Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng - pdf 12

Download Đề án Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại vùng đồng bằng sông Hồng miễn phí



Sau nghị quyết 03/2000 của Chính phủ về kinh tế trang trại cũng như một số chính sách khác của Nhà nước, số lượng trang trại đã tăng lên đáng kể (xem biểu 2).
Tính đến 01/10/2001, theo tiêu chí mới, cả nước có 60.758 trang trại, tăng 4.960 trang trại so với năm 2000, tăng 15.386 trang trại so với năm 1999, trong đó Đồng bằng Sông Hồng có khoảng 1.829 trang trại, so với năm 1999 tăng 21,77% (theo tiêu chí mới), trong đó các địa phương có số lượng trang trại nhiều nhất là Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình. Tốc độ phát triển bình quân của số trang trại trong thời kì 1999 – 2001 là 10,35%/năm, bằng 0, 61 tốc độ phát triển bình quân chung của cả nước (17%) nhưng với một vùng không có nhiều đất đai thì đây là một thành tích đáng khích lệ. Trong sự tăng trưởng ấy, nhóm trang trại chăn nuôi và nhóm trang trại nuôi trồng thuỷ sản có tốc độ phát triển cao nhất, chứng tỏ sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – nông thôn một cách tích cực. Điều này cũng nói lên hướng sản xuất theo thị trường của kinh tế trang trại
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30066/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

