Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM(VDB) 3
1.1 Khái quát về Ngân hàng phát triển Việt Nam 3
1.1.1 Giới thiệu,quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 3
1.1.2 Sơ đồ bộ máy tổ chức của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 4
1.1.3 Chức năng,nhiệm vụ của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 6
1.1.4.Trách nhiệm và quyền hạn ngân hàng phát triển Việt Nam 7
1.1.5. Lĩnh vực hoạt động của ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 8
1.1.5.1 Huy động vốn 8
1.1.5.2 Sử dụng vốn 9
1.1.6. Nguồn vốn của ngân hàng Phát triển Việt Nam(VDB) 14
1.1.7 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Phát triển Việt Nam 14
1.2 Công tác thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16
1.2.1 Đặc điểm dự án đầu tư được thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 16
1.2.2 Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 17
1.2.2.1 Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ 17
1.2.2.2 Tổ chức thẩm định 18
1.2.2.3 Quyết định cho vay 20
1.2.2.4 Thời gian thẩm định dự án 20
1.2.2.5 Quy định thời gian thẩm định dự án tại Sở giao dịch, Chi nhánh NHPT và tại Hội sở chính. 21
1.2.3 Phương pháp thẩm định dự án đầu tư tại VDB 22
1.2.3.1 Phương pháp thẩm định theo trình tự 23
1.2.3.2 Phương pháp thẩm định dựa trên việc phân tích độ nhạy cảm của dự án đầu tư 24
1.2.3.3 Phương pháp so sánh các chỉ tiêu 25
1.2.3.4 Phương pháp dự báo 26
1.2.4 Thẩm định dự án để quyết định cho vay 26
1.2.4.1 Hồ sơ của dự án 26
1.2.4.2 Hồ sơ tài chính 28
1.2.4.3 Báo cáo về quan hệ tín dụng 29
1.2.4.4 Hồ sơ bảo đảm tiền vay 29
1.2.5 Nội dung thẩm định dự án đầu tư 29
1.2.5.1 Thẩm định tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ dự án, hồ sơ chủ đầu tư 29
1.2.5.2 Về chủ đầu tư dự án 30
1.2.5.3. Thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay 31
1.2.5.4 Thẩm định tài sản bảo đảm tiền vay 35
1.2.6 Thẩm định lại dự án 36
1.2.6.1 Các trường hợp thẩm định lại dự án 36
1.2.6.2 Hồ sơ của dự án 36
1.2.6.3 Nội dung thẩm định lại 37
1.3 Thẩm định dự án đầu tư’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000 tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 38
1.3.1 Giới thiệu về dự án đầu tư 38
1.3.1.1 Thông tin về dự án đầu tư 38
1.3.1.2 Đề nghị vay vốn tín dụng đầu tư của chủ đầu tư 39
1.3.2 Kết quả thẩm định hồ sơ cho vay vốn 40
1.3.2.1 Hồ sơ pháp lý theo quy định,bao gồm 40
1.3.2.2 Hồ sơ tài chính 40
1.3.2.3 Các tài liệu khác chủ đầu tư gửi kèm: 40
1.3.3 Kết quả thẩm định chủ đầu tư 41
1.3.3.1 Về năng lực,kinh nghiệm tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và điều hành dự án của chủ đầu tư. 41
1.3.3.2 Về mô hình tổ chức,bộ máy điều hành của chủ đầu tư 42
1.3.3.3 Về năng lực tài chính của Chủ đầu tư 43
1.3.4 Kết quả thẩm định phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay 49
1.3.4.1 Nhận xét,đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án. 49
1.3.4.2 Phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay và hiệu quả của dự án. 58
1.3.4.3 Xác định các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư 66
1.3.4.4 Thẩm định phương án trả nợ vốn vay của dự án 70
1.3.5 Đánh giá hoạt động thẩm định dự án’’ Đầu tư xây dựng công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay công suất 1.000tấn clinker/ngày của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang’’ 72
