Báo cáo Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng - pdf 12

Download Báo cáo Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghệ Xây dựng miễn phí



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 4
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I 7
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 7
1.1 Quá trình hình thành và phát triển 7
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 7
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 7
1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty 10
1.2 Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ các phòng ban 11
1.2.1 Cơ cấu tổ chức quản lý 11
1.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban 13
1.3 Đặc điểm kinh doanh của công ty 19
1.3.1 Đặc điểm về sản phẩm kinh doanh 19
1.3.2 Đặc điểm về tổ chức sản xuất 20
1.3.3 Đặc điểm về thị trường kinh doanh 21
1.3.4 Đặc điểm về quy trình thực hiện dự án 21
1.3.5 Đặc điểm về vốn 24
1.3.6 Đặc điểm nguồn nhân lực 25
1.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây 28
 
CHƯƠNG II 35
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 35
2.1 Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty 35
2.1.1 Nhóm yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 35
2.1.1.1 Yếu tố chính trị và pháp luật 35
2.1.1.2 Yếu tố kinh tế 35
2.1.1.3 Yếu tố khoa học - công nghệ 36
2.1.1.4 Yếu tố văn hóa xã hội 36
2.1.2 Nhóm yếu tố thuộc môi trường tác nghiệp 36
2.1.2.1 Khách hàng 36
2.1.2.2 Nhà cung ứng 40
2.1.2.3 Các đối thủ cạnh tranh hiện hữu 43
2.1.2.4 Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 44
2.2 Các yếu tố nội tại doanh nghiệp 44
2.2.1 Khả năng cạnh tranh về sản phẩm : 44
2.2.2 Quản trị nhân sự và nguồn nhân lực 46
2.2.3 Năng lực tài chính 48
2.2.4 Hệ thống thông tin 52
2.3 Đánh giá chung năng lực cạnh tranh của công ty 52
2.3.1 Những điểm mạnh của Công ty 53
2.3.2 Những điểm yếu và những nguyên nhân chủ yếu 53
 
 
CHƯƠNG III 55
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG 55
3.1 Định hướng phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới 55
3.2 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 57
3.2.1 Nâng cao năng lực tài chính 57
3.2.2 Nâng cao chất lượng lao động 58
3.2.3 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý và các bộ phận phòng ban 60
3.2.4 Nâng cao chất lượng công trình 64
3.2.5 Nâng cao uy tín và phát triển thương hiệu 66
3.2.5.1 Các biện pháp phát triển thương hiệu 66
3.2.5.2 Phát triển hoạt động marketing 67
3.2.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu 70
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng 72
KẾT LUẬN 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP 76
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 77
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29974/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

