Đề án Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk) - pdf 12

Download Đề án Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ( Vinamilk) miễn phí



MỤC LỤC
 
A. LỜI NÓI ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. Cơ sở lý luận chung 2
1. Chất lượng và vai trò của chất lượng sản phẩm 2
1.1. Quan niệm về chất lượng và chất lượng sản phẩm 2
1.2. Các thuộc tính chất lượng sản phẩm 2
1.3.Vai trò của chất lượng sản phẩm 2
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm 2
2.1. Các yếu tố bên ngoài gồm: 2
2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 2
3. Chất lượng sản phẩm một vũ khí cạnh tranh sắc bén 2
3.1. Cạnh tranh và vai trò cạnh tranh 2
3.2. Vũ khí cạnh tranh 2
3.3. Chất lượng sản phẩm lao động là một vũ khí cạnh tranh độc đáo 2
II. Thực trạng chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh 2
1. Tổng quan về Vinamilk 2
1.1. Giới thiệu chung về Công ty 2
1.2. Lịch sử hình thành 2
1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty 2
1.4. Sản phẩm 2
1.4. Sản phẩm 2
2. Thực trạng chất lượng sản phẩm 2
2.1. Thực trạng chất lượng 2
2.2. Đánh giá chất lượng sản phẩm 2
3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty phụ thuộc rất lớn vào chất lượng sản phẩm 2
 
