Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế - pdf 12

Download Chuyên đề Giải pháp phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH SINH THÁI 7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DU LỊCH 7
1.1.1. Một số khái niệm 7
1.1.2. Đặc trưng của ngành du lịch 10
1.1.3. Vai trò của du lịch đối với phát triển kinh tế xã hội 12
1.1.4. Xu hướng phát triển du lịch hiện nay 14
1.2. DU LỊCH SINH THÁI VÀ SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 16
1.2.1. Du lịch sinh thái 16
1.2.2. Sản phẩm du lịch sinh thái 22
1.2.3. Các điều kiện ảnh hưởng đến du lịch sinh thái 31
1.2.4. Ý nghĩa của phát triển DLST 32
1.2.5. Các loại hình du lịch sinh thái 36
1.2.6. Mối quan hệ của du lịch sinh thái với các loại hình du lịch khác 37
CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 39
2.1. TỔNG QUAN VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỨA THIÊN HUẾ 39
2.1.1. Khách du lịch 39
2.1.2. Sản phẩm du lịch 42
2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch 44
2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch 45
2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch 47
2.1.7. Tiếp thị và xúc tiến, tuyên truyền quảng cáo 48
2.2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 49
2.2.1. Sự cần thiết phải phát triển du lịch sinh thái ở Thừa Thiên Huế 49
2.2.2. Các điều kiện tiềm năng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 51
2.2.3. Thực trạng phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế 56
2.3. PHÂN TÍCH SWOT ĐỔI VỚI PHÁT TRIỂN DLST Ở THỪA THIÊN HUẾ 63
2.3.1. Điểm mạnh 63
2.3.2. Điểm yếu 65
2.3.3. Cơ hội 69
2.3.4. Thách thức 71
2.3.5. Đánh giá chung về điều kiện phát triển DLST ở Thừa Thiên Huế. 73
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 74
3.1.1. Quan điểm phát triển du lịch sinh thái 74
3.1.2. Mục tiêu 75
3.1.3. Các điểm du lịch sinh thái trọng tâm cần phát triển 75
3.2. NGUYÊN TẮC VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 76
3.2.1. Nguyên tắc 76
3.2.2. Yêu cầu 79
3.3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI Ở THỪA THIÊN HUẾ 81
3.3.1. Giải pháp phát triển các điểm DLST 81
3.3.2. Nhóm giải pháp về vốn đầu tư 85
3.3.3. Nhóm giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực 86
3.3.4. Nhóm giải pháp về Marketing DLST và xúc tiến hỗn hơp, mở rộng thị trường cho DLST ở Thừa Thiên Huế 88
3.3.5. Nhóm giải pháp liên kết du lịch vùng 92
3.3.6. Nhóm giải pháp về chính sách và cơ chế quản lý 94
3.4. CÁC KIẾN NGHỊ 95
3.4.1. Kiến nghị với tổng cục du lịch 95
3.4.2. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (thông qua Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch) 95
3.4.3. Kiến nghị với các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm DLST trên địa bàn tỉnh 96
3.4.4. Đối với nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế 96
KẾT LUẬN 98
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30001/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

lịch. Đến nay, số đầu xe trong các doanh nghiệp du lịch khoảng 80 xe chất lượng tốt với năng lực vận chuyển khoảng 1.200 chỗ; Các phương tiện vận chuyển công cộng phát triển mạnh, chất lượng các loại hình vận chuyển bằng xe thô sơ từng bước được nâng lên. Số lượng thuyền du lịch trên sông có gần 125 chiếc, đủ năng lực vận chuyển khách kể cả trong mùa cao điểm. Sân bay Phú Bài được cải tạo nâng cấp đủ khả năng tiếp nhận các loại máy bay cỡ lớn và được công nhận là sân bay đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bước đầu khai thác có hiệu quả việc đón tàu du lịch cập cảng Chân Mây, trong 5 tháng đầu năm 2007 đã tổ chức đón 8 tàu du lịch nước ngoài với hơn 8.000 lượt khách.
