Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel miễn phí



MỤC LỤC
 
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 01
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 01
2. Mục tiêu nghiên cứu 01
3. Phạm vi nghiên cứu 01
4. Phương pháp nghiên cứu 02
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP 03
1.1. Khái niệm chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp . 03
1.2. Đặc điểm của chiến lược kinh doanh . 03
1.3. Sự cần thiết và vai trò của chiến lược kinh doanh 04
1.3.1 Sự cần thiết phải xác định và thực hiện chiến lược kinh doanh 04
1.3.2 Vai trò của chiến lược kinh doanh 04
1.4. Các cấp chiến lược trong doanh nghiệp 06
1.5. Các loại chiến lược . 06
1.6. Quy trình chiến lược 07
1.6.1 Xác định mục tiêu . 07
1.6.2 Phân tích chiến lược . 07
1.6.3 Lựa chọn chiến lược . 08
1.6.4 Thực hiện triển khai chiến lược . 10
1.7. Tầm quan trọng của xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp 10
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL VÀ THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ 3G 11
2.1 Tổng quan về Công ty Viễn thông Viettel 11
2.1.1. Thông tin chung . 11
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển . 11
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, nhân sự . 12
a. Cơ cấu tổ chức . 12
b. Nhân sự 14
2.1.4. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ của Công ty Viễn thông Viettel . 16
a. Cơ sở hạ tầng . 16
b. Các sản phẩm dịch vụ chính 17
2.1.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 18
2.2.Thực trạng kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel 24
2.2.1. Khái niệm 3G 24
2.2.2. Ưu điểm của 3G so với 2G 24
2.2.3. Sự phát triển của dịch vụ 3G trên thế giới 24
2.2.4. Sự phát triển của dịch vụ 3G tại Việt Nam 27
2.2.5. Tình hình triển khai mạng 3G của các mạng di động 28
a. Vinaphone 3G 28
b. MobiFone 3G 29
c. Liên danh 3G EVN Telecom và Hanoi Telecom 30
d. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn ( SPT) 30
e. Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu ( Gtel) 30
g. Công ty Viễn thông Viettel 31
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH DỊCH VỤ 3G CỦA CÔNG TY VIỄN THÔNG VIETTEL GIAI ĐOẠN ( 2010 – 1015) 32
3.1. Xác lập tôn chỉ của Công ty Viễn thông Viettel (sứ mệnh và tầm nhìn) 32
3.2. Phân tích SWOT 33
3.2.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh và nội bộ doanh nghiệp 33
3.2.1.1 Phân tích đối thủ cạnh tranh 33
a. Công ty Dịch vụ Viễn thông ( GPC) 33
b. Công ty thông tin di động Việt Nam ( VMS – Mobifone) 36
c. Liên danh 3G EVN Telecom và Hanoi Telecom 39
d. Công ty Cổ phần Viễn thông Sài Gòn ( SPT) 41
e. Tổng Công ty Viễn thông Toàn Cầu Gtel ( Gtel mobile) 42
3.2.1.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp 43
3.2.2. Phân tích SWOT 49
3.3. Xác định mục tiêu chiến lược phát triển dịch vụ 3G 50
3.3.1 Mục tiêu chung 50
3.3.2 Các mục tiêu cụ thể 51
3.4. Hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược 51
3.4.1 Chiến lược phát triển thị trường 51
3.4.2 Chiến lược Marketing 52
a. Chiến lược sản phẩm, dịch vụ 52
b. Chiến lược giá 54
c. Chiến lược phát triển kênh phân phối 55
d. Chiến lược tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến bán hàng 56
3.5. Xác định cơ chế kiểm soát chiến lược 57
KẾT LUẬN 58
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30596/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hi phí quản lý doanh nghiệp
429.090
719.971
1.617.000
1
- Chi phí quỹ viễn thông công ích
244.236
531.348
862.401
2
- Chi phí Quản lý doanh nghiệp
184.854
188.623
754.599
VI.
