Xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam - pdf 12

Download Đề án Xử lý nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam miễn phí



MỤC LỤC

A. LỜI NÓI ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2
1. Các khái niệm cơ bản 2
2. Sự cần thiết phải xử lí "nợ xấu" trong Ngân hàng thương mại 4
2.1. Ảnh hưởng của "nợ xấu" tới hoạt động của các Ngân hàng thương mại 4
2.2. Xu thế hội nhập hiện nay cho thấy cần thiết phải nghiên cứu tỉ mỉ và cẩn thận vấn đề này. 5
3. Nội dung xử lí nợ xấu đối với Ngân hàng thương mại 6
II. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9
1. Thực trạng và giải pháp 9
2. Nguyên nhân ở thực trạng trên 11
3. Giải pháp giúp xử lí nợ xấu ở ngân hàng thương mại 14
C. KẾT LUẬN 20
Sau 20 năm đổi mới, chuyển từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, nền kinh tế nước ta đã có những bước chuyển
đáng kể. Hiện nay nền kinh tế Việt Nam được đánh giá là có tốc độ tăng
trưởng cao, ổn định, có môi trường đầu tư an toàn trong khu vực và trên thế
giới. Đóng góp vào sự thành công đó phải kể đến là ngành Ngân hàng. Với sự
chỉ đạo của Ngân hàng Trung ương cũng như sự phát triển và hoạt động có
hiệu của các ngân hàng thương mại mà đã huy động được một lượng vốn lớn,
đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước, cũng như cung cấp các dịch
vụ, tiện ích về Ngân hàng - Tài chính cho khách hàng góp phần đưa đất nước
phát triển theo hướng hiện đại, theo kịp với trình độ của thế giới.
Tuy nhiên do sự chuyển đổi cơ chế còn chậm, trình độ còn kém nên
ngành Ngân hàng cũng đã gặp nhiều khó khăn trong chính sách cũng như
quản lý và hoạt động, đặc biệt là vấn đề "nợ xấu" gây ảnh hưởng tới sự phát
triển của ngành, làm cho tình hình tài chính của các ngân hàng thương mại trở
nên yếu kém, khả năng cạnh tranh giảm sút. Nhất là hiện nay khi chúng ta trở
thành thành viên chính thức của WTO thì vấn đề này đã gây ra nhiều thách
thức trong việc cạnh tranh với nước ngoài, tăng rủi ro trong hoạt động ngân
hàng, giảm lòng tin khách hàng và tất nhiên ảnh hưởng lớn đến sự phát triển
của đất nước.
Với lí do trên, em xin đưa ra vài ý kiến về đề tà: "Xử lý nợ xấu trong
hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam". Hy vọng rằng nó sẽ giúp giải
thích phần nào nguyên nhân, thực trạng và giải pháp về vấn đề này.
B. NỘI DUNG
I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ NỢ XẤU Ở NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1. Các khái niệm cơ bản
* Để hiểu về nợ xấu, chúng ta xuất phát từ khái niệm rủi ro tín dụng.
Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh nào khác, ngân hàng cũng có thể
gặp rủi ro. Trên thế giới, người ta phân ra nhiều loại rủi ro trong hoạt động
ngân hàng, tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Tín dụng là quan hệ vay mượn dưới dạng tiền tệ có hoàn trả gốc và lãi
giữa người có vốn (NH) và người thiếu vốn (DN).
Rủi ro trong hoạt động tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả
năng hoàn trả được vay lãi vay gốc hay cả …
Người ta cho rằng rủi ro chính mà ngân hàng phải đối mặt là rủi ro
trong hoạt động tín dụng, hoạt động này đòi hỏi ngân hàng phải tìm mọi cách
để kiểm soát được khả năng hoàn trả nợ ở ngân hàng, ít nhất là dự tính, phán
đoán khả năng này.
* Nợ xấu
cần khẳng định lại rằng rủi ro tín dụng là rủi ro chính mà ngân
hàng phải đối mặt. Vấn đề đặt ra là có nên hay không nên cho khách hàng đó
vay. Tuy nhiên ngân hàng cũng là một đơn vị kinh doanh tiền tệ, vấn đề cho
vay là không thể tránh khỏi, vậy khi đã cho khách hàng vay thì quá trình thu
được nợ phải như thế nào? Việc phân loại nợ theo khách hàng để phân tích và
đánh giá rủi ro tín dụng là hoạt động mà các ngân hàng hiện đang làm. Theo
Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 phân loại nợ 5 loại theo
2 phương pháp định tính và định lượng.
* Phương pháp định lượng

84yx1r1tuq8goXF
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status