quản lý chất lượng.
+ Phối hợp với các phòng ban triển khai hiệu quả các chính sách về chất lượng trong hiện tại và tương lai.
+ Kiểm tra và giám sát toàn bộ chất lượng sản phẩm từ khâu nhập vật tư nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng. Cụ thể, phòng cần bố trí hợp lý các thành viên trong các khâu kiểm tra của quá trình sản xuất từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.
+ Triển khai và quản lý kịp thời các thông tin về chất lượng sản phẩm.
+ Xây dựng kế hoạch lấy mẫu, kiểm tra và xử lý mẫu, định kỳ lấy mẫu và lưu mẫu đối chứng sau này.
+ Thường xuyên có ý kiến đánh giá sản phẩm theo quy định để phân loại sản phẩm.
+ Đề xuất những ý kiến trong việc quản lý nguyên liệu vật tư, sử dụng hay loại bỏ nguyên liệu,các sản phẩm và thành phẩm không đạt yêu cầu.
+ Đề xuất những ý kiến về chính sách chất lượng sản phẩm, những biện pháp quản lý vật tư, hạn chế những tổn thất không đáng có trong quá trình sản xuất, xây dựng các biện pháp kiểm tra vệ sinh thú y.
+ Thực hiện nghiêm túc các quy định trong sản xuất,…
Phòng Thị tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status