Giá vốn hàng hoá mua vào
337.931
539.301
5.725.083
TỔNG CỘNG
9.113.508
18.257.894
33.765.474
(Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Viễn thông Viettel)
Qua bảng trên ta thấy, chi phí sản xuất hàng năm của Viettel Telecom tăng cao, nếu như năm 2007 chiếm 71% doanh thu thì năm 2009 tăng lên 79% doanh thu. Mặc dù chi phí sản xuất chung có giảm nhiều nhưng giá vốn hàng mua vào tăng cao khiến đẩy chi phí thường xuyên tăng lên. Mặt khác, chi phí cho quảng cáo truyền thông và chăm sóc khách hàng cũng tăng cao.
Chi phí hàng năm tăng khiến hiệu quả kinh doanh của Doanh nghiệp giảm dần. Điều này được lý giải bởi một số nguyên nhân sau:
- Thứ nhất, thị trường viễn thông di động sắp ở giai đoạn bão hoà, sự tham gia của nhiều doanh nghiệp viễn thông khiến thị trường cạnh tranh hết sức quyết liệt buộc các doanh nghiệp phải thường xuyên khuyến mại giảm giá, nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng.
- Thứ hai, để phát triển khách hàng mới Doanh nghiệp buộc phải khuyến mãi bằng các gói cước tặng kèm điện thoại di động, homephone, modem khiến đẩy chi phí giá vốn hàng hoá mua vào tăng cao trong khi không có doanh thu từ các hàng hoá này tạo ra.
Bảng 11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của
Công ty Viễn thông Viettel
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu
12.748.524
25.021.920
42.575.987
Chi phí trực tiếp + SXC + Giá vốn
8.344.799
16.208.694
29.624.424
Lợi nhuận gộp
4.403.725
8.813.226
12.951.563
Chi phí bán hàng
339.619
1.329.229
2.524.049
Chi phí quản lý doanh nghiệp
429.089
719.971
1.617.000
Lợi nhuận trước thuế
3.635.017
6.764.026
8.810.514
Thuế TNDN
1.017.805
1.893.927
2.202.629
Lợi nhuận sau thuế
2.617.212
4.870.099
6.607.886
Tỷ suất lợi nhuận gộp/doanh thu
35%
35%
30%
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/doanh thu
21%
19%
16%
( Nguồn: Báo cáo tài chính hàng năm của Công ty Viễn thông Viettel)
Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp ta thấy trong những năm gần đây doanh nghiệp kinh doanh rất hiệu quả. Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu luôn ở mức trên 30% (mặc dù năm 2009 có giảm so với hai năm trước).
Có thể nói, chỉ sau một thời gian ngắn kể từ khi bước vào thị trường viễn thông, Viettel đã có sự phát triển thần kỳ, trở thành một trong 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam và là doanh nghiệp Viễn thông lớn nhất tại Việt Nam. Viettel đã góp phần quan trọng vào việc phá vỡ thế độc quyền trên thị trường Viễn thông đã tồn tại từ nhiều năm trước, tạo ra một thị trường cạnh tranh bình đẳng. Không chỉ dừng lại ở đó, Viettel đã xây dựng lên một hạ tầng viễn thông rộng khắp cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng GDP của đất nước.
2.2. Thực trạng kinh doanh dịch vụ 3G của Công ty Viễn thông Viettel
2.2.1. Khái niệm 3G
3G (Viết tắt của third-generation technology) là công nghệ truyền thông thế hệ thứ ba, cho phép truyền tải dữ liệu thoại và phi thoại (tải dữ liệu, gửi email, tin nhắn nhanh, hình ảnh,...) với tốc độ truy cập internet vượt trội lên đến 14,4Mbps.
Công nghệ 3G được chia làm 2 phần: UMTS (W-CDMA); CDMA 2000.
2.2.2. Ưu điểm của 3G so với 2G
Hạn chế của mạng 2G là mạng này được xây dựng chủ yếu cho các cuộc gọi điện thoại và chuyển dữ liệu tốc độ thấp. Do sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, những yếu tố này đã không còn đáp ứng được yêu cầu của cuộc cách mạng không dây.
