Đề án Quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại - pdf 12

Download Đề án Quản lý thanh khoản trong ngân hàng thương mại miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
PHẦN 2: THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN 6
I. KHÁI NIỆM 6
1.1. Tính thanh khoản của tài sản 6
1.2. Tính thanh khoản của nguồn 6
1.3. Cung và cầu thanh khoản, mua và bán thanh khoản 7
1.4. Rủi ro thanh khoản 7
II. CÁC CHỈ TIÊU THANH KHOẢN 9
PHẦN 3: QUẢN LÝ THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 11
I. KHÁI NIỆM 11
II. MỤC TIÊU QUẢN LÝ THANH KHOẢN 12
III. NỘI DUNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN 12
3.1. Xác định cầu thanh khoản 13
3.2. Xác định cung thanh khoản 14
IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ THANH KHOẢN 20
4.1. Nhân tố chủ quan 20
4.2. Nhân tố khách quan 21
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 22
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30132/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ua chịu hàng hoá và trang thiết bị , phát hành chứng khoán, vay vốn của tổ chức tín dụng khác…
Cho thuê thiết bị trung và dài hạn : Ngân hàng mua các thiết bị và máy móc cần thiết và cho khách hàng thuê với điều kiện khách hàn phải trả tới hơn 70% hay 100% giá trị của tài sản cho thuê.
Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn : Uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư… trong đó ngân hàng thực hiện việc quản lý tài sản và quản lý tài chính hộ cho các cá nhân và doanh nghiệp.
Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm : Ngân hàng bán bảo hiểm cho khách hàng, cung cấp dịch vụ tiết kiệm gắn với bảo hiểm.
Cung cấp các dịch vụ đại lý : Đại lý cho các ngân hàng khác như thanh toán hộ, phát hành hộ các chứng chỉ tiền gửi làm ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ…
PHẦN 2 THANH KHOẢN VÀ RỦI RO THANH KHOẢN
I. KHÁI NIỆM
Để đi sâu tìm hiểu về hoạt động quản lý thanh khoản tại ngân hàng chúng ta cần biết một số khái niệm cơ bản sau :
1.1. Tính thanh khoản của tài sản
Là khả năng chuyển tài sản thành tiền, được đo bằng thời gian và chi phí. Chi phí ở đây không phải là chi phí để bán tài sản thành tiền mà là tổn thất (giảm giá) của tài sản. Thời gian và chi phí càng cao thì tính thanh khoản của tài sản càng thấp và ngược lại. Tính thanh khoản của tài sản phản ánh rủi ro (tổn thất) khi chuyển tài sản thành tiền trong khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên một số trường hợp, một tài sản muốn bán nhanh (thời gian chuyên tiền ngắn) thi chi phí (tổn thất) lại lớn. Điều này cho thấy tính thanh khoản của một tài sản phụ thuộc vào nhiều nhân tố và có thể thay đổi giữa các vùng, các nước. Vì vậy những tài sản nào đáp ứng cả hai yêu cầu : thời gian ngắn và chi phí thấp mới được xếp vào tài sản thanh khoản.
Ngân hàng nắm giữ danh mục tài sản có tính thanh khoản khác nhau. Kết cấu tài sản với tính thanh khoản khác nhau tạo nên tính thanh khoản của nhóm tài sản hay tổng tài sản.
1.2. Tính thanh khoản của nguồn
Ngân hàng huy động vốn để tạo lập nên các tài sản, trong đó có các tài sản có tính thanh khoản cao. Như vậy khả năng huy động tạo khả năng thanh toán chongân hàng, phản ánh được tính thanh khoản của nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn được đo bằng thời gian và chi phí để mở rộng nguồn khi cần thiết. Thời gian và chi phí càng thấp, tính thanh khoản của nguồn càng cao. Tính thanh khoản của nguồn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự phát triển của thị trường tài chính, sự gia tăng thu nhập của dân cư và tính nhạy cảm của thu nhập với lãi suất, vị tríânf mạng lưới ngân hàng…
1.3. Cung và cầu thanh khoản, mua và bán thanh khoản
Cung thanh khoản chính là khả năng cung ứng tiền của một ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng, bao gồm việc giữ tài sản thanh khoản và khả năng huy động mới.
