Bài giảng Nguyên lý marketing: Công ty và chiến lược tiếp thị - Tìm đối tác để xây dựng mối quan hệ khách hàng - pdf 12

Download Bài giảng Nguyên lý marketing: Công ty và chiến lược tiếp thị - Tìm đối tác để xây dựng mối quan hệ khách hàng miễn phí



Định vịthịtrường là sắp xếp đểcho một sản phẩm chiếm giữmột vịtrí rõ rệt, rạch ròi,
và đáng mong ước so với các sản phẩm cạnh tranh trong trí của người tiêu dùng mục tiêu.
Nhưvậy, người tiếp thị đặt kếhoạch cho những vịtrí mà phân biệt sản phẩm của họvới
các thương hiệu cạnh tranh và mang lại cho họlợi thếchiến lược lớn nhất nơi các thị
trường mục tiêu. Thí dụnhưSaturn là “một loại công ty khác, một loại xe khác”; còn
chiếc Hummer là “không hềgiống một loại nào khác”; và chủng xe lai Prius của Toyota
cung cấp “trọn vẹn một đời đầy không khí trong lành với mỗi chiếc xe bạn mua.” Chiếc
Bentley sang trọng hứa hẹn “6 thước thủcông đầy phong cách sang trọng không hềkhiến
bạn phải xấu hổ.” Những phát ngôn mới nghe rất đơn giản nhưng đã hình thành nên cái
xương sống của một chiến lược tiếp thịcho một sản phẩm.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-30581/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

