Tiểu luận Hạn chế và nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Hạn chế và nguyên nhân các hạn chế trong công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư ở Việt Nam miễn phí



Vấn đề hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư không thể tách rời với quá trình hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế quản lý kinh tế nói chung vì thế cần xem xét trong mối quan hệ với các luật hiện hành có liên quan và định hướng hoàn thiện cơ chế quản lý chung trong thời gian tới. Thực tế hoạt động đầu tư đang chi phối bởi nhiều văn bản dưới luật, trong đó không ít những nội dung quy định trong các văn bản này có sự chồng chéo hay không nhất quán; những vấn đề này cần được xem xét đồng bộ trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý đầu tư nói chung và vấn đề phân cấp trong đầu tư nói riêng.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30664/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ân tích, thẩm định và đánh giá dự án không theo đúng các chuẩn mực và tiêu chí rõ ràng.
    Chất lượng của công tác quy hoạch hiện nay chưa cao, các qui hoạch chưa thực sự là cơ sở vững chắc cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn và ngắn hạn. Các Bộ, ngành, địa phương đều tiến hành xây dựng các quy hoạch; nhưng chưa có sự kết hợp chặt chẽ giữa qui hoạch ngành và qui hoạch lãnh thổ; chưa có cách tiếp cận tổng thể, toàn diện; kết quả phổ biến là tình trạng đầu tư còn chồng chéo, dư thừa công suất chế biến, nhưng lại thiếu nghiêm trọng nguồn nguyên liệu, đầu tư thiếu đồng bộ, chắp vá, đầu tư nhiều lần, thiết bị cũ nát, lạc hậu, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư, hiệu quả kém.
    Nhiều quy hoạch chưa đủ cụ thể để định hướng đầu tư, không phù hợp với yêu cầu thực tế không bám sát thực tế phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn và của từng ngành, lĩnh vực. Các công trình, dự án chưa tính đến các điều kiện và yếu tố cần thiết cho khai thác, sử dụng.
   Chất lượng của các quy hoạch còn nhiều hạn chế, cơ sở lý luận, phương pháp lập chưa phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường; mức độ chuẩn xác thấp; vì vậy thường xuyên phải điều chỉnh, kém tính ổn định.
4. Đầu tư chưa đúng mục tiêu phát triển; cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, chưa tạo điều kiện để tăng hiệu quả nền kinh tế, tăng cạnh tranh...
     Mục tiêu đầu tư đã được xác định trong nhiều thời kỳ kế hoạch 5 năm và hàng năm là tập trung đầu tư để chuyển dịch nhanh cơ cấu đầu tư, tăng hiệu quả của nền kinh tế, nhanh chóng hình thành các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng kinh tế trọng điểm, tạo điều kiện cho một số sản phẩm chính của nền kinh tế có qui mô sản xuất lớn, sức cạnh tranh trên thị trường trong và nước. Tuy nhiên, kết quả của nhiều năm đầu tư chưa thực hiện được mục tiêu đề ra.
    Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư
    Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đã tập trung chủ yếu cho các công trình hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội, nhằm thu hút nhiều hơn các thành phần kinh tế khác tham gia đầu tư. Nhưng tình trạng đua nhau xây dựng các trụ sở làm việc với qui mô và trang thiết bị đắt tiền vượt quá xa tiêu chuẩn qui định gây lãng phí, kém hiệu quả, tạo sự không công bằng. Bệnh hình thức, phô trương trong các công trình trụ sở còn rất phổ biến, từ Trung ương đến địa phương.
    Việc đầu tư vào các công trình không có khả năng cạnh tranh như các công trình sản xuất thép, phân đạm và một số sản phẩm khác trong thời gian vừa qua mà giá thành sản phẩm vượt xa giá thành nhập khẩu sản phẩm cùng loại là vấn đề rất đáng rút kinh nghiệm và nên tránh trong quá trình xem xét và triển khai đầu tư.
5. Đầu tư quá phân tán, dàn trải, thời gian xây dựng kéo dài.
     Một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả đầu tư trong nhiều năm qua là đầu tư quá phân tán. Việc phân cấp quyền ra quyết định đầu tư các dự án và phân bổ vốn cho các dự án cũng đã được sửa đổi bổ sung theo hướng phân cấp cho các bộ, các ngành và các địa phương ngày càng nhiều. Theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng Nghị định số 52/CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 và Nghị định số 12/CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/CP quy định như sau:
Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư hay uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án thuộc nhóm A;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ,..,Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C;
- Tổng cục trưởng, Cục trưởng thuộc Bộ tư lệnh các Quân khu, Quân đoàn, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng và tương đương trực thuộc Bộ Quốc Phòng có thể được uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C; các Tổng cục trực thuộc Bộ có thể được uỷ quyền quyết định các dự án nhóm C;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được uỷ quyền cho Sở Kế hoạch và Đầu tư quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 2 tỷ đồng. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh và thành phố còn lại có thể uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án có mức vốn dưới 500 triệu đồng;
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp xã được quyết định đầu tư các dự án thuộc vốn ngân sách Nhà nước do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp.
Quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án của doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh và vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, thực hiện theo quy định tại khoản 2 điều 10 của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/CP ngày 8 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ và khoản 4 điều 1 Nghị định này.
Hội đồng quản trị các Tổng công ty Nhà nước được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm C. Riêng với các Tổng công ty 91 (Tổng công ty Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập) thì Hội đồng quản trị của Tổng công ty được quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B và C.
Việc phân cấp, uỷ quyền cho các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã phát huy tính chủ động, tính thực tiễn của cơ quan quản lý, của địa phương. Tuy nhiên, do thiếu các quy định cụ thể chi tiết, thiếu chế tài ràng buộc trách nhiệm bảo đảm vốn, phê duyệt dự án đầu tư không dựa vào khả năng cân đối vốn, thiếu kiểm tra, giám sát,... nên tình hình đầu tư phân tán, dàn trải còn phổ biến, số công trình dở dang chưa có vốn còn nhiều, nhưng đã bố trí hàng loạt công trình khởi công mới.
Trong những năm qua, do nguồn vốn đầu tư còn hạn chế, mặt khác quy hoạch phát triển ngành thể dục thể thao còn đang trong giai đoạn xem xét nên không tránh khỏi những thiếu sót trong việc quản lý đầu tư và xây dựng gây bất cập trong công tác quản lý và điều hành.
Nguồn vốn ngân sách được phép để lại đầu tư cho các ngành, các địa phương thường không được kế hoạch hoá chặt chẽ trong kế hoạch chung của Nhà nước, của từng cấp Bộ ngành, tình trạng phân tán trong sử dụng nguồn vốn này là rất lớn. Việc phân cấp đầu tư giữa Trung ương và địa phương, giữa nhà nước và nhân dân chưa rõ ràng, gây ảnh hưởng lớn đến sự hoàn thiện, tính đồng bộ của công trình, công trình xây dựng kém hiệu quả.
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng đầu tư phân tán dàn trải còn do nể nang, chủ nghĩa bình quân vẫn còn xảy ra ở nơi này, nơi khác,... do đó bố trí vốn không tập trung, dứt điểm. Tình trạng đầu tư theo phong trào còn chưa chấm dứt.
Do vậy, cần quy định rõ trách nhiệm của cơ quan phê duyệt để hạn chế tình trạng phê duyệt tràn lan, đồng thời quy định chế tài đối với các bên cấp vốn và nhận vốn n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status