Cầu thanh khoản là nhu cầu thanh toán của khách hàng mà ngân hàng có nghĩa vụ đáp ứng. Cầu thanh khoản bao gồm yêu cầu chi trả và vay hợp pháp của ngân hàng.
Việc ngân hàng bán các tài sản để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi la bán thanh khoản. Việc mở rộng nguồn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản gọi là mua thanh khoản trên thị trường. Cả bán và mua thanh khoản đều gắn liền với chi phí: đó là tổn thất mà ngân hàng phải chấp nhận khi bán tài sản với giá thấp hơn dự tính và lãi suất cao hơn mà ngân hàng phải trả để có nguồn mới. Chi phí này là cái giá mà ngân hang phải trả để có được thanh khoản. Do yêu cầu cấp bách trong thanh toán nên chi phí huy động (mua thanh khoản) của ngân hàng thường cao hơn huy động bình thường.
Hoạt động thanh khoản tại ngân hàng thương mại :
Tính thanh khoản của ngân hàng là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng các nhu cầu thanh toán của khách hàng (ví dụ như rút tiền và yêu cầu vay của khách hàng) được tạo bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn. Khả năng thanh khoản tại các ngân hàng là mục tiêu di động luôn được hình thành từ những thay đổi trên thị trường tài chính. Một ngân hàng được coi là có tính thanh khoản cao khi nó có đủ ngân quỹ và các tích sản lưu hoạt khác cùng với khả năng tăng vốn nhanh từ các nguồn khác nhau với chi phí thấp, khiến nó có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ chi trả và các ràng buộc tài chính, theo một phương pháp thích hợp.
1.4. Rủi ro thanh khoản
Là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng khi cung thanh khoản không đáp ứng được cầu thanh khoản.
Rủi ro thanh khoản chỉ là một vấn đề thông thường xảy ra hàng ngày đối với hoạt động ngân hàng. Chỉ trong trường hợp đặc biệt hạn hữu nó mới đe doạ đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Vì thanh khoản là vấn đề thường nhật, cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu đối với nhà quản lý là đảm bảo khả năng thanh khoản một cách thường xuyên và đầy đủ.
Tại sao ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản ?
+ Những nguyên nhân tiền đề : có 3 nguyên nhân chính khiến cho ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thường xuyên là :
- Ngân hàng huy động và đi vay vốn với thời hạn ngắn, và cứ tuần hoàn chúng để sử dụng cho vay với thời hạn dài hơn. Do đó, nhiều khi ngân hàng phải đối mặt với sự không trùng khớp với thời hạn đến hạn giữa tài sản nợ và tài sản có. Ngân hàng luôn phải sẵn sàng thanh khoản để đối mặt với các nhu cầu hoàn trả tức thời.
- Sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi của lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm kiếm nơi gửi khác có mức lãi suất cao hơn. Những người có nhu cầu tín dụng sẽ hoãn lại, hay rút hết số dư hạn mức tín dụng với mức lãi suất thấp hơn lãi suất thoả thuận. Như vậy thay đổi lãi suất sẽ ảnh hưởng đến luồng tiền vào ra của ngân hàng và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng.
- Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân hàng. Ngân hàng phải liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng hết để biết được kết hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp.
+ Ngưyên nhân từ hoạt động :
- Nguyên nhân từ bên tài sản nợ : rủi ro thanh khoản có thể phát sinh bất cứ lúc nào khi những người gửi tiền thực hiện việc rút tiền ngay lập tức. Để đáp ứng nhu cầu này ngân hàng phải đi vay trên thị trường tiền tệ hay bán bớt tài sản với giá thấp.
- Nguyên nhân từ bên tài sản có : rủi ro thanh khoản phát sinh liên quan đến các cam kết tín dụng. Một cam kết tín dụng cho phép người vay rút tiền vay bất cứ lúc nào trong thời hạn của nó, ngân hàng phải đảm bảo có đủ tiền ngay lập tức để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nếu không ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản.
Như vậy trong hầu hết các trường hợp khi ngân hàng phải đối mặt với rủi ro thanh khoản thì chi phí huy động vốn bổ sung tăng lên một cách đáng kể do lượng vốn cung ứng trên thị...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status