Một số vấn đề trong xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Vinashin Motor) - pdf 12

Download Đề tài Một số vấn đề trong xây dựng chiến lược xuất khẩu của công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy và xe máy Vinashin (Vinashin Motor) miễn phí



MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 3
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 3
1.1.1 Khái niệm về chiến lược xuất khẩu 3
1.1.2. Sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược xuất khẩu. 5
1.2. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU 7
1.2.1. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu 7
1.2.2 Mục tiêu của chiến lược xuất khẩu 7
1.2.3. Các bước xây dựng chiến lược xuất khẩu 8
1.2.3.1. Nghiên cứu thị trường 8
1.2.3.2. Thâm nhập thị trường 8
1.2.3.3. Phân tích SWOT 9
1.2.3.4. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu 9
1.2.3.5. Phân bổ và bố trí nguồn lực 10
1.2.3.6. Xúc tiến xuất khẩu 10
1.3. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU. 11
CHƯƠNG II: CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR 12
2.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY 12
2.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 2006-2010 15
2.2.1. Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp xe máy 15
 
2.2.2. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ xe máy trong giai đoạn 2006-2010 16
2.2.2.1. Tầm nhìn của VINASHIN MOTOR đến 2010 16
2.2.2.2.Mục tiêu đặt ra đến năm 2010 16
2.3. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR. 17
2.3.1. Nghiên cứu thị trường 18
2.3.2. Thâm nhập thị trường 19
2.3.3 .Phân tích SWOT 20
2.3.4. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu 21
2.3.4. Phân bổ và bố trí nguồn lực 22
2.3.5. Xúc tiến thương mại 23
2.4. ĐÁNH GIÁ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR. 23
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR 26
3.1. NHÓM GIẢI PHÁP VI MÔ 26
3.1.1. Nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo cũng như các thành viên trong công ty về tầm quan trọng của chiến lược xuất khẩu 26
3.1.2. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 27
3.1.3. Thành lập một phòng ban lập kế hoạch cho chiến lược xuất khẩu 28
3.1.4. Lựa chọn cách xuất khẩu có hiệu quả nhất 28
3.1.5. Xác định thị trường - mặt hàng xuất khẩu 29
3.1.6. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn 30
3.1.7. Nâng cao năng lực xúc tiến thương mại 31
 
3.1.8. Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực 32
3.2. NHÓM CÁC GIẢI PHÁP VĨ MÔ 33
3.2.1. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi và công bằng 33
3.2.2. Xây dựng cơ chế hỗ trợ các dịch vụ thương mại ở thị trường nước ngoài, cung cấp thông tin thị trường nước ngoài miễn phí 34
3.2.3. Xây dựng các chính sách khuyến khích xuất khẩu 35
3.2.4. Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại 36
3.2.5. Khai thông thị trường tài chính 36
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-29823/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nghiệp tàu thủy, công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy là lĩnh vực chính làm đà phát triển cho Công ty trong xu thế hội nhập kinh tế của Tập đoàn cũng như đất nước.
Công ty đang tập trung phát triển nhanh các lĩnh vực:
Sản xuất động cơ và phụ tùng ô tô, xe máy.
Lắp ráp hoàn chỉnh ô tô, xe gắn máy và phương tiện giao thông vận tải.
Sản xuất phụ tùng và lắp ráp hàng điện tử, điện lạnh.
Thi công xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi.
Sản xuất chế tạo hàng cơ khí, kết cấu thép siêu trường siêu trọng và các phụ kiện phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy và các ngành công nghiệp khác.
Hiện nay, Công ty đang tiến hành đầu tư, mở rộng:
Nhà xưởng tại khu công nghiệp Lai Vu, thành phố Hải Dương với diện tích 126 220,8 m2.
Xây dựng nhà máy bình chứa ga bằng Composite tại Hà Tây.
Nhà máy sản xuất xe máy và công nghiệp phụ trợ tàu thủy tại Hà Tây.