2.1.3. Kết quả kinh doanh du lịch
Doanh thu du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế năm 1995 đạt 93.400 triệu đồng; năm 2000 đạt 190.000 triệu đồng trong đó nộp cho ngân sách của tỉnh là 12.000 triệu đồng; năm 2005 đạt 543.000 triệu đồng, nộp ngân sách đạt 14.000 triệu đồng; tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995 - 2005 đạt 19,25%/năm.
Năm 2006, doanh thu du lịch đạt 731.000 triệu đồng, năm 2007 con số này là 1.060.270 triệu đồng, vượt kế hoạch đặt ra. Năm 2008, doanh thu du lịch tăng 7,85%, đạt 1.143.500 triệu đồng.
Doanh thu du lịch ngày càng chiếm tỉ trọng lớn trong GDP của tỉnh. Tốc độ tăng trưởng của GDP du lịch luôn cao hơn rất nhiều so với GDP của tỉnh, vì vậy nên tỉ trọng này ngày càng tăng. Năm 1996 là 11,6%, đến năm 2005 là 28,5% và năm 2008 tỉ lệ này đạt 34,2%. Theo dự báo, tỉ lệ GDP du lịch trên tổng GDP toàn tỉnh đến năm 2010 tiếp tục tăng, đạt 38,5%.
Theo số liệu điều tra, cơ cấu doanh thu của du lịch Thừa Thiên Huế hiện tại như sau: Doanh thu lưu trú chiếm tỷ trọng từ 25 - 30% tổng doanh thu; Doanh thu ăn uống chiếm tỷ lệ 15 - 20% tổng doanh thu; Dịch vụ vận chuyển chiếm khoảng 15 - 20% tổng doanh thu; Doanh thu từ bán hàng hoá lưu niệm chiếm khoảng 10 - 15%; Vui chơi giải trí chiếm 5 - 10% tổng doanh thu; Các dịch vụ khác chiếm 5% tổng doanh thu.
2.1.4. Đầu tư phát triển du lịch
2.1.4.1. Đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch
Trong thời gian qua hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch đã thu được một số kết quả khả quan trên nhiều lĩnh vực như:
- Về giao thông, triển khai các dự án đầu tư hệ thống giao thông đến các khu du lịch như đường phía Tây đầm Lập An; đường nối cảng Chân Mây đến cửa Tư Hiền và đường xuống Bãi Cả; hệ thống đường khu du lịch Lăng Cô; đường đô thị đoạn QL 1A qua Thành phố Huế; mở rộng cảng Chân Mây; đầu tư nâng cấp sân bay Phú Bài nhằm xây dựng thành cảng hàng không quốc tế; nâng cấp Ga Huế thành ga trung tâm của thành phố du lịch.
- Về cấp điện, triển khai các dự án cấp điện như: Dự án cấp điện cho khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương; Dự án lưới điện khu du lịch Bạch Mã; Dự án di dời đường dây 110 KVA qua khu du lịch Lăng Cô
- Về cấp nước, triển khai các dự án cấp nước gồm: dự án cấp nước cho Thành phố Huế, Phú Bài, Thị trấn A Lưới; Dự án cấp nước sạch cho khu tam giác Lăng Cô - Bạch Mã - Cảnh Dương và một số dự án cải tạo nâng cấp hệ thống cấp nước ở các huyện và khu đô thị khác.
- Về hệ thống thoát nước và xử lý chất thải, tập trung vào các hệ thống thoát nước và xử lý rác thải, vệ sinh môi trường ở các khu vực đô thị. Đến nay đã cơ bản hoàn thành hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ở Thành phố Huế và một số khu vực đô thị đảm bảo vệ sinh môi trường.
Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nói trên đã góp phần thúc đẩy du lịch phát triển thông qua việc tạo ra môi trường đầu tư với những điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư phát triển du lịch tại Thừa Thiên Huế.
2.1.4.2. Cơ sở vật chất kĩ thuật và sản phẩm du lịch
Về dịch vụ lưu trú:
Trong thời gian qua, ngành du lịch đã tham mưu cho UBND Tỉnh ban hành những quy định về điều kiện và tiêu chuẩn để được xây dựng các cơ sở lưu trú, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các dự án xây dựng các cơ sở lưu trú chất lượng cao, quy mô trên 100 phòng được triển khai nhanh chóng.