1.3.5.1 Những mặt đạt được 72
1.3.5.2 Một số hạn chế và nguyên nhân 74
1.4 Tình hình thẩm định tại Ngân hàng phát triển Việt Nam(VDB) 74
1.4.1 Tình hình thực hiện phân cấp và giám sát phân cấp 74
1.4.2 Về chương trình thông tin 75
1.5 Nhận xét chung về hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng phát triển Việt Nam (VDB). 75
1.5.1 Những kết quả đạt được 75
1.5.1.1 Về quy trình thẩm định thẩm định 75
1.5.1.2 Về nội dung thẩm định 75
1.5.1.3 Về phương pháp thẩm định tài chính dự án 76
1.5.1.4 Về cán bộ thẩm định 76
1.5.1.5 Về trang thiết bị phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76
1.5.1.6 Về nguồn thông tin phục vụ cho công tác thẩm định dự án đầu tư 76
1.5.1.7 Về công tác giám sát và điều hành trong thẩm định dự án đầu tư 77
1.5.7.8 Chất lượng thẩm định dự án đầu tư 77
1.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân 77
1.5.2.1 Về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 77
1.5.2.2 Về quy trình thẩm định 78
1.5.2.3 Về nội dung phương pháp thẩm định 78
1.5.2.4 Về thông tin phục vụ cho quả trình thẩm định 79
1.5.2.5 Về trang thiết bị công nghệ 80
CHƯƠNG II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 81
2.1 Định hướng phát triển của VDB trong thơi gian tới 81
2.1.1 Cơ hội và thách thức của VDB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 81
2.1.1.1 Những cơ hội 81
2.1.1.2 Những thách thức. 81
2.1.2 Định hướng phát triển 83
2.1.2.1 Định hướng phát triển hoạt động đến 2020 83
2.1.2.2 Chiến lược phát triển hoạt động của VDB giai đoạn 2007-2010 84
2.1.2.3 Mục tiêu chiến lược của VDB giai đoạn 2007-2010 84
2.1.3 Phương hướng hoạt động 85
2.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHPTVN(VDB) 86
2.2.1 Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án đầu tư 87
2.2.2 Giải pháp về quy trình thẩm định dự án đầu tư 88
2.2.3 Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án đầu tư 88
2.2.4 Giải pháp về nội dung thẩm định dự án đầu tư 91
2.2.5 Giải pháp về nguồn thông tin 93
2.2.6 Giải pháp về trang thiết bị công nghệ 95
2.2.7 Giải pháp về công tác tổ chức thẩm định dự án đầu tư 95
2.3 Một số kiến nghị 96
2.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước 96
2.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam 97
2.3.3 Kiến nghị với NHPTVN 97
2.3.4 Kiến nghị đối với chủ đầu tư 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30070/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

giá trị thực tế của doanh nghiệp ngày 01/11/2004 Hội đồng doanh nghiệp đã đề nghị cấp có thẩm quyền xóa toàn bộ lãi treo doanh nghiệp còn nợ ngân hàng là 26.951.002.816 đồng(Trong đó ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang là 24.222.490.378 đồng,Ngân hàng Công thương là 2.728.512.438 đồng).Trong khi chưa có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền,các khoản nợ trên doanh nghiệp tiếp tục nhận nợ theo quy định hiện hành.Tại thời điểm 31/12/2006 số nợ lãi vay dài hạn chưa được xử lý còn nhận nợ là 20.326.859.344 đồng.Đến ngày 28/9/2007 Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang đã có văn bản số 0221/CV-BID.BG thông báo với công ty số nợ lãi được miễn giảm trong năm 2007 là 18.733.357.444 đồng.Trên cơ sở loại trừ yếu tố ảnh hưởng này có thể đánh giá năng lực tài chính của công ty như sau:
+Cơ cấu đầu tư tài sản là tương đối hợp lý với lĩnh vực sản xuất.