Thị trường xuất khẩu chủ yếu: Lào, Campuchia, Mali, Bangladesh, và một số nước châu Phi khác.
Hình 2: Sơ đồ công ty bộ máy quản lý tại VINASHIN MOTOR
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
TRỢ LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC
CÁC NHÀ MÁY ÔTÔ-ĐỘNG CƠ BÌNH THUỶ-BÌNH GAS, XE MÁY VÀ CÁC THIẾT BỊ PHỤ TRỢ CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ- NHÀ MÁY SẢN XUẤT UPVC PROFILE VÀ SẢN XUẤT NỘI THẤT TÀU THUỶ, CÔNG NGHIỆP DÂN DỤNG - SÂN BIỆT THỰ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÒNG
XUẤT NHẬP KHẨU
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC KINH DOANH
GIÁM ĐỐC MARKETING
PHÒNG KINH DOANH VÀ DỰ ÁN
PHÒNG ĐIỀU HÀNH MARCOM MARKETING
2.2. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY 2006-2015 VÀ TẦM NHÌN CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY 2006-2010
2.2.1. Quy hoạch phát triển của ngành công nghiệp xe máy
Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp xe máy Việt Nam trở thành một trong những ngành sản xuất và xuất khẩu xe máy, linh kiện phụ tùng mạnh của khu vực. Cụ thể:
Giai đoạn 2006-2010:
Đáp ứng 90% nhu cầu xe máy trong nước.
Năm 2010 xuất khẩu các loại xe gắn máy, linh kiện và phụ tùng xe tương đương 450-500 nghìn xe, ước kim ngạch xuất khẩu đạt 300 triệu USD.
Sản xuất trong nước đạt trên 90% linh kiện, phụ tùng xe máy và 95% linh kiện phụ tùng động cơ xe máy.
Thiết lập hệ thống các nhà sản xuất, cung ứng linh kiện xe máy có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về chất lượng, giá thành và dịch vụ sau bán hàng; hệ thống phân phối và dịch vụ năng động, chuyên nghiệp.
Thiết lập và đưa các trung tâm nghiên cứu và phát triển vào hoạt động trước năm 2010.
Giai đoạn 2011 đến năm 2015
Sản xuất đáp ứng 95% nhu cầu xe máy trong nước, trên 95% linh kiện, phụ tùng.
Kim ngạch xuất khẩu xe máy, linh kiện, phụ tùng đạt khoảng 500 triệu USD.
Nâng cao năng lực các trung tâm nghiên cứu và phát triển để tự thiết kế được các loại xe gắn máy.
Để đạt được các mục tiêu xuất khẩu, cần:
Triển khai xúc tiến thương mại, tìm kiếm và khai thác thị trường xuất khẩu, đậc biệt là các thị trường Châu Phi, Nam Á, và Mỹ La Tinh.
Đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm xe máy, linh kiện, phụ tùng có lợi thế cạnh tranh, phù hợp nhu cầu thị hiếu tiêu dùng ở từng khu vực thị trường.
Tăng cường hợp tác liên kết sản xuất trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh, nghiên cứu thiết kế xe phù hợp thị trường xuất khẩu.
Tích cực tham gia phân công hợp tác quốc tế trong sản xuất xe máy, linh kiện và phụ tùng xe máy trong khu vực và toàn cầu.
2.2.2. Tầm nhìn chiến lược xuất khẩu của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thuỷ xe máy trong giai đoạn 2006-2010
2.2.2.1. Tầm nhìn của VINASHIN MOTOR đến 2010
Trở thành một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu của ngành công nghiệp xe máy Việt Nam về kim ngạch xuất khẩu và uy tín đối với khách hàng .
Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu: Chuyển đổi từ nhập một phần linh kiện về để lắp ráp xuất khẩu sang tự sản xuất, xuất khẩu với thương hiệu của Vinashin Motor.