Điểm mạnh của công nghệ 3G so với công nghệ 2G là cho phép truyền , nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Với công nghệ 3G, các nhà cung cấp có thể mang đến cho khách hàng các dịch vụ đa phương tiện, như âm nhạc chất lượng cao; hình ảnh video chất lượng và truyền hình số; các dịch vụ định vị toàn cầu ( GPS); E-mail; Video streaming; High-ends games,…
2.2.3. Sự phát triển của dịch vụ 3G trên thế giới
Hệ thống thông tin di động thương mại đầu tiên được triển khai và đưa vào sử dụng từ những năm giữa thập kỷ 80 của thế kỷ 20. Công nghệ mà các nhà mạng sử dụng là CDMA hay GSM. Năm 1999, liên minh Viễn thông Quốc tế ITU đã đưa ra Tiêu chuẩn Thông tin di động Quốc tế - IMT 2000 sau này gọi là 3G nhằm tiêu chuẩn hóa các hệ thống thông tin di động kỹ thuật số trong tương lai và tạo ra khả năng kết nối toàn cầu với chỉ một thiết bị. Hai tiêu chuẩn 3G được chấp nhận rộng rãi nhất theo đề nghị của ITU là CDMA 2000 và W-CDMA ( UMTS) – Được nâng cấp lên từ GSM.
Quốc gia đầu tiên đưa mạng 3G vào sử dụng rộng rãi là Nhật Bản. Vào năm 2001, NTT Docomo, một gã lớn trong ngành viễn thông ở Nhật, là công ty đầu tiên ra mắt phiên bản thương mại của mạng W-CDMA. Đến năm 2005, khoảng 40% các thuê bao tại Nhật Bản là thuê bao 3G, mạng 2G đang dần biến mất tại Nhật Bản. Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc là quốc gia thứ 2 ở Châu Á phổ biến công nghệ 3G và một số lãnh thổ nhỏ như Hong Kong, Đài Loan, Singapore.
Năm 2003 dịch vụ 3G bắt đầu có mặt tại Châu Âu. Tại Châu Phi, mạng 3G được giới thiệu đầu tiên ở Maroc vào cuối tháng 3 năm 2003 bởi Công ty Wana. Đến năm 2005, đã có khoảng 23 nhà mạng 3G trên toàn cầu, một vài mạng trong số đó mới chỉ được chạy thử nghiệm nhưng cũng có mạng đã được đưa vào hoạt động. Vào cuối năm 2005, công nghệ 3,5G đầu tiên trên thế giới là HSDPA đã được triển khai tại Mỹ. Với tốc độ lên tới 14,4 Mbps, HSDPA đã thực sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về tốc độ của băng rộng cho bất cứ dịch vụ di động nào: Điện thoại có hình, xem tivi trực tuyến, tải phim, tải nhạc, online,… Như vậy, công nghệ GSM của các mạng trên thế giới đang được cập nhật dần lên W-CDMA ( 3G), HSDPA ( 3,5G)
Châu Á Thái Bình Dương, thị trường dịch vụ di động có dân số đông nhất thế giới và dân số trẻ chiếm tỷ lệ rất lớn. Đây được đánh giá là thị trường di động đang phát triển rất mạnh và cũng là nơi 2 công nghệ mạng di động tốc độ cao là W-CDMA và CDMA 2000 tranh giành nhau quyết liệt “từng miếng” một trong “mảnh đất” 3G màu mỡ. Đến cuối tháng 1 năm 2007 đã có 50 triệu thuê bao sử dụng công nghệ mạng thông tin di động W-CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương và cho đến hết quý 1/2007 con số này đã tăng lên đến 56,5 triệu.
Cuối quý 1 năm 2007, chỉ có Nhật Bản đảm nhiệm phục vụ hơn 76,5% khách hàng sử dụng công nghệ W- CDMA tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Ngoài Nhật Bản, trong số 23,3% lượng khách hàng Châu Á Thái Bình Dương thì có 6,8% (3,8 triệu người) nằm trong phạm vi quản lý của Australia, 5,8% của Đài Loan, 3,6% của Indonesia, 2,7% của Hong Kong, 1,9% của Singapore và 2,8% của các thị trường khác.
Trong khi đó CDMA 2000 sử dụng công nghệ 3G dường như lại có thị trường khách hàng phong phú và rộng rãi hơn cả, chiếm tổng số gần 136 triệu người sử dụng vào cuối tháng 3 năm 2007. Trong khi đó, hai trong số ba nhà cung cấp dịch vụ CDMA uy tín nhất trên thế giới t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status