Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp - pdf 12

Download Chuyên đề Hoạt động nhập khẩu của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí - Thực trạng và giải pháp miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 3
1.1 – Vai trò và bản chất của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp thương mại. 3
1.1.1 - Vai trò của nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thương mại. 3
1.1.2 - Bản chất của hoạt động nhập khẩu ở doanh nghiệp thương mại. 3
1.1.3 – Các hình thức nhập khẩu chủ yếu của doanh nghiệp. 4
1.2 – Các nội dung cơ bản trong hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp 7
1.2.1 - Nghiên cứu thị trường tìm khiếm nguồn hàng và đối tác cho hoạt động nhập khẩu: 7
1.2.2 - Xây dựng chiến lược, kế hoạch và lập phương án nhập khẩu. 9
1.2.3 - Triển khai thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu của doanh nghiệp. 10
1.2.4 - Kiểm soát và điều chỉnh hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 16
1.3 – Các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp. 19
1.3.1 - Nhân tố khách quan. 19
1.3.2 - Nhân tố chủ quan. 22
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA EMJ TỪ 2005 – 2007 24
2.1 – Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí (EMJ). 24
2.1.1 - Giới thiệu chung về công ty: 24
2.1.2 - Tóm tắt quá trình phát triển : 24
2.1.3 - Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty : 26
2.1.4 - Chức năng, nhiệm vụ của công ty 27
2.1.5 - Cơ cấu tổ chức của Công ty 28
2.2 – Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty. 31
2.2.1 - Mặt hàng kinh doanh, thị trường và Đối thủ cạnh tranh: 31
2.2.2 - Đặc điểm về nhân sự của công ty 39
2.2.3 - Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí trong những năm gần đây: 40
2.3 – Tình hình nhập khẩu của EMJ từ 2005 - 2007 41
2.3.1 - Kim ngạch nhập khẩu. 41
2.3.2 - Mặt hàng nhập khẩu của công ty. 43
2.3.3 - Thị trường nhập khẩu của công ty. 44
2.3.4 - Hình thức nhập khẩu. 45
2.4 - Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của EMJ. 47
2.4.1 - Thực trạng công tác nghiên cứu thị trường phục vụ hoạt động nhập khẩu của EMJ. 47
2.4.2 - Thực trạng công tác xây dựng chiến lược phục vụ nhập khẩu của EMJ. 48
2.4.3 -Thực trạng thực hiện các nghiệp vụ nhập khẩu của EMJ. 48
2.5 – Đánh giá chung về hoạt động nhập khẩu của EMJ. 51
2.5.1 - Mặt mạnh. 51
2.5.2 - Mặt yếu. 51
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU TẠI EMJ 53
3.1 – Phương hướng nhập khẩu của công ty trong giai đoạn 2008 – 2010. 53
3.1.1 - Mục tiêu về kim ngạch nhập khẩu. 53
3.1.2 - Về thị trường nhập khẩu. 53
3.1.3 - Về mặt hàng nhập khẩu. 53
3.1.4 - Về cách bán hàng 54
3.1.5 - Chiến lược phát triển con người. 54
3.2 – Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động nhập khẩu tại EMJ. 55
3.2.1 - Những giải pháp chủ yếu. 55
3.2.2 - Điều kiện thực hiện các giải pháp. 61
KẾT LUẬN 63
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29980/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hập khẩu với những đối tác nước ngoài với những tập quán, văn hoá kinh doanh, luật pháp, hệ thống chính trị khác nhau, cùng với những cách giao dịch phức tạp đòi hỏi phải có đội ngũ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm buôn bán trên thị trưòng quốc tế. Các cán bộ quản lý phải có những quyết định sáng suốt , kịp thời những phương án kinh doanh hợp lý.
b. Uy tín của doanh nghiệp.
