Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Công ty Cổ phần kim khí An Bình miễn phí



Nhằm đánh giá tính hợp lý trong việc sử dụng vốn ta cần phân tích cơ cấu tài sản của công ty, tỷ trọng đầu từ vào từng bộ phận tài sản. Đây là cơ sở đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc điều hành cơ cấu đầu tư.
Tài sản ngắn hạn (tài sản lưu động) của doanh nghiệp được cấu thành bởi bốn loại tài sản: tiền và tương đương tiền; phải thu; hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác.
Do đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng chủ yếu qua các năm, tỷ lệ này qua năm 2005, 2006, 2007 lần lượt là: 90%, 86%, 93%. Tỷ lệ này giảm trong năm 2006 và tăng trong năm 2007 tương ứng với sự giảm, tăng của quy mô kinh doanh. Trong tổng vốn lưu động thì các khoản phải thu, chủ yếu là phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần qua các năm: năm 2005: 52%; năm 2006: 53%; năm 2007: 36%. Mặc dù công tác quản lý các khoản phải thu qua các năm có chiều hướng tốt hơn nhưng các khoản phải thu vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng vốn lưu động. Do doanh nghiệp thực hiện cách bán hàng trả chậm nên giá trị các khoản phải thu khách hàng lớn cả về số tuyệt đối và tương đối; các khoản phải thu được phân loại chi tiết thành các nhóm (A, B, C) theo thời gian chậm trả và tính chất, khả năng thu hồi.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30277/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

. Thực tế, trong hai quý đầu năm 2007, do vốn lưu động luân chuyển chậm nên công ty chậm thanh toán nợ với ngân hàng ở một số khoản vay (chủ yếu do lượng hàng tồn kho năm 2006 chậm luân chuyển) nhưng công ty vẫn đảm bảo nghĩa vụ thanh toán nợ của mình, không để phát sinh nợ quá hạn. Từ tháng 8/2007, công ty đã trả hết nợ vay gia hạn, không phát sinh nợ gia hạn mới, thậm chí còn thanh toán nợ trước hạn cho ngân hàng (cụ thể tính đến cuối tháng 12/2007, công ty đã trả hết nợ vay đến hạn tại thời điểm tháng 3/2008). Điều này cho thấy khả năng thanh toán nợ năm 2007 phát triển theo chiều hướng tốt.
+ Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Cuối năm 2007, hệ số khả năng thanh toán nhanh đạt 0,62, giảm 0,12 làn so với đầu năm. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của nợ phải trả nhanh hơn so với tốc độ tăng của hàng tồn kho. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn nhất trong vốn lưu động (49,23%). Nợ phải trả, đặc biệt là vay và nợ ngắn hạn tăng mạnh trong khi khả năng thanh khoản đối với các khoản phải thu khách hàng không cao sẽ tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi các khoản nợ đến hạn cùng một thời điểm cũng như tại các thời điểm liên tiếp nhau.
+ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu: năm 2006 là 4,143 lần (giảm: 0,32 so với năm 2005); năm 2007 là 3,46 lần (giảm 0,683 lần so với năm 2006). Hệ số này ở mức thấp hơn khi loại trừ tài sản chất lượng kém ra khỏi vốn chủ sở hữu. Hệ số này cũng cho thấy chất lượng tài sản có của công ty không cao, vốn chủ sở hữu chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với nợ phải trả. So với chỉ số bình quân ngành (cùng quy mô) thì hệ số này của công ty ở mức tương đối cao, điều này tiềm ẩn nhiểu rủi ro khi hoạt động kinh doanh không hiệu quả.
+ Hệ số tự tài trợ năm 2007 là: 22%, năm 2006 là 19,45% (Trên cơ sở chưa loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi vốn chủ hữu). Từ thực trạng tài chính các DN Nhà nước hiện nay thì hệ số trên tương đối an toàn đối với Ngân hàng cấp vốn. Với tỷ lệ tự tài trợ giao động từ 28-31%, khách hàng là một doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính khá. Như vậy hệ số tự tài trợ của Công ty chưa thật cao. Tuy nhiên, sau khi loại trừ tài sản kém chất lượng ra khỏi tài sản có, hệ số này có thấp hơn. Vốn chủ sở hữu của DN đến 31/12/2007 là 93.909 triệu đồng (trong đó vốn đầu tư của chủ sở hữu là 90.000 triệu đồng; lợi nhuận chưa phân phối là 3.909 triệu đồng). Với lượng vốn trên DN có tính chủ động tài chính khá và đủ khả năng bù đắp rủi ro trong kinh doanh cũng như đảm bảo được khả năng thanh toán nợ.
