Giải pháp để hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội - pdf 12

Download Luận văn Giải pháp để hạn chế những tranh chấp khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu mặt hàng nông sản tại Công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội miễn phí



Nông sản cũng là loại hàng mà giá cả phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên , tuỳ vào mùa vụ mà khi trái vụ , điều kiện tự nhiên không thuận lợi thì giá thu mua cao còn vào chính vụ và điều kiện tự nhiên thuận lợi thì giá thu mua nông sản sẽ giảm .
 
Việc thu mua nông sản không thể quy định về thời hạn giao sản phẩm bởi lẽ mỗi loại sản phẩm đều có thời vụ riêng của nó và ngay cùng một loại sản phẩm ở những vùng khác nhau cũng có thời vụ không giống nhau do đó trong công tác thu mua sản phẩm , công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn .
 
Ngoài ra mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn , bị ép giá thấp do Việt Nam chủ yếu xuất khẩu bán thành phẩm , chất lượng không đạt tiêu chuẩn quốc tế và không ổn định .
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30192/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ác mối quan hệ với khách hàng và thị trường mới . Cụ thể :
Hàng dược liệu ,gia vị xuất sang các nước Đông Nam A , Tây Nam A đạt 1.051.828 USD
Gạo tẻ xuất sang Philippine đạt 222.936 USD
Chè đen xuất sang Sec và Iraq đạt 317.399 USD
Sang năm 2002 công ty đã khắc phục được khó khăn , đưa giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng lên mức cao nhất trong 4 năm qua , đạt mức 2.427.315 USD chiếm tỷ trọng 52% trong kim ngạch xuất khẩu của công ty .
Tuy giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản không tăng đều qua các năm nhưng nông sản lại là mặt hàng chủ lực của công ty , tỷ trọng xuất khẩu nông sản tăng đều qua các năm và đến năm 2002 thì nông sản chiếm 52% tỷ trọng xuất khẩu của công ty và ngay trong năm 2001 tuy kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm sút mạnh thì xuất khẩu nông sản vẫn đạt giá trị là 1.682.486 USD chiếm tỷ trọng 56,5% kim ngạch xuất khẩu của công ty .
Trong hoạt động xuất khẩu , công ty luôn xác định nông sản là một trong những mặt hàng chủ lực , đây là một mặt hàng có tiềm năng lớn , khả năng khai thác cao . Bước đầu công ty đã chuyển hướng kinh doanh hàng xuất khẩu từ thu gom sang đầu tư , liên kết thu mua , sản xuất chế biến hàng nông sản xuất khẩu như dược liệu , hạt điều ...công ty cũng đã xây dựng được mạng lưới thu mua với các vùng nguyên liệu như Hải Dương , Ninh Hiệp , Cần Thơ , Quảng Ngãi...
Bảng 2 : Một số thị trường nhập khẩu nông sản chính của công ty
STT
Thị trường
Xuất khẩu từ năm 1999 đến năm 2002
Số lượng ( MT )
Giá trị ( USD )
1
Ân Độ
1300,741
2.093.252
2
Philippin
513,570
1.067.979
3
Hàn Quốc
299,868
506.647
4
Singapo
2134,691
983.860
5
Iraq
463,055
808.618
6
Các thị trường khác
1012,031
1.654.271
( Nguồn : Phòng tổng hợp )
* Đặc điểm thị trường nhập khẩu chính của công ty
Ân Độ : Nền kinh tế Ân Độ điển hình là nông nghiệp truyền thống , sản xuất hàng thủ công , có nhiều ngành công nghiệp hiện đại và nhiều loại hình dịch vụ đa dạng , thế mạnh của Ân Độ là ngành công nghệ thông tin .
Ân Độ là một thị trường truyền thống của công ty , chủ yếu nhập khẩu chè , dược liệu .
- Singapo : đây là một nền kinh tế thị trường tự do và phát triển nhanh , một môi trường kinh doanh mở cửa ,giá cả ổn định , GDP trên đầu người cao thứ 5 thế giới .
Singapo cũng là một thị trường quen thuộc của công ty ,chủ yếu nhập khẩu dược liệu , quế .
- Hàn Quốc : đây là một quốc gia có nền kinh tế mạnh với nền công nghiệp phát triển và thương mại đồ sộ . Đất nước này đã và đang là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển mau lẹ nhất của khu vực Châu A -Thái Bình Dương , với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm vào khoảng hơn 8% qua 3 thập kỷ .Hàn Quốc đang xếp thứ 13 thế giới về GDP .
Hàn Quốc là một bạn hàng quen thuộc của công ty , chủ yếu nhập khẩu quế , dược liệu , hạt sen .