3.1. Các nhân tố bên ngoài công ty 2
3.2. Các nhân tố nội bộ công ty 2
III. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm 2
1. Một số hạn chế của sản phẩm 2
1.1. Về sản phẩm 2
1.2. Về quy trình quản lý 2
2. Các kiến nghị cụ thể 2
2.1. Các yếu tố đầu vào trực tiếp 2
2.2. Nghiên cứu và triển khai: 2
2.3. Tổ chức bộ máy quản lý 2
C. KẾT LUẬN 2
TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30600/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hơn, từ đó làm tăng phúc lợi xã hội.
Thứ hai, các doanh nghiệp sẽ kinh doanh tốt hơn, từ đó tạo ra nguồn của cải cho xã hội nhiều hơn.
Thứ ba, khi sản xuất sản phẩm với chất lượng cao sẽ giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra một môi trường sạch đẹp và một nền văn hóa cao.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
2.1. Các yếu tố bên ngoài gồm:
- Tình hình phát triển kinh tế thế giới
Những thay đổi về kinh tế thế giới tạo nên những thách thức buộc doanh nghiệp phải nhận thức được tầm quan trọng của chất lượng. Và vì thế các doanh nghiệp phải quan tâm đến các vấn đề sau: xu thế toàn cầu hóa; sự phát triển vượt trội của khoa học - công nghệ, đặc biệt là CNTT; sự thay đổi nhanh chóng của tiến bộ xã hội với vai trò vị thế khoa học ngày càng cao, cạnh tranh trên thế giới ngày càng gay gắt…
- Tình hình thị trường
Đây là nhân tố quan trọng nhất, là xuất phát điểm tạo lực hút định hướng cho sự phát triển của chất lượng sản phẩm. Sản phẩm chỉ có thể tiêu thụ được khi nó đáp ứng nhu cầu khách. Vì vậy xu thế phát triển và hoàn thiện chất lượng sản phẩm phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm và xu hướng vận động trên thế giới.
- Trình độ tiến bộ khoa học và công nghệ mức chất lượng sản phẩm không thể vượt quá giới hạn khả năng tiến bộ khoa học và công nghệ. Chất lượng sản phẩm trước tiên thể hiện những đặc trưng về trình độ kỹ thuật tạo ra sản phẩm đó. Tiến bộ công nghệ tạo ra khả năng không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm. Tác động của khoa học công nghệ là không có giới hạn nhờ đó mà sản phẩm sản xuất ra luôn có các đặc tính chất lượng với chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, mức thỏa mãn tiêu dùng tốt ơn.
- Cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước, chính sách và pháp luật của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sản phẩm. Nó được thể hiện thông qua hệ thống tiêu chuẩn quốc gia mà Nhà nước ban hành hay thừa nhận; tạo môi tường thuận lợi cho việc nghiên cứu nhu cầu và thiết kế sản phẩm, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh từ đó buộc các doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Văn hóa và xã hội.
Chúng ta đều biết chất lượng là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu. Yêu cầu là cách mà khách đưa nhu cầu và mong muốn của mình cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu của họ. Nhưng những nhu cầu của khách được biểu hiện thông qua mong muốn phụ thuộc rất lớn vào văn hóa và xã hội, phong tục tập quán… Do vậy việc đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm chịu ảnh hởng không nhỏ của yếu tố văn hóa xã hội.
2.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
- Lao động
Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn kinh nghiệm, ý thức trách nhiệm, tinh thần hợp tác và trạng thái tâm lý làm việc của công nhân viên. Do vậy lao động là một trong những yếu tố đặc biệt quan trọng đối với chất lượng sản phẩm.
- Máy móc thiết bị và công nghệ hiện có
Các yếu tố đầu vào chỉ có thể biến đổi thành những sản phẩm đầu ra khi có yếu tố máy móc thiết bị và sự điều khiển của con người. Trình độ hiện đại của máy móc thiết bị càng cao thì chất lượng sản phẩm càng cao và ngược lại máy móc thiết bị càng hiện đại, sản phẩm làm ra càng đa dạng về mẫu mã.
- Nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào trực tiếp cấu thành nên sản phẩm. Do đó nó là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến những thuộc tính chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu có chất lượng bảo đảm và ổn định, hệ thống cung ứng tốt là điều kiện quan trọng cho quá trình sản xuất ổn định và sản phẩm đạt tiêu chuẩn hóa.
- Trình độ tổ chức quản lý
Mỗi một doanh nghiệp được xem là một hệ thống, trong đó có sự phối hợp thống nhất giữa các bộ phận chức năng chất lượng đạt được với một mức chi phí phù hợp phụ thuộc rất lớn vào trình độ tổ chức quản lý của mỗi doanh nghiệp. Theo W.Edwards Deming thì có tới 85% những vấn đề về chất lượng do hoạt động quản lý gây ra. Vì vậy hoàn thiện quản lý là cơ hội tốt cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
3. Chất lượng sản phẩm một vũ khí cạnh tranh sắc bén
3.1. Cạnh tranh và vai trò cạnh tranh
Cạnh tranh là một phạm trù rất rộng, được sử dụng trong môi trường tự nhiên, kinh tế và xã hội.
Trong cuộc sống tự nhiên, mọi sinh vật đều đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển. Quan sát một vườn cây ta thấy cây cối chen chúc nhau vươn lên để chiếm khoảng không và ánh sáng mặt trời đôi lúc chúng nghiêng mình để tạo "lợi thế" cạnh tranh. Xem thế giới động vật chúng ta cũng thấy các loài động vật đấu tranh lẫn nhau để phân chia ranh giới "thống trị" của chúng, trong cùng một loài lại có sự đấu tranh lợi ích để phân chia những miếng mồi… Tất cả những điều này đã được Darwin, nhà sinh vật học vĩ đại người Anh nghiên cứu trong học thuyết tiến hóa của ông. Ông nghiên cứu về quá trình chọn lọc tự nhiên và khẳng định đấu tranh sinh tồn là cơ sở cho quá trình chọn lọc và quá trình chọn lọc dẫn đến sự tiến hóa các loài sinh vật.
Trong lịch sử xã hội loài người các bộ lạc, quốc gia cũng tranh chấp lãnh địa nhau, khống chế nhau và trong nhiều trường hợp thôn tính lẫn nhau với mục đích chủ yếu vẫn là mở mang bờ cõi tìm kiếm các nguồn lợi ích.
Cũng như trong cuộc sống tự nhiên và trong xã hội trong nền kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế luôn cạnh tranh với nhau vì lợi ích riêng của mình. Ở đây "cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi thế tối đa cho mình". Cạnh tranh là yếu tố cơ bản của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh có những vai trò sau:
- Cạnh tranh tạo cơ chế điều chỉnh sản xuất xã hội và do đó phân bố các nguồn lực kinh tế sao cho tối ưu mục đích cao nhất của các doanh nghiệp là lợi nhuận cao, trong các ngành sẽ có sự dịch chuyển đầu tư từ ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Do vậy mà nguồn lực được điều tiết thay đổi.
- Cạnh tranh kích thích tiến bộ khoa học và công nghệ. Cạnh tranh gây áp lực với các nhà sản xuất buộc họ phải áp dụng công nghệ mới nhằm tăng năng suất chất lượng, giảm chi phí… để từ đó tăng nguồn lực cạnh tranh.
- Cạnh tranh góp phần tạo cơ sở cho sự phân bố thu nhập lần đầu. Nhà sản xuất nào có năng suất, chất lượng hiệu quả cao sẽ có thu nhập cao, đồng thời thông qua cạnh tranh nhu cầu người tiêu dùng được đáp ứng.
Đối với một doanh nghiệp cụ thể thì nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ có những vai trò sau:
- Tăng quyền lực thị trường cho doanh nghiệp. Với tư cách là người mua, doanh nghiệp gây áp lực với các nhà cung ứng điều đó có thể dẫn tới doanh nghiệp mua với mức giá thấp nguồn nguyên vật liệu ổn định, chất lượng… và nhà cung ứng trung thành. Với tư cách là người bán doanh nghiệp có quyền lực có tính độc quyền của người bán có thể b...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status