+ Khả năng trang trải lãi vay: Hoạt động kinh doanh năm 2006 không thật hiệu quả, kết quả hoạt động kinh doanh nói chung lỗ 6.510 triệu đồng. Năm 2007, chỉ tiêu này đạt 1,64 và lợi nhuận sau thuế đã bù đắp được số lỗ của năm 2006. Kết hợp với hoạt động kinh doanh kho bãi khá hiệu quả, doanh nghiệp vẫn đảm bảo khả năng trả lãi vay đầy đủ và đúng hạn.
b, Chỉ tiêu về tăng trưởng
+ Doanh thu năm 2006 đạt 663.203 triệu đồng, tiếp tục giảm 107.706 triệu đồng (13,97%) so với năm 2005. Doanh thu thực hiện năm 2006 đạt 60% kế hoạch năm 2006 và đạt 82% so với thực hiện năm 2005. Theo báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bán ra năm 2006: 75.864 tấn, trong đó: Bán hàng tồn kho cũ năm 2005 chuyển sang 12.658 tấn (trong đó Huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ là 9.101 tấn, chiếm 72% lượng hàng tồn 2005 bán ra), và bán hàng mua mới là: 63.206 tấn (chiếm 83,31% tổng lượng hàng tiêu thụ). Nguyên nhân doanh thu giảm chủ yếu do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao và do không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá thép tăng cao (thực tế lượng hàng mua vào năm 2006 là: 70.040 tấn, chỉ đạt 57,9% kế hoạch và lượng hàng mua mới bán ra là: 63.206 tấn, chỉ đạt 60% kế hoạch). Doanh thu năm 2007 đạt 1.251.040 triệu đồng, tăng 587.838 triệu đồng so với năm 2006 và đạt 120% kế hoặch năm 2007. Nguyên nhân tăng doanh thu do lượng hàng tiêu thụ trong năm tăng. Đây là tỷ lệ tăng trưởng không quá nóng do thị trường thép năm 2007 biến động theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thép (cầu của thị trường thép tăng cao, giá thép cũng tăng mạnh do ảnh hưởng của thị trường thép thế giới và tác động của nhiều yếu tố. Doanh thu bị giảm trừ 552 triệu đồng do hàng bán bị trả lại. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu (0,40%)
+ Kết quả hoạt động kinh doanh: năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng (mặc dù đã được được xử lý hết số lỗ luỹ kế tại thời điểm chuyển sang cổ phần hoá -31/12/2005). Nguyên nhân do doanh thu tiêu thụ không cao, do đẩy mạnh tiêu thụ lượng hàng tồn kho giá vốn cao năm 2005 nhưng không tận dụng được cơ hội kinh doanh ở một số thời điểm giá thép tăng cao (Thực tế, thị trường thép năm 2006 khá ổn định). Mặc dù vậy, hoạt động kinh doanh hàng mới mua vào năm 2006 và kinh doanh kho bãi khá hiệu quả. Sang năm 2007, lợi nhuận sau thuế đạt 10.419 triệu đồng. Sau khi bù đắp lỗ luỹ kế năm trước thì lợi nhuận sau thuế còn 3.909 triệu đồng. Tuy nhiên nếu tính hết chi phí (Chi phí lãi vay chưa phân bổ hết cho hàng tồn kho, chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí kiểmtoán…), đặc biệt là chi phí dự phòng phải thu khó đòi (nếu trích lập đầy đủ) thì kết quả kinh doanh thực tế thấp hơn nhiều.
Qua những phân tích trên, có thể thấy giai đoạn 2004-2007 là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của Công ty. Năm 2005-2006, với sự thay đổi mô hình hoạt động, Công ty đã gặp không ít những khó khăn về cả mặt quản lý cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nỗ lực không nhỏ, Công ty đã từng bước tìm được cho mình hướng đi ổn định và phát triển. Năm 2007, Công ty đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể. Số lỗ luỹ kế từ những năm trước đã được bù đắp hết và vẫn có lãi. Tuy nhiên, để đánh giá xác thực hơn nữa tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần kim khí An Bình, ta cần xem xét, phân tích các chỉ tiêu cụ thể.
c, Chỉ tiêu về tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh
- Nhìn chung hoạt động kinh doanh năm 2007 có chiều hướng tốt hơn năm 2006 doanh thu, lợi nhuận tăng nhưng chưa thật cao.Vòng quay tài sản năm 2007 là 3,66 vòng/năm; năm 2006 là 2,05 vòng/năm. Điều này cho thấy mặc dù doanh thu và lợi nhuận tăng nhưng năm 2007, một đồng vốn đưa vào kinh doanh chỉ tạo ra cho doanh nghiệp 3,66 đồng doanh thu. Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có chiều hướng tăng so với năm trước vẫn là thấp so với bình quân của ngành.
- Hàng tồn kho năm 2006 giảm 57.196 triệu đồng (37,82%) so với thời điểm 31/12/2005. Trong năm, doanh nghiệp đã tiêu thụ 12.658 tấn hàng tồn kho cũ năm 2005 (chiếm 16,69% lượng hàng tiêu thụ trong năm), trong đó huy động tồn kho cũ có giá vốn cao gây lỗ: 9.101 tấn (chiếm 72% lượng hàng tồn kho cũ năm 2005 và chiếm 12% tổng lượng hàng bán ra năm 2006). Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 lỗ 6.510 triệu đồng chủ yếu do tiêu thụ lượng hàng tồn kho cũ năm 2005 (lượng hàng tồn kho cũ có giá vốn cao chiếm tới 72%), mặt khác do công ty không tận dụng được cơ hội đẩy mạnh ti
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status