Trong kinh doanh hiện nay, đặc biệt là trong buôn bán quốc tế uy tín của doanh nghiệp là yếu tố khá quan trọng, là một nguồn lực vô hình mà không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng dễ dàng có được. Doanh nghiệp sẽ phải mất nhiều thời gian để xây dựng uy tín, hình ảnh của mình. một doanh nghiệp có uy tín, được các doanh nghiệp khác tin tưởng, chú trọng sẽ dễ dàng hơn trong việc nhập khẩu, đồng thời các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ không ngần ngại khi tiêu thụ hàng hoá mà doanh nghiệp đã nhập khẩu về. Đặc biệt, mối quan hệ làm ăn lâu dài với các đối tác, các khách hàng truyền thống có vai trò rất lớn. Nó giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình tìm kiếm nguồn hàng cũng như các khâu trong thực hiện hoạt động nhập khẩu.
c. Đặc điểm mặt hàng nhập khẩu của doanh nghiệp và khả năng tiêu thụ.
Điều này muốn nói đến loại mặt hàng mà doanh nghiệp nhập khẩu, nói đến khả năng maketing, đến thị trường đầu ra của doanh nghiệp. Tìm được nhà cung cấp tốt, sản phẩm tốt nhưng hoạt động kinh doanh sẽ thất bại nếu doanh nghiệp không có khả năng bán những lô hàng đã nhận về. Doanh nghiệp dựa vào đặc điểm hàng mình nhập khẩu về mà có các chiến lược phù hợp. Bán đựơc nhiều hàng công ty mới thu hồi được vốn, tái đầu tư cho nhập khẩu, tiếp tục quá trình kinh doanh. Những doanh nghiệp có khả năng tiêu thụ nội địa lớn, số vòng quay của vốn nhiều, hiệu quả sử dụng vốn cũng cao hơn, và như thế đồng nghĩa với lợi nhuận cao hơn.
d. Nguồn lực tài chính.
Những hàng hoá nhập khẩu thường có giá trị lớn. Nếu nguồn vốn hạn chế, doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành hoạt động nhập khẩu những lô hàng có số lượng lớn, giá trị lớn. Đồng thời cũng không thể tự mình trực tiếp tiến hành nhập khẩu được.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA EMJ TỪ 2005 – 2007
2.1 – Khái quát về công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí (EMJ).
2.1.1 - Giới thiệu chung về công ty:
- Tên công ty:
Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và Cơ khí
- Tên giao dịch:
Electrical Material And Mechanical Group Joint Stock Company
- Tên viết tắt : EMJ
- Địa chỉ trụ sở chính : số 240 – 242 đường Tôn Đức Thắng – Quận Đống Đa – Hà Nội
- Điện thoại : (84.4) 5112314, 8511918, 8513962, 8513024
- Fax : (84.4) 8512407, 8514315, 8516453
- Email : [email protected]
- Wedsite : www.elmaco.com.vn
2.1.2 - Tóm tắt quá trình phát triển :
- Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí chính thức được thành lập từ năm 1971 theo quyết định số 820/VT-QĐ ngày 22/12/1971 của Bộ trưởng bộ Vật tư với tên gọi là Công ty Vật liệu điện, trực thuộc Tổng công ty hóa chất- vật liệu điện và công cụ cơ khí.
- Năm 1980, Công ty là thành viên liên hiệp cung ứng vật tư khu vực 1.
- Năm 1983 là thành viên liên hiệp xuất nhập khẩu vật tư.
- Năm 1985 thành lập lại theo quyết định số 423/VT-QĐ ngày 19/09/1985 của Bộ trưởng bộ vật tư với tên gọi Công ty vật liệu điện và công cụ cơ khí.
+. Thành lập các đơn vị hoạt động dịch vụ công nghiệp : Quầy thu đổi, sửa chữa động cơ điện, máy hàn điện, đội xây lắp đường dây và trạm biến áp, lắp đặt điện nội thất.
- Năm 1986 : thành lập xưởng lắp ráp các khí cụ và phụ kiện đơn giản.
- Năm 1987 : thành lập xưởng sản xuất vật liệu điện.
- Năm 1989 :
+ Chính thức sử dụng tên giao dịch thương mại ELMACO và biểu trưng ELMACO.
+ Thành lập xí nghiệp sản xuất vật liệu điện.