+Khả năng thanh toán tổng quát và thanh toán nợ ngắn hạn trung bình bảo đảm kế hoạch trả nợ các khoản vay ngắn hạn của doanh nghiệp.Khả năng thanh toán nhanh cho thấy khả năng huy động các nguồn vốn bằng tiền để trả nợ vay ngắn hạn trong thời gian tức thời là hạn chế.Kỳ thu tiền bình quân dài doanh nghiệp cần quan tâm đúng mức đến công tác thu hồi nợ.
+Phân tích hiệu quả và khả năng sinh lời trong hoạt động sản xuất kinh doanh:năm 2006 và năm 2007 Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đã không ngừng phấn đấu đưa lượng hàng sản xuất tăng gấp nhiều lần,kết quả kinh doanh có hiệu quả cao.Tổng doanh thu năm 2006 là 47.771 triệu đồng;năm 2007 tằng lên 60.856 triệu đồng.Tổng lợi nhuận trước thuế trên doanh thu năm 2006 đạt 2,02%,năm 2007 đạt 6,07%.Lợi nhuận trên vốn của chủ sở hữu có chuyển biến tăng từ 13,7% năm 2006 đến 39,7% năm 2007.Điều đó đảm bảo cho sự phát triển,khả năng sinh lời và duy trì được mức độ ổn định của công ty so với các doanh nghiệp cùng loại.
Nhằm đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh,đặc biệt là để thực hiện dự án mới nhu cầu vốn của Công ty ngày càng tăng.Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho dự án là 461.951.443.000 đồng.Trong đó:Nguồn vốn tự có của doanh nghiệp:75.535.942.000 đồng.Theo biên bản hợp Đại hội đồng cổ đông của Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang ngày 13/02/2008 đã thống nhất và tăng thêm vốn điều lệ 60 tỷ đồng (vốn chủ sở hữu) để đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý sản xuất và xúc tiến thủ tục đầu tư xây dựng Công trình chuyển đổi công nghệ lò đứng sang lò quay.Hiện nay các cổ đông đã cam kết mua hết số cổ phần với lượng vốn đảm bảo 60 tỷ đồng.Công ty sẽ dùng toàn bộ số vốn điều lệ để đầu tư vào dự án trên.Số tiền con thiếu 12,5 tỷ đồng,số tiền trích khấu hao mua bình quân hằng năm của dây chuyền lò đứng là 4,8 tỷ đồng và lợi nhuận để lại bình quân hằng năm là 3,6 tỷ đồng.Trong thời gian đầu tư Công ty dự kiến sẽ dùng nguồn khấu hao tài sản được trích từ lò đứng này để tái đầu tư tổng số tiền là 9 tỷ đồng (năm 2008:4,8 tỷ đồng;năm 2009 là :4,2 tỷ đồng) và phần lãi của công ty trong 02 năm sản xuất kinh doanh là 7 tỷ đồng,tham gia vào dự án là 3,5 tỷ đồng.Việc sử dụng nguồn vốn này là hoàn toàn khả thi,vì hiện nay công ty đã hoàn thành việc trích khấu hao và trả nợ vay đã đầu tư xây dựng dây chuyền lò đứng ,trong khi đó dây chuyền lò đứng này vẫn tiếp tục sản xuất trong thời gian xây dựng dây chuyền mới.Dựa trên cơ sỡ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính năm 2007 thì nguồn này là hoàn toàn khả thi.Do đó số vốn chủ sở hữu của Chủ đầu tư tham gia dự án,đảm bảo đúng theo quy định hiện hành.
Phần vốn còn lại để đầu tư dự án,Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang đề nghị được vay:
+Ngân hàng phát triển Việt Nam số tiền 211.667.708.000 đồng với thời gian 8 năm.Số vốn cho vay này phù hợp với quy định của Ngân hàng phát triển Việt Nam.Mức vốn cho vay đối với dự án nhóm B tối đa la 50% tổng mức đầu tư tài sản cố định và thời hạn cho vay tối đa là 8 năm.
