Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 – công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng - pdf 12

Download Chuyên đề Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 – công ty xây dựng 319 – Bộ Quốc Phòng miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU - 1 -
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP. - 3 -
1.1 Khái nệm chung về nguồn nhân lực. - 3 -
1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - 3 -
1.1.2. Khái niệm về sử dụng nguồn nhân lực. - 5 -
1.1.3. Khái niệm về hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 8 -
1.1.4. Vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp. - 10 -
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 12 -
1.2.1. Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân. - 12 -
1.2.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. - 12 -
1.2.3. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương. - 13 -
1.2.4. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên. - 13 -
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 13 -
1.3.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. - 13 -
1.3.1.1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. - 14 -
1.3.1.2. Xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập nền kinh tế quốc tế. - 14 -
1.3.1.3. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. - 15 -
1.3.2. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. - 16 -
1.3.2.1. Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực: - 16 -
1.3.2.2. Chính sách về phân công và hiệp tác lao động. - 17 -
1.3.2.3. Chính sách về trả lương cho người lao động. - 18 -
1.3.2.4. Chính sách về đánh giá thành tích nhân viên. - 18 -
1.3.2.5. Triết lý quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. - 19 -
1.4. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 19 -
1.4.1. Yêu cầu đối với nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập. - 19 -
1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 20 -
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP 11 – CÔNG TY XÂY DỰNG 319 – BỘ QUỐC PHÒNG. - 22 -
2.1. Những nét chung về Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. - 22 -
2.1.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 11. - 22 -
2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 11. - 23 -
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh. - 24 -
2.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp 11. - 27 -
2.1.4. Đặc điểm về kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 11 có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. - 28 -
2.1.5. Đặc điểm về lao động của Xí nghiệp 11. - 29 -
2.2. Thực trạng sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. - 31 -
2.2.1. Thực trạng về năng suất lao động bình quân. - 31 -
2.2.2. Thực trạng về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. - 33 -
2.2.3. Thực trạng về hiệu suất tiền lương. - 35 -
2.2.4. Thực trạng về khả năng sinh lời của một nhân viên. - 37 -
2.3. Đánh giá công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. - 39 -
2.3.1. Những thành tựu đạt được. - 40 -
2.3.2. Những tồn tại trong công tác sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11- 42 -
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI XÍ NGHIỆP 11 - 43 -
3.1. Một số phương hướng phát triển nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11 trong thời gian tới. - 43 -
3.1.1. Phương hướng phát triển trong kinh doanh. - 43 -
3.1.1.1. Tiếp tục thực hiện các dự án: - 43 -
3.1.1.2. Triển khai xây dựng các dự án mới: - 43 -
3.1.2. Phương hướng phát triển nguồn nhân lực. - 43 -
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực tại Xí nghiệp 11. - 44 -
3.2.1. Một số giải pháp tăng năng suất lao động. - 44 -
3.2.1.1. Sắp xếp nguồn nhân lực một cách hợp lý. - 44 -
3.2.1.2. Đầu tư thêm máy móc thiết bị hiện đại. - 46 -
3.2.1.3. Tạo ra bầu không khí, văn hóa tốt lành, kết hợp làm việc nghỉ ngơi phù hợp. - 46 -
3.2.1.4. Tăng cường kỷ luật lao động trong xí nghiệp. - 48 -
3.2.2. Hoàn thiện công tác tiền lương. - 50 -
3.2.3. Có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực. - 51 -
3.2.4. Hoàn thiện công tác tuyển dụng. - 56 -
3.2.5. Các nhóm biện pháp khác. - 58 -
3.2.5.1. Giải quyết tốt các mối quan hệ trong xí nghiệp. - 58 -
3.2.5.2. Đề bạt cán bộ quản lý một cách đúng đắn, vô tư, tạo cơ hội thăng tiến cho người có năng lực. - 60 -
KẾT LUẬN - 62 -
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO - 63 -
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30150/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

đơn vị trong quân đội làm kinh tế và theo quyết định 564/QĐ-QP ngày 22/04/1996 Công ty xây dựng 319 chính thức được thành lập và sát nhập cùng 5 xí nghiệp khác vẫn giữ nguyên tên là công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng.