Bên cạnh đó, hoạt động lưu trú phát triển mạnh cả về lượng và chất. Đến năm 2006 lần đầu tiên Thừa Thiên Huế có khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao. Tính đến nay, toàn tỉnh có 113 doanh nghiệp kinh doanh lưu trú quản lý 134 cơ sở lưu trú với 4534 phòng, 8652 giường.
Về dịch vụ lữ hành:
Đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 25 đơn vị kinh doanh lữ hành, trong đó có 14 đơn vị lữ hành quốc tế. Nhìn chung hoạt động lữ hành có nhiều tiến bộ, các đơn vị lữ hành quốc tế ngoài việc tập trung khai thác các thị trường truyền thống là Tây Âu, Bắc Mỹ, thời gian gần đây đã chuyển hướng khai thác mạnh thị trường các nước gần, khu vực đông bắc Á, các nước ASEAN.
Đã tố chức điều tra nghiên cứu phát triển một số cụm điểm du lịch mới hay tổ chức Hội thảo phát triển các tour tuyến du lịch cho các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiếp cận được tài nguyên du lịch nhằm xây dựng các chương trình du lịch mới.
Về dịch vụ văn hoá và vui chơi giải trí:
Đầu tư tổ chức thành công các kì Festival đã góp phần lưu giữ và phát huy những giá trị văn hoá đặc sắc, độc đáo của Di sản vật thể và phi vật thể Huế đưa vào phục vụ du lịch vó hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều điểm vui chơi giải trí, các công trình phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi thư giãn cho nhân dân và cho du khách được xây dựng. Hệ thống các nhà hàng trên địa bàn có sự tăng nhanh về lượng và chất; trong đó một số nhà hàng được đầu tư lớn, đủ tiện nghi và điều kiện phục vụ, đáp ứng được nhu cầu của đối tượng khách có thu nhập và chi tiêu cao.
2.1.5. Nguồn nhân lực du lịch
2.1.5.1. Dự báo nhu cầu lao động
Du lịch là một ngành đang trên đà phát triển mạnh ở Thừa Thiên Huế. Những năm qua, nhu cầu lao động của ngành kinh tế này đã có những biến thiên tương đối tích cực.Dưới đây là những con số về nguồn nhân lực du lịch giai đoạn 2000 – 2005 cũng như phần dự báo cho năm 2010.
Đơn vị tính: Nghìn người
Chỉ tiêu
Năm
TTBQ
2000 - 2010
2000
2005
2010
Lao động trực tiếp
8.88
14.41
21.64
13.92%
Lao động gián tiếp
19.54
31.70
47.61
13.92%
Tổng cộng
28.42
46.11
69.25
13.92%
2.1.5.2. Thực trạng
Lao động trong du lịch Thừa Thiên Huế năm 1995 đạt 1.600 lao động, năm 2000 đạt 2.650 lao động, năm 2005 đạt 5.000 lao động, tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1995 – 2005 đạt 12,07%/năm.
Năm 2005, so với cả nước và khu vực miền trung - tây nguyên, lao động du lịch của Thừa Thiên Huế đạt 2,56% (cả nước) và 12,02% (khu vực Miền trung - tây nguyên).
Năm 2007 số lượng lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế là 4.600 lao động tăng 400 người (9,52%) so với năm 2005. Ước tính năm 2008 số lao động trong ngành du lịch Thừa Thiên Huế là 5.100 người tăng 500 người (10,87%) so với năm 2007.
Về chất lượng, lao động ngành du lịch Thừa Thiên Huế có khoảng 70% là lao động đã qua đào tạo với 30% đạt trình độ Đại học và cao đẳng, 20% được đào tạo bậc trung cấp. Đội ngũ lễ tân và hướng dẫn viên du lịch hầu hết được đào tạo về chuyên môn và ngoại ngữ. Tuy nhiên, ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status