Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty Cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội - pdf 12

Download Khóa luận Chất lượng hàng may mặc và giải pháp nâng cao chất lượng tại công ty Cổ phần dệt công nghiệp Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI 3
I. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển 3
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.2. Giới thiệu về công ty 5
1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 6
1.4. Cơ cấu lao động 8
1.5. Công nghệ và quy trình công nghệ: 11
1.6. Danh sách các phân nhóm sản phẩm chính 15
II.Hoạt động kinh doanh 17
2.1. Tình hình hoạt động kinh doanh 17
III. Kế hoạch phát triển kinh doanh: 21
3.1. Tăng cường đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá máy móc thiết bị 21
3.2. Mục tiêu phát triển đến năm 2010 24
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI. 26
I. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN. 26
1.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của xí nghiệp may. 26
1.2. Công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm. 28
II. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may. 29
1.1. Tiêu chuẩn về quy cách, quy định các dãy số , kích thước sản phẩm, chi tiết, bộ phận nguyên vật liệu. 29
2.2. Tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật 29
2.3. Tiêu chuẩn về phương pháp thử 30
2.5. Tiêu chuần về bao gói, nhãn mác, vận chuyển và bảo quản. 30
2.6. Tiêu chuẩn về nguyên tắc và thủ tục 30
III. CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY CP DỆT CÔNG NGHIỆP HN. 31
3.1. Công tác quản lý chất lượng may tại công ty CP dệt công nghiệp HN Từ năm 2000 tới nay. 31
3.2.Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trước khi đi vào sản xuất sản phẩm. 34
3.3. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất. 37
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN DỆT CÔNG NGHIỆP HN. 40
4.1. Những kết quả đạt được. 40
4.2. Một số vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp 45
4.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên 48
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM DỆT MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN. 50
1. Đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề của cán bộ công nhân viên. 50
2. Đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng của máy móc thiết bị hiện có. 52
3. Đầu tư hơn nữa cho công tác thăm dò, nghiên cứu thị trường 53
4. Quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, đề cao công tác tiết kiệm chi phí. 54
KẾT LUẬN 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30232/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

là phải đạt mức tăng trưởng bình quân 13%, từ 2005 đến 2010 phải đạt mức tăng trưởng bình quân là 14%. Cũng đến năm 2010, doanh thu xuất khẩu của hàng dệt may phải đạt 4 tỷ USD.
Tổng Công ty Dệt May Việt Nam đã xác định các mục tiêu tổng quát của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010 như sau:
Ngành dệt may Việt Nam trước tiên phải đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phong phú và đa dạng của hơn 100 triệu dân trong nước vào năm 2010, với mức tiêu thụ 3,6 kg vải/người và các nhu cầu cho ngành an ninh, quốc phòng
Toàn ngành có mức tăng trưởng 13% tới năm 2005 và 14% thời kỳ từ 2005 đến 2010
Về trình độ công nghệ đến 2010, toàn ngành sẽ đạt mức tiên tiến trong khu vực, tương đương trình độ của Hồng Kông, Thái Lan năm 1997
Về mặt xã hội: tạo công ăn việc làm cho gần 2 triệu lao động dệt may vào 2010, có mức thu nhập bình quân 100 USD/người/tháng.
Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp dệt may đến năm 2010 đã xác định rõ: "...từng bước đa ngành công nghiệp dệt may trở thành ngành sản xuất mũi nhọn góp phần tăng trưởng kinh tế, góp phần giải quyết việc làm, thực hiện đường lối CNH - HĐH đất nước".
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI.
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM MAY VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT CÔNG NGHIỆP HN.
Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm của xí nghiệp may.
Trước hết ta nghiên cứu về chất lượng sản phẩm hàng hoá. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Quan điểm siêu việt cho rằng chất lượng là sự tuyệt vời và hoàn hảo nhất của sản phẩm. Quan điểm xuất phát từ sản phẩm lại cho rằng chất lượng sản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Theo quan niệm của các nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo và phù hợp của một số sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hay tiêu chuẩn hay quy cách đã được xác định trước. Xuất phát từ người tiêu dùng chất lượng được định nghĩa là sự phù hợp của sản phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Có rất nhiều các quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Nhưng tất cả các quan điểm đó đầu nêu lên vai trò quan trọng của chất lượng sản xuất kinh doanh. Chất lượng hiện nay được coi là vũ khí cạnh tranh của các doanh nghiệp. Xuất phát từ vai trò to lớn đó công ty cổ phần dệt công nghiệp Hà nội đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nói chung và chất lượng sản phẩm may nói riêng. Để nâng cao chất lượng sản phẩm may của công ty ta sẽ tiến hành nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm tại xí nghiệp may.
Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
Một trong những yếu tố đầu vào tham gia cấu thành sản phẩm may và hình thành các thuộc tính chất lượng là nguyên vật liệu. Vì vậy đặc điểm và chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Mỗi loại nguyên vật liệu khác nhau sẽ hình thành những đặc tính chất lượng khác nhau. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên vật liệu là cơ sở quan trọng để ổn định chất lượng sản phẩm. Để thực hiện mục tiêu chất lượng đặt ra cần tổ chức tốt hệ thống cung ứng nguyên vật liệu, đảm bảo đầy đủ cho quá trình sản xuất. Tổ chức tốt hệ thống cung ứng không chỉ là đảm bảo đúng chủng loại, chất lượng, số lượng nguyên vật liệu mà còn đảm bảo đúng về mặt thời gian. Nguyên vật liệu trong xí nghiệp hiện nay bao gồm: vải và các phụ kiện như cúc, chỉ...Hiện nay nguồn cung ứng nguyên vật liệu vải của xí nghiệp còn gặp nhiều khó khăn trong việc tìm nguồn vải ổn định, chất lượng cao trong nước. Nguyên vật liệu cũng chủ yếu phải nhập khẩu vải dệt từ nước ngoài dẫn đến tình trạng bị động trong sản xuất. Một số ít nguyên liệu vải được nhập từ trong nước như công ty dệt 8/3, công ty dệt Vĩnh phú...
Hoạt động trên thị trường nguyên vật liệu.
Như ta đã biết nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào cấu thành nên thực thể sản phẩm. Chất lượng nguyên vật liệu tốt hay xấu, đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Như vậy để có chất lượng sản phẩm tốt thì xí nghiệp may phải tìm được nguồn cung ứng nguyên vật liệu đảm bảo về chất lượng và mẫu mã, chủng loại. Như vậy đội ngũ quản lý của công ty và xí nghiệp đã cố gắng tìm bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu với chất lượng tốt nhất, nhưng giá thành phải chấp nhận được.
Hiện nay nguyên vật liệu (vải, chỉ, sợi, cúc...) của công ty chủ yếu được nhập từ nước ngoài, một số ít nhập từ trong nước như từ công ty dệt 8/3, công ty dệt Vĩnh Phú...Các loại nguyên vật liệu chr yếu sử dụng của xí nghiệp như:
- Vải lascost các màu
- Vải chính mã áo jacket
- Vải kaki
- Vải rayon
- Vải copina
- Vải chính in hoa
- Vải Shalife bay.
- Vải 3418 blue
- Vải thun +thun cá sấu
- Vải phin hoa
- Vải chính kate
- Vải TC màu
................
Tất cả các loại nguyên vật liệu đó đều được nhập về và kiểm tra chất lượng một cách nghiêm ngặt, có như vậy công tác quản lý chất lượng sản phẩm ngay từ khâu đầu vào mới đạt hiệu quả cao.
1.2. Công tác nghiên cứu thị trường và thiết kế sản phẩm.
Để sản phẩm làm ra thoả mãn yêu cầu của người tiêu dùng, khâu đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành là khâu nghiên cứu thị trường. Nhất là sản phẩm may phụ thuộc rất lớn vào sở thích nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Nghiên cứu thị trường sẽ giải đáp cho các doanh nghiệp các câu hỏi như: Khách hàng cần gì? Khách hàng đánh giá sản phẩm của doanh nghiệp tốt hay xấu? Sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với đối thủ hay không? dự kiến sản phẩm bán ra là bao nhiêu, cần dùng hệ thống phân phối như thế nào?
Kết quả nghiên cứu thị trường là cơ sở cho khâu thiết kế sản phẩm, Thiết kế sẽ thể hiện được ý tưởng của sản phẩm cùng mức chất lượng của nó. Để tạo ra sản phẩm có chất lượng, sản phẩm đó phải được thiết kế xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, từ chức năng công dụng của sản phẩm. Ngoài ra còn phải dựa vào tiêu chẩn hàng hoá hiện hành cũng như những ưu khuyết điểm của hàng hoá tương tự đang lưu hành. Mọi sai sót của thiết kế đều phải được phát hiện và sửa chữa kịp thời trước khi đưa vào sản xuất hàng loạt nhằm tránh được những hậu quả tai hại về sau.
Sản phẩm của thiết kế may thông thường là bản vẽ và sản phẩm mẫu dự định đưa vào sản xuất với đầy đủ các đặc trưng về hình thức, vật liệu và mức chất lượng. Vì vậy chất lượng của khâu thiết kế có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm dệt may.
Để đánh giá chất lượng sản phẩm may, xí nghiệp may thuộc công ty CP dệt công nghiệp HN sử dụng một số các chỉ tiêu sau:
Tiêu chuẩn về quy cách, quy định các dãy số , kích thước sản phẩm, chi tiết, bộ phận nguyên vật liệu.
- Tiêu chuẩn về th...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status