Xí nghiệp 11 là một xí nghiệp trực thuộc Công ty xây dựng 319 – Bộ quốc phòng. Trước kia xí nghiệp 11 còn gọi là Trung đoàn 11 thành lập vào ngày 25/11/1973 tại xã Hùng Vương, huyện An Hải, Hải Phòng. Nhiệm vụ đầu tiên khi thành lập là tham gia cải tạo tu sửa nhà máy xi măng Hải Phòng bị địch phá hoại. Tháng 03/1974 trung đoàn chuyển sang làm nhà máy gạch Tiêu Giao.
Năm 1979, trung đoàn tham gia xây dựng nhà máy Nhiệt điện Phả Lại với ý chí quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ và đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương, Sư đoàn tặng nhiều bằng và giấy khen, đoàn chuyên gia Liên Xô tặng cờ. Tháng 09/1989, theo quyết định 79 của Bộ quốc phòng, Trung đoàn 11 gọi theo đơn vị sản xuất kinh doanh là xí nghiệp 11 trực thuộc Công ty xây dựng 319 Quân khu 3 – Bộ quốc phòng.
Tháng 11/1989 trụ sở xí nghiệp chuyển lên Hà Nội đóng tại trường đại học Mỹ Thuật Hà Nội, đến tháng 01/1997 trụ sở chuyển về 50 ngõ Thuận Hòa – Ngọc Lâm – Long Biên – Hà Nội. Xí nghiệp hành nghề theo giấy phép kinh doanh của Công ty xây dựng 319.
32 năm qua xí nghiệp 11 đã không ngừng trưởng thành và ngày càng phát triển mạnh. Địa bàn hoạt động của xí nghiệp hiện nay trên 16 tỉnh, thành phố khắp cả nước từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long vớ nhiều công trình mang tầm cỡ Quốc gia có chất lượng cao, giá trị kinh tế lớn, tạo uy tín với chủ đầu tư như: Học viện kĩ thuật quân sự, Viện quân y 103, Viện quân y 108, trụ sở tỉnh Vĩnh Long, bể bơi Đồng Tháp, đại học Văn hóa, trường sỹ quan Lục quân, đại học thể dục thể thao TW1, nhà hiệu bộ nhạc viện Hà Nội, bộ chỉ huy quân đội Hà Nam, công ty kim khí Thăng Long, xưởng sản xuất cao su Z751, nhà khách văn phòng Đà Lạt, đài truyền hình Bến Tre, đường quy hoạch số 6 – BRVT, hệ thống thoát nược sân bay Cát Bi …
2.1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Xí nghiệp 11.
+ Xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. + Xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi. + Sản xuất kinh doanh vật liệu. + Khảo sát thiết kế các công trình xây dựng.
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh.
Xí nghiệp 11 là xí nghiệp thành viên của Công ty xây dựng 319, chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, ban giám đốc công ty, thực hiện chế độ tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Phù hợp với quy chế như trên, bộ máy quản lý của xí nghiệp được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Từ ban giám đốc xí nghiệp và các phòng ban chức năng đến các đội trực thuộc được tinh giảm gọn nhẹ, đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý.
- Giám đốc xí nghiệp: là người chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong toàn xí nghiệp. Giám đốc xí nghiệp là chủ tài khoản của xí nghiệp, có quyền ki kết các hợp đồng kinh tế, quan hệ giao dịch với các cơ quan liên quan theo sự ủy quyền của Giám đốc công ty.
- Phó giám đốc kỹ thuật: Phụ trách trực tiếp ban kế hoạch kỹ thuật và ban vật tư của xí nghiệp, là người giúp việc cho Giám đốc trong khâu khoa học – kỹ thuật; khâu quản lý sử dụng vật tư máy móc của xí nghiệp. Nhiệm vụ là theo dõi kỹ thuật xây dựng các công trình, trực tiếp bàn giao các công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành cho cơ quan chủ quản đầu tư dưới sự ủy quyền của Giám đốc xí nghiệp.