thị trường trong giai đoạn tới.
Các thông tin cần thu thập bao gồm ba mảng chính :
Thông tin khách hàng hay các chủ đầu tư.
Thông tin về các gói thầu, về công việc.
Thông tin về các đối thủ cạnh tranh.
Thông tin về khách hàng
Đối với nhóm thông tin này công ty cần thường xuyên quan tâm theo dõi đối tượng khách hàng của mình là gì, ở thị trường nào, ở đâu sắp có công trình sắp tổ chức đấu thầu hay ở đâu có nhu cầu về các sản phẩm của công ty. Sau khi tìm hiểu được các thông tin trên công ty cũng cần tìm hiểu về : Mục tiêu chính của khách hàng khi xây dựng công trình là gì, khách hàng cần điều gì nhất trong công trình đó là chất lượng công trình, hay thời gian hoàn thành, hay các yêu cầu về chi phí…. Từ các thông tin đó tìm ra các khách hàng tiềm năng và những cơ hội hấp dẫn.
Đối với thông tin về gói thầu và các công việc cụ thể
Công ty cần quan tâm đến các thông tin như đặc điểm kỹ thuật bản vẽ, thiết kế, hiện trạng mặt bằng, vị trí mặt bằng ở nơi bố trí công trình và các vị trí lân cận…. Đây là những thông tin bổ ích giúp công ty đưa ra các đề xuất kỹ thuật hợp lý hơn các đối thủ cạnh tranh, tạo ra lợi thế của công ty.
Công ty cũng cần tìm hiểu các thông tin về yêu cầu của gói thầu về vốn, thiết bị và nhân lực để loại bỏ những gói thầu không thích hợp với công ty mình để tránh lãng phí trong việc tham gia dự thầu mà không thành công.
Các thông tin về đối thủ cạnh tranh :
Đối thủ cạnh tranh hiện hữu hay tiềm ẩn đều có ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng thắng thầu của Công ty. Mục đích của việc phân tích đối thủ cạnh tranh là xây dựng một danh mục tổng thể về những điểm mạnh, điểm yếu, mục tiêu của đối thủ cũng như đoán những phản ứng có thể có với những chiến lược mà Công ty đưa ra. Từ đó Công ty sẽ đưa ra những chiến lược phù hợp để có thể chiến thắng trong cạnh tranh.
Các bước tiến hành phân tích một cách đầy đủ đối thủ cạnh tranh là:
Bước 1 : Nghiên cứu thị trường nhằm :
Xác định, chỉ ra những đối thủ cạnh tranh của công ty, sau đó phân loại và tìm ra đối thủ cạnh tranh cần quan tâm nhất. Việc phân loại này dựa vào tỷ lệ thị phần tương đối, uy tín của đối thủ, những công trình và giá trị công trình mà công ty đối thủ đã thực hiện…từ đó đưa ra được các chỉ tiêu đánh giá đối thủ một cách tương đối. Sau đó tiến hành phân loại và sắp xếp các đối thủ.
Bước 2 : Thu thập các thông tin về đối thủ cạnh tranh
Có nhiều cách thu thập thông tin như thu thập tại bàn hay thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin. Việc lấy thông tin từ nguồn nào còn tuỳ từng trường hợp vào khả năng chi phí, mối quan hệ, chức năng động của các nhân viên thu thập thông tin trong công ty.
Các nguồn thông tin có thể thu thập : Các phương tiện thông tin đại chúng. Các nhà quản lý hay các nhân viên mới rời bỏ việc của đối thủ. Các tổ chức kiểm tra chất lượng của đối thủ. Các nhà cung ứng cho đối thủ cạnh tranh đã quen thuộc với Công ty. Giá cả và danh mục sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các báo chuyên ngành…
Sau khi có được nguồn thông tin thì phải tiến hành : các biện pháp phân tích, đánh giá thông tin để tìm ra những thông tin có giá trị, từ đó ước tính tương đối các chỉ tiêu của đối thủ như doanh thu, lợi nhuận, chi phí…
Bước 3: Phân tích đối thủ cạnh tranh theo các nội dung :
Điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là gì
Những chiến lược kinh doanh nào mà đối thủ đang áp dụng và có thể áp dụng
Những mục tiêu trong tương lai của đối thủ cạnh tranh sẽ hướng tới có thể là gì?
Họ có thỏa mãn về vị trí của họ hiện nay không?
Khả năng thay đổi chiến lược mà họ có thể thực hiện.
Bước 4 : Tìm ra điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ cạnh tranh, cách thức cạnh tranh và mục tiêu theo đuổi của đối thủ cạnh tranh
Phân tích đối thủ cạnh tranh theo phương pháp này, đòi hỏi Công ty phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định để thu thập thông tin về đối thủ. Thông tin càng nhiều, càng chính xác thì cho kết quả càng cao trong bước phân tích đối thủ cạnh tranh. Bênh cạnh đó cần có những nhân viên giỏi, năng động, sáng tạo để khai thác được nhiều thông tin về đối thủ chưa được công bố. Phải có những cán bộ có trình độ và có kinh nghiệm để có thể đưa ra được những phán đoán chính xác trong bước phân tích, tránh những thông tin sai lệch do đối thủ tung ra để đánh lừa các đối thủ cạnh tranh của họ
Kết quả quá trình phân tích này là Công ty có được các thông tin cần thiết về đối thủ cạnh tranh, nắm được điểm mạnh, điểm yếu, chiến lược phát triển, mục tiêu theo đuổi, ....của đối thủ cạnh tranh, từ đó hoạch định, lựa chọn chiến lược hành động phù hợp trên cơ sở đoán được những phản ứng của đối thủ trước những hoạt động mà công ty đưa ra và tránh được những lĩnh vực mà đối thủ có khả năng phản ứng mạnh nhất, thậm chí liều lĩnh, đồng thời tập trung vào những lợi thế nội bộ của mình.
3.2.6 Nâng cao năng lực cạnh tranh trong đấu thầu
Thứ nhất là nâng cao năng lực cạnh tranh bằng giá bỏ thầu
Điều quan trọng nhất trong đấu thầu là công ty phải đưa ra được mức giá hợp lý, điều này phụ thuộc vào từng hoàn cảnh nhất định, công trình nhất định. Có rất nhiều cách để tính giá dự thầu mà công ty có thể áp dụng, công ty có thể chọn một vài nhân viên chuyên sâu vào việc định giá bỏ thầu để đảm bảo mức độ hợp lý của giá đưa ra.
Các biện pháp giảm giá thành công trình
Xây dựng hệ thống các nhà cung cấp phong phú nhằm nắm rõ biến động của thị trường giá cả và tìm kiếm những nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn với giá thấp nhất.
Tiết kiệm chi phí hợp lý trong mọi khâu của quá trình kinh doanh. Khuyến khích tiết kiệm và có chế độ thưởng cho những cá nhân đề xuất ra những biện pháp tiết kiệm hợp lý và có ý nghĩa
Công ty cần nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố môi trường, các tác động, những trường hợp phát sinh, biến động giá cả thị trường để có thông tin đưa ra mức giá hợp lý.
Thứ hai là tăng cường liên danh trong đấu thầu
Đây là hoạt động thiết thực nhằm tạo ra sức mạnh để chiến thắng các đối thủ cạnh tranh. Bên cạnh đó việc liên danh trong đấu thầu giúp mỗi bên sử dụng hiệu quả hơn thế mạnh của mình và hạn chế được các điểm yếu
Để đạt kết quả tố trong hoạt động liên danh công ty cần thực hiện các công việc sau
Mở rộng quan hệ với các đơn vị trong và ngoài ngành.
Xác định mục tiêu và định hướng trong liên minh
Cân nhắc giữa được và mất khi tham gia liên minh
Lựa chọn đối tác phù hợp để liên minh, đảm bảo lợi ích cho cả hai bên
Hai bên thỏa thuận đưa ra những điều kiện, cam kết cần thiết
Lập kế hoạch cho các công việc cụ thể, thời gian cụ thể của liên minh
Thực hiện các kế hoạch đề ra.
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước và cơ quan chức năng
Hoạt động trong ngành xây dựng hiện nay công ty vẫn còn gặp phải nhiều vấn đề bất cập như : Tiêu cực trong công tác đấu thầu, tiêu cực trong công tác X...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status