- Philippin : năm 1998 kinh tế Philippin là một nền kinh tế hỗn hợp giữa nông nghiệp , công nghiệp nhẹ và dịch vụ – bị suy giảm do cuộc khủng hoảng tài chính châu A lan tràn và điều kiện thời tiết xấu .Chính phủ đã hứa sẽ tiếp tục cải cách kinh tế để giúp Philippin bắt nhịp với nhịp độ tăng trưởng của các nước công nghiệp mới ở Đông A .
Philippin đã quan hệ với công ty trong một thời gian dài ,chủ yếu nhập khẩu : hạt tiêu ,hoa hồi , gạo tẻ .
- Iraq : đây là một thị trường nhập khẩu chè đen của công ty với số lượng lớn ,tại Iraq do thực hiện theo chế độ phân phối từ Nhà nước ,nên cùng một lúc Iraq mua rất nhiều chè sau đó phân phát cho dân . Hiện nay do tình hình chiến tranh ở Iraq nên công ty cũng như tổng công ty chè Việt Nam đã mất đi một khách hàng lớn .
- Công ty cũng đã thâm nhập được vào một số thị trường như Arap , Sudan , Đức , Mông Cổ, ..., và đặc biệt là thị trường Mỹ là một thị trường có sức tiêu thụ lớn nhưng lại có yêu cầu rất cao về phẩm chất sản phẩm .Tuy nhiên hiện nay số lượng hàng các thị trường này nhập khẩu vẫn còn ít , chủ yếu mang tính chất thăm dò sản phẩm cũng như khả năng cung ứng của công ty
* Về công tác thị trường của công ty :
Công ty có phòng Thị trường - pháp chế chịu trách nhiệm nghiên cứu , đề xuất biện pháp xây dựng ,củng cố và phát triển thị trường của doanh nghiệp ,theo dõi đầu mối bạn hàng nước ngoài , ...
Công ty luôn cố gắng duy trì mạng lưới thương nhân và thị trường hàng xuất khẩu nông sản , mở rộng thêm thị trường xuất khẩu hàng thuỷ sản , hàng dệt may , thị trường nhập khẩu máy móc , thiết bị ...
Công ty thường xuyên tham gia các cuộc hội thảo , tiếp xúc với các đoàn thương nhân nước ngoài để mở rộng và tìm kiếm thêm thị trường mới . Công ty cũng tham gia quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng , tạp chí kinh tế đối ngoại , làm lại catalogue. Hàng năm ,công ty cử cán bộ đi khảo sát thị trường nước ngoài để nghiên cứu thị trường cũng như để chào hàng và giới thiệu sản phẩm .
Do thị trường khu vực Đông Nam A và Châu A nói chung đã giảm sút nên công ty đã tích cực thâm nhập các thị trường EU , Trung Đông .
Trong năm 2001 , công ty đã tổ chức 4 đoàn tham gia hội thảo , hội chợ , triển lãm , nghiên cứu thị trường ở Singapo , Iran , Nga
Trong tháng 4 năm 2003 , công ty cũng đã cử đoàn cán bộ sang Aicập để tìm hiểu thị trường , ký kết hợp đồng
Công ty luôn có các ưu đãi về giá cả , cách thanh toán đối với các bạn hàng quen thuộc .
Tuy nhiên ,công tác đầu tư xây dựng nguồn hàng xuất khẩu , xây dựng thị trường , đầu tư trong công tác xúc tiến thương mại là những vấn đề quan trọng hiện nay của công ty vẫn chưa có kế hoạch đầu tư thích đáng .
* Đánh giá về thị trường hàng xuất khẩu của công ty:
Tuy công ty có thị trường ở các nước trong khu vực ASEAN là tương đối ổn định trong hoạt động xuất khẩu hàng , nhưng lại có sự biến động mạnh mẽ trong từng quốc gia về cả khối lượng và giá trị hàng năm . Tính ổn định của thị trường này là không chắc chắn .Hơn nữa ở thị trường này tuy có thuận lợi về hàng rào thuế quan cũng như những quy định về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thường không quá khắt khe như những thị trường khác song tính cạnh tranh ở thị trường này rất cao . Sản phẩm của công ty không chỉ cạnh tranh với sản phẩm của các doanh nghiệp Việt nam khác mà còn phải cạnh tranh với sản phẩm của các nước trong khu vực ..Công ty phải bảo đảm cho mức giá sản phẩm thấp , điều kiện giao hàng thuận lợi ...thì mới có thể đứng vững trên thị trường này .
Với thị trường Tây Âu , hàng của công ty mới chỉ dừng lại ở mức thăm dò thị trường ,thực hiện những hoạt động đơn lẻ với giá trị chưa cao .Mặt khác ở thị trường này công ty vẫn chưa duy trì được sự có mặt một cách thường xuyên mà vẫn ở tình trạng “ năm được ,năm mất ” khi tham gia vào thị trường . Thị trường Tây Âu là một thị trường rất khó tính với hàng rào thuế quan chặt chẽ cũng như những quy định về chất lượng rất cao . Tuy nhiên đây lại là một thị trường cần vươn tới của công ty trong thời gian tới vì giá trị hàng xuất khẩu vào thị trường n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status