- Năm 1991,1992 :
+ Thành lập các xí nghiệp kinh doanh thương mại.
+ Thành lập các chi nhánh ELMACO tại các tỉnh, thành phố: Lạng Sơn, Lào Cai, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Nguyên, Nam Định, Thanh Hóa, Vinh, Đông Hà, Quy Nhơn, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu.
- Năm 1993:
+ Thành lập lại theo quyết định số 613/TM-TCCB ngày 28/05/1993 của Bộ trưởng Bộ Thương Mại..
+ Thành lập xí nghiệp sản xuất máy hàn điện.
+ Tách xí nghiệp sản xuất vật liệu điện thành xí nghiệp vật liệu điện và xí nghiệp sản xuất dây, cáp điện và dây điện từ.
- Năm 1994 : Trực thuộc Bộ Thương Mại theo quyết định số 1147/TM-TCCB ngày 16/09/1994 của Bộ trưởng Bộ Thương mại.
- Năm 1997:
+ Tổ chức lại các đơn vị kinh doanh thương mại và các chi nhánh.
+ Tổ chức lại Xí nghiệp sản xuất vật liệu điện và Xí nghiệp sản xuất máy hàn điện thành xí nghiệp sản xuất thiết bị điện.
+ Đổi tên Xí nghiệp dây, cáp điện và dây điện từ thành nhà máy dây và cáp điện.
- Ngày 19/09/2005: đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
+Số đăng ký : 0103009097
+ Tên đăng ký : Công ty cổ phần tập đoàn vật liệu điện và cơ khí.
+ Vốn điều lệ : 30.512.000.000 (ba mươi tỷ năm trăm mươi hai triệu đồng
2.1.3 - Ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty :
- Kinh doanh các mặt hàng : vật liệu điện (các vật tư thiết bị truyền dẫn điện, đóng ngắt điện, đo đếm điện, các loại vật liệu cách nhiệt, cách điện, các thiết bị và công cụ dùng điện), công cụ cơ khí, thiết bị và vật liệu hàn, các sản phẩm cao su, kim khí, kim loại đen, kim loại mầu, hóa chất, vật tư thiết bị và phụ tùng phục vụ sản xuất và vật phẩm tiêu dùng; kinh doanh nhà.
- Dịch vụ : Xây lắp, lắp đặt điện (đường dây và trạm đến 110 KV), xây dựng nhà, lắp đặt và trang trí nội thất, giao nhận, vận chuyển vật tư hàng hóa, cho thuê kho bãi, văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng, dịch vụ giữ xe ôtô, xe máy và sửa chữa thay thế phụ tùng, săm lốp; Tư vấn dự án, tư vấn thầu.
- Sản xuất và mua bán các loại cáp điện, dây điện, cáp viễn thông, vật tư thiết bị viễn thông, máy hàn, két bạc, quạt công nghiệp và các thiết bị cơ điện, bột và nước Bakelit, các sản phẩm chế tạo từ Bakelit, thức ăn cho gia súc, môi trường thủy hải sản, tinh bột sắn và các sản phâm từ bột sắn; cồn, rượu, phân vi sinh, nước khoáng.
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa Công ty kinh doanh.
2.1.4 - Chức năng, nhiệm vụ của công ty
a. Chức năng :
EMJ không phải là một doanh nghiệp thương mại thuần túy mà là một doanh nghiệp vừa hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vừa hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa. Đặc điểm đó đòi hỏi EMJ phải thực hiện tốt các chức năng sau :
- Kinh doanh các loại vật tư, hành hóa thuộc ngành hàng vật liệu điện và công cụ cơ khí.
- Trực tiếp nhập khẩu các mặt hàng vật liệu điện, công cụ cơ khí và vật tư liên quan để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước.
- Trực tiếp xuất khẩu các mặt hàng vật liệu điện, công cụ cơ khí và các sản phẩm hàng hóa khác từ đơn đặt hàng gia công hay thông qua góp vốn liên doanh, liên kết.
- Nhận ủy thác xuất khẩu, làm đại lý, làm các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty.
- Tổ chức s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status