Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, thực trạng và một số giải pháp - pdf 12

Download Chuyên đề Tín dụng đầu tư phát triển nhà nước, thực trạng và một số giải pháp miễn phí



Để thực hiện tốt các cam kết khi gia nhập WTO, đối tượng hưởng ưu đãi cũng được quy định lại trong danh mục đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển đi kèm với Nghị định 151.
Nếu như ở Nghị định 106, đối tượng hưởng ưu đãi được mở rộng hơn cho lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, thì ở Nghị định 151 đối tượng hưởng ưu đãi đã được điều chỉnh phù hợp với Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng khi gia nhập WTO.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn đỏ là:trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp sản xuất hàng nội địa thay thế nhập khẩu thì cần tận dụng thời gian trước khi bị cấm tiếp tục hỗ trợ cho các đối tượng này.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn vàng là:trợ cấp riêng biệt cho từng doanh nghiệp, lĩnh vực, ngành vẫn tiếp tục hỗ trợ song phải kiểm soát chặt chẽ để tránh bị áp dụng các biện pháp đối kháng.
+Đối với các đối tượng thuộc trợ cấp đèn xanh là:đối tượng không bị cấm, không bị áp dụng biện pháp đối kháng nên cần đẩy mạnh và mở rộngcho các đối tượng này.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30178/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

t sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Theo xu hướng hình thức cho vay đầu tư sẽ giảm và tăng cường hơn nữa hình thức bảo lãnh tín dụng và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư để tiến tới giảm dần sự bao cấp khi nền kinh tế đi sâu vào hội nhập.
1.4.1 Hình thức cho vay ĐTPT.
Theo Nghị định 43 đối tượng cho vay là các dự án ĐTPT có khả năng thu hồi vốn trực tiếp (bao gồm cả dự án cho vay thành lập doanh nghiệp mới, cho vay đổi mới thiết bị công nghệ sản xuất) của cá thành phần kinh tế.
Với quy định như trên đã gây ra tình trạng đầu tư dàn trải, bao cấp tràn lan. Để khắc phục tình trạng này Nghị định 106 có quy định mới thu hẹp đối tượng hưởng ưu đãi và đặc biệt là các đối tượng vay vốn bằng cách áp dụng các cơ chế chặt chẽ hơn đối với điều kiện vay vốn. Cụ thể như: Ở Nghị định 43 quy định mức lãi suất cho vay là 9%/năm thì sang Nghị định 106 mức lãi suất cho vay đầu tư được xác định tương đương 70% lãi suất cho vay trung và dài hạn bình quân của các ngân hàng thương mại Nhà nước. Với quy định mới về lãi suất làm cho lãi suất sát với lãi suất thị trường hơn và giảm tính bao cấp ở mức lãi suất cũ. Đồng thời với việc tăng lãi suất là các điều kiện cho vay càng chặt chẽ hơn, tăng cường quyền hạn của QHTPT trong việc giám sát, kiểm tra, quyết định cho vay nhằm đảm bảo đầu tư có hiệu quả, tránh tình trạng ỷ lại của các chủ đầu tư. Nghị định 106 còn quy định lại về thời hạn cho vay, thời hạn cho vay dài hơn được xác định theo khả năng trả nợ của chủ đầu tư (nhưng tối đa không quá 12 năm).
Việc tăng lãi suất cho vay tuy làm giảm doanh số cho vay nhưng đã thực hiện được chủ trương của Chính phủ là giảm bao cấp tràn lan, đầu tư có trọng điểm với mục đích tập trung nguồn lực tại chính vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Bên cạnh đó Nghị định 106 còn có quy định mới về bảo đảm tiền vay không phân biệt doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân. Điều này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp cận dễ hơn với vốn tín dụng ưu đãi và đảm bảo các thành phần kinh tế phát triển đồng đều hơn.
* Bảng 1: Kết quả cho vay đầu tư trung và dài hạn của QHTPT giai đoạn 2000 – 2005.
Stt
Chỉ tiêu
2000
2001
2002
2003
2004
1
Cho vay (tỷ đồng)
4850
7831
9376
13511
10648
2
Dư nợ (tỷ đồng)
9271
14771
21837
31963
38392
3
Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
2%
2.50%
3%
3.70%
3.20%
Nguồn: QHTPT
Qua bảng số liệu cho ta thấy nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn được giải ngân mỗi năm tương đối lớn, đáp ứng nhu cầu vốn cho nhiều dự án, chương trình lớn của Chính phủ. Từ năm 2000 đến năm 2003 vốn giải ngân tăng từ 4850 tỷ đồng lên đến 13511 tỷ đồng. Đến năm 2004 cơ chế cho vay thay đổi theo hướng thu hẹp đối tượng cho vay nên vốn giải ngân giảm xuống còn 10648 tỷ đồng. Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn chưa được tiến hành một cách hiệu quả nên tốc độ giải ngân còn chậm. Năm 2001 tốc độ giải ngân đạt 61,4%, năm 2002 giảm xuống còn 19,73% và đến năm 2003 tăng lên đến 44,1%. Chất lượng tín dụng chưa cao, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao và ngày càng có xu hướng tăng thêm. Từ 2% năm 2000 đã tăng lên 3,7% năm 2003. Điều này cho thấy công tác thẩm định dự án, công tác thanh tra kiểm tra và quản lý nguồn vay còn chưa tốt.
* Bảng 2: Cơ cấu cho vay theo ngành kinh tế quốc dân
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Ngành
Số vốn và tỷ trọng phân theo ngành kinh tế
2000
2001
2002
2003
2004
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
Số vốn
tt (%)
1
Công nghiệp xây dựng
1770
43
3546
45
4604
49
8442
62
7121
64
2
Nông lâm thủy hải sản
1154
28
1688
21
1023
11
1720
13
1558
14
3
Giao thông vận tải
948
23
2407
30
3380
36
2909
22
2114
19
4
Khác
275
6
348
4
369
4
440
3
334
3
Tổng cộng
4147
100
7989
100
9376
100
13511
100
11126
100
Nguồn: QHTPT
Cơ cấu cho vay đầu tư của Quỹ thay đổi dần qua từng năm theo xu hướng tăng tỷ trọng vốn đầu tư cho các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải (từ 66% năm 2000 lên 83% năm 2005) và giảm dần đối với các dự án thuộc ngành nông nghiệp, các ngành sản xuất vật chất khác (từ 34% năm 2000 xuống còn 17% năm 2004) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy kinh tế bền vững.
Cơ cấu cho vay thể hiện rõ định hướng ĐTPT theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tỷ trọng cho vay các dự án thuộc ngành công nghiệp xây dựng, giao thông vận tải có xu hướng tăng nhanh.
Từ năm 2000 đến năm 2003 tỷ trọng cho vay đôis với doanh nghiệp nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn (90%). Đến năm 2004 cơ chế cho vay có sự thay đổi nên tỷ trọng ngày giảm xuống còn 87% và đến năm 2005 là 85%. Sự thay đổi này đã xho thấy xu hướng giảm sự bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước và đã có sự chú trọng đầu tư vào các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Bảng 3: Cơ cấu cho vay theo vùng kinh tế giai đoạn 2000 – 2005
Đơn vị: tỷ đồng
STT
Vùng
Các chỉ tiêu theo vùng kinh tế
Số vốn vay theo H ĐTD
Dư nợ
Số DA
Số vốn vay
T.trọng vốn vay(%)
Tổng số
Tỷ trọng (%)
1
Đông Bắc
781
12010
18.18
5945
15.74
2
Tây Bắc
99
1194
1.81
684
1.81
3
Đồng bằng S.Hồng
766
15636
23.67
9868
26.13
4
Bắc Trung Bộ
654
5885
8.91
3408
9.02
5
D.H miền Trung
430
5726
8.67
2756
7.29
6
Tây Nguyên
207
3023
4.58
1559
4.13
7
Đông Nam Bộ
922
14666
22.2
8782
23.25
8
ĐB Sông Cửu Long
1029
7918
11.98
4694
12.43
Tổng cộng
4888
66058
100
37768
100
Nguồn: QHTPT
Cơ cấu cho vay cho thấy sự phát triển tương đối nhanh của vùng kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Đông Bắc, Đồng bằng sông Cửu Long. So với các vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Cơ cấu cho vay đã cho thấy sự phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm để kéo theo sự phát triển các vùng khác. Tuy nhiên tỷ trọng vốn vay với các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên còn quá nhỏ, dư nợ của các dự án còn cao cho thấy công tác tín dụng ĐTPT chưa thực sự chú trọng vào các vùng khó khăn.
* Quan điểm để định hướng đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam đã xác định: chuyển dịch cơ cấu kinh tế , cơ cấu đầu tư, dựa trên cơ sở phát huy các thế mạnh và lợi thế so sánh của đất nước. Gắn nhu cầu trong nước với mở rộng thị trường nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Vì vậy chính sách tín dụng ĐTPT cũng chú trọng đến hình thức tín dụng xuất khẩu. Tín dụng xuất khẩu là hình thức cho vay ngắn hạn với các dự án sản xuất hàng xuất khẩu nhằm hỗ trợ các sản phẩm trong nước xuất khẩu sang nước ngoài, tăng cường hơn nữa mối quan hệ quốc tế, góp phần thực hiện tốt đường lối công nghiệp hóa của đất nước.
Tính đến 30/6/2005, thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho chiến lược xuất khẩu theo quyết định số 133/2001/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ giao, QHTPT đã đầu tư trên 6580 tỷ đồng vốn trung và dài hạn cho 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu và trên 23 000 tỷ đồng để hỗ trợ gần 2000 doanh nghiệp thực hiện thành công trên 5500 hợp đồng xuất khẩu hàng thủy sản, gạo, cà phê, dệt may, da giày, thủ côn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status