xuất nhiều loại nông sản khác nhau nhưng sau đó, do sự tích luỹ về các yếu tố trên, trang trại sẽ hướng theo một vài loại sản phẩm do đó quy mô của loại sản phẩm này cũng lớn lên. Sản xuất quy mô lớn lại đòi hỏi áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất để làm ra sản phẩm với chi phí thấp, chất lượng cao và đồng đều. Vì mục đích của kinh tế trang trại là thị trường: sản xuất cái gì, khối lượng bao nhiêu, chất lượng ở mức độ nào,... đều phải bắt kịp các tín hiệu của thị trường. Và vì xu hướng của trang trại là ngày càng đòi hỏi sản phẩm có chất lượng cao hơn, nên cơ cấu sản xuất của trang trại cũng thay đổi, hàm lượng khoa học kĩ thuật trong sản phẩm nông nghiệp thậm chí tăng lên. Nhìn chung, kinh tế trang trại sẽ tăng tỉ lệ chăn nuôi, giảm tỉ lệ trồng trọt, một số tiểu ngành như sản xuất thực phẩm cao cấp, hoa kiểng... ngày càng phát triển, đem lại nguồn thu lớn.
Biểu 1: Cơ cấu GDP ngành nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng
(giá cố định 1994), Đơn vị: %
HẠNG MỤC
1990
1995
2000
2001
Tổng số
100
100
100
100
Nông nghiệp
94,7
94,2
92,8
92,5
- Trồng trọt
75,3
74,9
71,7
70,0
- Chăn nuôi
19,4
19,3
21,1
22,5
Lâm nghiệp
2,4
1,6
1,1
1,0
Thuỷ sản
2,9
4,2
6,0
6,5
Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê.
2.2. Góp phần làm tăng giá trị sản xuất nông nghiệp
Nông nghiệp vùng Đồng bằng Sông Hồng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của vùng, và đối với cả nước trong việc cung cấp lương thực, thực phẩm cho các tỉnh, thành phố trong vùng cũng như đáp ứng một phần nhu cầu của các vùng khác. Trong thời kì 1991 – 2001, sản lượng lương thực của vùng tăng hơn 2, 7 triệu tấn; giá trị sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp (theo giá cố định 1994) tăng lên từ 13.402 tỉ đồng (năm 1990) lên 24.103 tỉ đồng (năm 2001), bằng 23,8% giá trị sản lượng nông – lâm – nghiệp của cả nước, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 6,02%. Sự phát triển của ngành nông nghiệp có đóng góp quan trọng của kinh tế trang trại.
Lợi thế về quy mô của các trang trại (quy mô đất đai, quy mô lao động...) giúp các trang trại tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Trang trại có điều kiện thuận lợi trong cả việc giảm giá thành các yếu tố đầu vào và cả trong quản lý, tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là dễ dàng hơn khi áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, sử dụng máy móc, trang thiết bị hiện đại trong hoạt động sản xuất.
2.3. Góp phần vào sự phát triển của các ngành công nghiệp, dịch vụ, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn
Sản phẩm nông nghiệp là đầu vào quan trọng của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Rõ ràng là khối lượng, chất lượng, giá cả nông sản cung cấp cho một nhà máy chế biến thực phẩm nào đó sẽ quyết định tính cạnh tranh của sản phẩm nhà máy này. Không những thế, sản phẩm của trang trại sẽ góp phần thúc đẩy các ngành công nghiệp cơ khí, công nghiệp năng lượng trong các mối liên hệ ngược với các ngành này. Để làm ra sản phẩm, các trang trại cần sử dụng máy móc, cần tiêu dùng năng lượng, cần được cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu... Đó là không kể những trang trại kinh doanh tổng hợp còn tự sơ chế, chế biến ngay tại chỗ. Yêu cầu này cần được sự giúp đỡ của ngành công nghệ sinh học, công nghệ thực phẩm... Mối quan hệ qua lại này chỉ ra rằng: sự phát triển của ngành này là động lực phát triển của ngành kia.
Mặt khác, khi kinh tế trang trại phát triển nó sẽ đem lại thu nhập cho một bộ phận nông dân, tiêu dùng của khu vực nông nghiệp - nông thôn tăng lên kéo theo sự khởi sắc của ngành dịch vụ theo đúng quy luật của nền kinh tế thị trường.
3. Tác động về mặt xã hội và môi trường
3.1. Góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Theo số liệu năm 2001, dân số nông thôn vùng Đồng bằng Sông Hồng vào khoảng 13, 77 triệu người, tổng số lao động là 10, 47 triệu trong đó lao động trong độ tuổi ở nông thôn là gần 8, 2 triệu, chiếm tới 78,17% tổng lao động của vùng. Tính chất mùa vụ của hoạt động sản xuất nông nghiệp cùng với việc mở rộng dần phạm vi ứng dụng của máy móc hiện đại càng làm tăng tỉ lệ thất nghiệp trá hình. Theo ước tính, lao động ở khu vực nông thôn mới chỉ sử dụng hết khoảng 3/4 thời gian lao động nông nghiệp. Một phần lao động dư thừa ấy sẽ được giải quyết khi các trang trại hình thành vì trang trại không chỉ giải quyết việc làm cho bản thân chủ trang trại cũng như người nhà của họ mà còn thu hút được một lực lượng đáng kể lao động làm thuê.
3.2. Phát triển lựclượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Tác động của kinh tế trang trại tới sự phát triển của lực lượng sản xuất xét ở 3 khía cạnh:
Một là, nhờ cách làm ăn hiệu quả hơn, kinh tế trang trại đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho người lao động tham gia sản xuất và trong thực tế rất nhiều nông dân đã giàu lên thực sự bằng con đường này. Không những thế, những lao động làm thuê cũng được hưởng một mức thu nhập cao hơn trước đây, nhờ đó đời sống được cải thiện cả về mặt vật chất và tinh thần.
Hai là dựa vào ưu thế của kinh tế trang trại trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mà trình độ kĩ thuật, trình độ thâm canh, chuyên môn hoá nông nghiệp của vùng nói chung được nâng lên rõ rệt. Trong thời đại này, máy móc là bộ phận vô cùng quan trọng của lực lượng sản xuất nông nghiệp, và sự phát triển của máy móc (xét cả về số lượng và chất lượng) chính là sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Ba là, kinh tế trang trại phát triển kéo theo sự phát triển của các mối quan hệ giữa nông dân - nông dân trong việc hợp tác, hỗ trợ sản xuất, thuê nhân công, đồng thời đẩy mạnh hơn nữa mối quan hệ giữa các khâu sản xuất - chế biến - tiêu thụ của quy trình sản xuất hàng hoá.
3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn
Rõ ràng là để đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng hoá của mình, các trang trại cần được đảm bảo bằng một hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ và hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh, các trang trại có thể kết hợp với các địa phương, cùng các doanh nghiệp khác để giải quyết những vấn đề chung này (giao thông, điện, nước, thuỷ lợi, hệ thống tiêu thụ sản phẩm...), các công trình giao thông, kho tàng, bến bãi, các phương tiện vận tải được mở rộng và xây dựng mới để phục vụ cho sản xuất hàng hoá của các trang trại.
3.4. Những lợi ích về môi trường:
Đối với vùng Đồng bằng Sông Hồng, các trang trại trồng rừng gần như không đáng kể, nhưng số lượng số lượng các trang trại còn lại đã góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng một nền nông nghiệp đa dạng, sinh thái, bền vững.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế trang trại vùng Đồng bằng Sông Hồng
1. Nhóm các nhân tố tài nguyên thiên nhiên
1.1. Đất đai
Quan trọng nhất đối với sản xuất nông nghiệp là yếu tố đất đai. Ảnh hưởng của đất đai đến phát triển kinh tế trang trại quyết định bởi:
-Quy mô đất đai: tức là diện tích cần t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status