+Các ngân hàng thương mại trong nước:13.747.793.000 đồng(Vốn cố định 116.747.793.000 đồng:Vốn lưu động:15.000.000.000 đồng).Ngày 13/02/2007 Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tỉnh Bắc Giang đã có văn bản số 222/NHNo-TD đồng ý tài trợ cho dự án.Do đó nguồn vốn vay ngân hàng thương mại là hoàn toàn khả thi.
Về uy tín của chủ đầu tư trong quan hệ tín dụng với Ngân hàng phát triển và các tổ chức tín dụng:Chủ đầu tư quan hệ tín dung với Ngân hàng phát triển Việt Nam lần đầu.Đối với các ngân hàng thương mại khác như Ngân hàng đầu tư và phát triển Bắc Giang,Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Lạng Giang.Công ty hiện có vay nợ ngắn hạn,các khoản trả nợ luôn được công ty thực hiện trả nợ đúng hạn và đảm bảo uy tín với ngân hàng.Khoản nợ Ngân hàng công thương chi nhánh Lạng Giang là số tiền lãi vay dài hạn trước khi cổ phần số tiền 75.000 USD đã đưa vào diện xử lý theo quyết định chuyển đổi cổ phần hóa.
Kết luận,tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh,đáp ứng được các yêu cầu để đầu tư phát triển sản xuất ổn định,có hiệu quả và thực hiện tốt việc trả nợ vốn vay.Công ty cần biết kết hợp tốt giữa đầu tư dài hạn với việc khai thác tốt các tiềm năng sẵn có,phát huy nội lực,tranh thủ nguồn lực bên ngoài,tìm kiếm bạn hàng và nghiên cứu kỹ sự biến động của thị trường.Hiện tại giá nguyên vật liệu đầu vào đang biến động có xu hướng ngày càng tăng.Đề nghị chủ đầu tư lưu ý cần tích cực tiết kiệm chi phí nhăm tăng hiệu quả kinh doanh.
1.3.4 Kết quả thẩm định phương án tài chính,phương án trả nợ vốn vay
1.3.4.1 Nhận xét,đánh giá thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất và sản phẩm đầu ra của dự án.
1.3.4.1.1 Khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất
a,Nhận xét,đánh giá về nguồn nguyên liệu chính:
-Đá vôi:Hiện nay chủ đầu tư đã có giấy phép khai thác mỏ đá vôi tại Ba nàng,xã Cai Kinh,huyện Hữu Lũng,tỉnh Lạng Sơn.Diện tích khai thác là 22,8 ha,trữ lượng 10.822.000 m3;tương đương 15 triệu tấn để sản xuất xi măng và công suất khai thác 45.000 m3/năm;Giấy phép khai thác mỏ số 1016QĐ/QLTN của Bộ Công nghiệp nặng(nay là Bộ Công Thương) cấp phép ngày 03/10/1995.Theo tính toán đơn vị,nhu cầu nguyên liệu bình quân hằng năm cho dự án là 364.200 tấn/1,43=250.000 m3.Với trữ lượng mỏ trên sau khi trừ trữ lượng đã khai thác để phục vụ day chuyền xi măng lò đứng đến 2010,trữ lượng còn lại như sau:10.822.000-(45.000*14 năm)=10.192.000 m3;Trữ lượng này đảm bảo cho Nhà máy mới khai thác với công suất 250.000 m3/năm đủ trong vòng 40 năm.
Chủ đầu tư đã hoàn tất các thủ tục pháp lý cần thiết đẻ xin giấy phép nâng công suất khai thác các mỏ,ngày 11/3/2008 UBND tỉnh Lạng Sơn ra Quyết định số 454/QĐ-UBND chấp thuận cho Công ty cổ phần xi măng Bắc Giang thuê đất để khai thác khoáng sản mỏ đá tại xã Cai Kinh,huyện Hữu Lũng.Sau khi được cấp phép đè nghị Công ty cổ phần Bắc Giang gửi lại VDB để khẳng định chủ quyền khai thác phù hợp với công suất của nhà máy mới và đảm bảo trữ lượng khai thác trong thời h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status