Tiếp tục củng cố uy tín, chất lượng của Vinashin Motor trên thị trường quốc tế với triết lý kinh doanh: UY TÍN CHẤT LƯỢNG
Trong giai đoạn 2006-2010 trở thành nhà xuất khẩu đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt và thời hạn giao hàng đúng cam kết.
2.2.2.2.Mục tiêu đặt ra đến năm 2010
VINASHIN MOTOR phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu xe gắn máy và phụ tùng xe gắn máy đạt khoảng 10 triệu USD vào năm 2010. Tập trung vào các sản phẩm như xe máy phân khối lớn hơn 125 cm3, xe tay ga, xe số phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa là 57%. Các sản phẩm xe máy được lắp ráp, sản xuất đều phải đạt tiêu chuẩn khí thải theo lộ trình được Việt Nam cam kết thực hiện theo các quy định hiện hành. Đồng thời, tập trung đầu tư sản xuất các sản phẩm phụ trợ, hỗ trợ cho các sản phẩm xuất khẩu.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu chủ yếu của VINASHIN MOTOR giai đoạn 2007-2010
Chỉ tiêu
Mục tiêu VINASHIN MOTOR ( sản phẩm )
2007
2008
2009
2010
Sản phẩm chính:
Xe phân khối lớn
Xe ga
Xe số
1000
1500
3000
1250
2000
5000
3000
4000
6000
5500 (700$/chiếc)
6500 ( 600$/chiếc)
6800 (320$/chiếc)
Tỷ lệ nội địa hóa
27%
30%
45%
57%
Nguồn: Dự kiến tình hình kinh doanh 2007-2010
Phòng kinh doanh (tháng 12/2006)
2.3. CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU CỦA VINASHIN MOTOR.
Tuỳ vào từng loại chiến lược kinh doanh mà nội dung và trình tự của việc xây dựng có những điểm khác nhau, song nhìn chung, các chiến lược kinh doanh xuất khẩu thường bao gồm một số các nội dung như: xác định mục tiêu, định hướng, tìm ra ưu thế, điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, nghiên cứu môi trường trong nước và nước ngoài (đặc biệt là thị trường mục tiêu), hình thành và lựa chọn chiến lược, phân bổ nguồn lực để thực hiện chiến lược đã đề ra. Việc xây dựng có thể theo những phương pháp khác nhau chẳng hạn như "dưới - trên” tức là xuất phát từ mục tiêu đặt ra cho từng khâu, từng bộ phận rồi từ đó xây dựng cho toàn bộ doanh nghiệp hay cũng có thể ngược lại là theo phương pháp “trên - dưới”. Ở đây, những mục tiêu, nội dung của chiến lược kinh doanh hình thành rồi triển khai tới các đơn vị, các bộ phận, thậm chí từng con người cụ thể. Tuy nhiên cách đảm bảo và chắc nhất là xây dựng theo phương pháp “trên- dưới- trên”. Đây là phương pháp xuất phát từ cấp cao nhất hình thành nên mục tiêu chiến lược và từ đó triển khai tới cơ sở. Thậm chí xuất phát từ năng lực và khả năng thích ứng với hoàn cảnh môi trường hiện tại của từng ngời mà hình thành nên chiến lược từng bộ phận rồi thông báo lên cấp trên và tới cấp cao nhất. Tại đây tổng hợp và hình thành nên một chiến lược của cả doanh nghiệp. Có thể nói rằng, đây là phương pháp có hiệu quả cao, đảm bảo xây dựng cho mình một chiến lược khả thi nhất, vừa đáp ứng với mục tiêu cấp trên đề ra, vừa thích hợp với điều kiện của từng đơn vị, bộ phận đồng thời phát huy tính tích cực, tự giác và chủ động của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đã đề ra.
VINASHIN MOTOR đã lựa chọn cho mình phương pháp xây dựng chiến lược xuất khẩu tối ưu nhất, đó là phương pháp “trên – dưới – trên”. Hội đồng quản trị đưa ra ý tưởng, định hướng c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status