- Phó giám đốc chính trị kiêm Bí thư Đảng ủy: Phụ trách trực tiếp ban chính trị, tổ chức lao động tiền lương và ban hành chính quản trị. Là người giúp việc cho Giám đốc trong công tác Đảng, công tác chính trị, tư tưởng trong toàn xí nghiệp. Có nhiệm vụ triển khai mọi hoạt động theo hướng chỉ đạo của cấp ủy Đảng xí nghiệp, Đảng ủy ban giám đốc công ty về sinh hoạt tư tưởng, công tác đời sống, công tác xây dựng đơn vị, duy trì kỷ luật và các chế độ sinh hoạt khác.
- Ban kế hoạch – kỹ thuật: Tham mưu giúp việc cho ban Giám đốc mà trực tiếp là Phó giám đốc kế hoạch – kỹ thuật công tác quản lý kỹ thuật của toàn xí nghiệp, xây dựng kế hoạch định hướng cho xí nghiệp từ 3 -5 năm, đội từ 1 -2 năm và có kế hoạch thi công cụ thể, sát thực tế, đảm bảo chủ động trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện kế hoạch sản xuất. Ban kế hoạch kỹ thuật cũng có nhiệm vụ theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch các công trình, quy trình kỹ thuật, các biện pháp thi công, tính toán giá trị dự toán và nhận thầu xây lắp các công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao; lập báo cáo kế hoạch và thực hiện kế hoạch với công ty.
- Ban tài chính: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp quản lý tài chính đúng nguyên tắc, chế độ tài chính kế toán theo đúng pháp lệnh thống kê kế toán của nhà nước và cấp trên đã ban hành. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý tài chính, chủ động khai thác các nguồn vốn đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh; kiểm tra giám sát hoạt động của đồng vốn để việc đầu tư sao cho có hiệu quả và chi tiêu đúng mục đích.
- Ban chính trị tổ chức lao động tiền lương: Tham mưu cho cấp ủy mà trực tiếp là Phó giám đốc chính trị trong công tác Đảng, công tác chính trị quần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ …; tham mưu cho cấp ủy, chi bộ, ban Giám đốc trong việc quản lý nhân sự từ khâu sắp xếp, tuyển dụng, bố trí người lao động hợp lý; nghiên cứu và giải quyết các chế độ cho người lao động như tiền lương, thiền thưởng, bảo hiểm xã hội bảo đảm đúng nguyên tắc và chế độ hiện hành.
- Ban vật tư: Có nhiệm vụ quản lý vật tư, chủ động tìm kiếm, khai thác nguồn vật tư sao cho có hiệu quả nhất, đảm bảo việc cung ứng vật tư thi công các công trình theo đúng tiến độ, thực hiện chế độ báo cáo định kì theo quy định của cấp trên.
- Ban hành chính quản trị: Có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp đời sống tinh thần cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp.
Ngoài các ban, xí nghiệp còn có các đội trực thuộc thực hiện nhiệm vụ trực tiếp thi công các công trình. Hiện nay, xí nghiệp có 12 đội trực thuộc: đội 11, đội 12, đội 13, đội 14, đội 15, đội 16, đội 17, đội 18, đội 19, đội 110, đội 111, đội 112. Có thể khái quát sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp như sau:
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại Xí nghiệp 11.
Giám đốc xí nghiệp
Phó giám đốc
KH-KT
Phó giám đốc
chính trị
Ban
tài chính
Ban
HC-QT
Ban
vật tư
Ban chính trị
Ban
KH - KT
Đội 11
Đội 12
Đội 13

Đội 111
Đội 112
2.1.3 Đặc điểm về lĩnh vực hoạt động của Xí nghiệp 11.
Xí nghiệp 11 – Công ty xây dựng 319 là một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng. Xí nghiệp có bề dày trong công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Cán bộ công nhân viên chức trong đơn vị có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được đào t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status