trường kinh doanh có thể đã thay đổi, làm một số sản phẩm hay thị trường
của công ty ít sinh lời hơn. Hãng có thể đã phát triển quá nhanh và đã xâm nhập vào các
thị trường mà mình còn thiếu kinh nghiệm. Điều này có thể xảy ra khi một hãng xâm
nhập vào quá nhiều thị trường nước ngoài mà không nghiên cứu cẩn thận hay khi một
công ty tung ra sản phẩm mà không đem lại giá trị cao hơn cho khách hàng. Cuối cùng,
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing:
Chương 2 Công ty và chiến lược tiếp thị:
tìm đối tác để xây dựng mối quan hệ
khách hàng
Kotler and Amstrong 15 Biên dịch: Lê Việt Ánh
Hiệu đính: Lê Việt Ánh hiệu đính 15 trang đầu Mỹ Xuân dịch
một số sản phẩm hay đơn vị kinh doanh chỉ đơn thuần già cỗi đi và lụi tàn. Một chuyên
gia tiếp thị tóm tắt vấn đề này như sau:
Các công ty bỏ ra rất nhiều tiền và thời gian để tung ra các thương hiệu mới, dựa vào thế
mạnh của các thương hiệu đang có, và mua lại những thương hiệu của đối phương. Họ
tạo ra các dòng sản phẩm và các dòng thương hiệu mở rộng, đó là chưa nói đến việc mở
rộng các kênh bán hàng và các thương hiệu nhỏ hơn, nhằm đáp ứng với số lượng gia tăng
các phân khúc mảng ở mỗi thị trường… Một điều ngạc nhiên là hầu hết các công ty đều
không kiểm tra hạng mục kinh doanh của mình thường xuyên để xem mình có đang bán
quá nhiều thương hiệu không, để xác định những thương hiệu yếu, và loại bỏ những
thương hiệu không sinh lợi. Các công ty có khuynh hướng để thây kệ những thương hiệu
làm ăn lỗ lã chứ không sát nhập chúng vào những thương hiệu mạnh hay bán đi hay loại
bỏ hoàn toàn. Kết quả cuối cùng là hầu hết các hạng mục kinh doanh đều bị nhồi nhét với
nhiều loại thương hiệu mang lại thua lỗ hay lợi nhuận biên vô cùng kém. Hơn nữa, có
một sự thật đáng ngạc nhiên là hầu hết các thương hiệu đều không kiếm ra tiền cho công
ty. Nhiều công ty chỉ thu được chưa tới 80-90% lợi nhuận của họ nhờ vào chưa tới 20%
các thương hiệu mà họ đang bán ra, trong khi họ lại mất tiền hay chỉ phá huề vốn nơi
nhiều thương hiệu trong hạng mục kinh doanh của mình.
Khi một công ty thấy thương hiệu hay ngành kinh doanh không còn mang lại lợi nhuận
hay không còn phù hợp với chiến lược tổng thể của mình thì họ phải cẩn thận cắt tỉa, thu
hoạch, hay loại bỏ chúng đi. Những ngành kinh doanh èo uột thường đòi hỏi ban quản lý
phải lưu tâm quá đáng trong khi họ lại cần nên tập trung vào các cơ hội tăng trưởng đầy
triển vọng, chứ không nên phí hoài năng lượng cố gắng cứu vớt những cơ hội đã phai tàn.
Lập kế hoạch tiếp thị: Tác hợp để xây dựng những mối quan hệ khách
hàng
Kế hoạch chiến lược của công ty thiết lập nên các loại hình kinh doanh mà công ty sẽ
hoạt động và mục tiêu của công ty cho mỗi loại hình kinh doanh đó. Sau đó, mỗi đơn vị
kinh doanh sẽ tiến hành lập kế hoạch chi tiết. Các phòng ban chuyên môn chính trong
mỗi đơn vị như tiếp thị, tài chính, kế toán, mãi vụ, tổ chức, hệ thống thông tin, nhân sự và
các phòng ban khác sẽ phối hợp với nhau để đạt được các mục tiêu chiến lược.
Tiếp thị giữ vai trò quan trọng trong việc quy hoạch chiến lược của công ty trên nhiều
khía cạnh. Thứ nhất, tiếp thị mang lại một triết lý chủ đạo – đó chính là khái niệm tiếp thị
– hướng toàn bộ chiến lược của công ty xoay quanh việc xây dựng các mối quan hệ có lợi
với các nhóm khách hàng quan trọng. Thứ hai, tiếp thị cung cấp đầu vào cho những nhà
hoạch định chiến lược bằng cách giúp họ xác định những cơ hội thị trường hấp dẫn và
bằng cách đánh giá tiềm năng của công ty trong việc tận dụng những cơ hội đó. Cuối
cùng, trong từng đơn vị kinh doanh riêng lẻ, tiếp thị thiết kế các chiến lược giúp đạt được
mục tiêu của các đơn vị. Một khi mục tiêu của đơn vị đã được đề ra, nhiệm vụ của tiếp thị
là giúp thực hiện chúng sao cho có lời.
Giá trị và sự thỏa mãn của khách hàng là những thành phần quan trọng trong công thức
chế biến của người làm công tác tiếp thị thành công. Tuy nhiên, như chúng ta đã nhận
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright
Tiếp thị Địa phương
Bài đọc
Nguyên lý marketing:
Chương 2 Công ty và chiến lược tiếp thị:
tìm đối tác để xây dựng mối quan hệ
khách hàng
Kotler and Amstrong 16 Biên dịch: Lê Việt Ánh
Hiệu đính: Lê Việt Ánh hiệu đính 15 trang đầu Mỹ Xuân dịch
thấy ở Chương 1, một mình những người làm công tác tiếp thị không thì chưa thể tạo ra
giá trị cao hơn cho khách hàng. Mặc dù nó giữ vai trò hàng đầu nhưng tiếp thị chỉ có thể
là một đối tác trong việc thu hút, giữ chân và gia tăng khách hàng. Bên cạnh quản lý
những mối quan hệ khách hàng, những người làm tiếp thị còn phải đảm đương việc quản
lý quan hệ với các đối tác. Họ phải tác hợp chặt chẽ với các đối tác khác ở các phòng ban
của các công ty khác nhằm tạo ra một chuỗi giá trị hiệu quả mà phục vụ cho khách hàng.
Hơn thế nữa, họ phải hợp tác một cách hiệu quả với các công ty khác trong hệ thống tiếp
thị để tạo ra một mạng lưới chuyển trao giá trị ưu việt mang đầy tính cạnh tranh. Bây giờ
chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn những khái niệm liên quan đến chuỗi giá trị của công ty và
mạng lưới chuyển trao giá trị.
Tác hợp với các phòng ban khác của công ty
Mỗi phòng ban của công ty có thể được xem như là một mắc xích trong chuỗi giá trị của
công ty. Điều đó có nghĩa là mỗi phòng ban thực hiện những hoạt động tạo ra giá trị
nhằm thiết kế, sản xuất, tiếp thị, phân phối và hỗ trợ sản phẩm của công ty. Thành công
của công ty không chỉ phụ thuộc vào việc mỗi phòng ban hoạt động tốt như thế nào mà
còn phụ thuộc vào việc các hoạt động của các phòng ban được phối hợp nhịp nhàng như
thế nào.
Ví dụ, mục tiêu của Wal-Mart là tạo ra giá trị và sự thỏa mãn cho khách hàng bằng cách
cung cấp những sản phẩm khách hàng cần với giá càng thấp càng tốt. Những người làm
tiếp thị ở Wal-Mart giữ vai trò quan trọng. Họ cần tìm hiểu khách hàng cần gì và
bày lên các kệ hàng những sản phẩm khách hàng mong muốn với mức giá không thể thấp
hơn. Họ chuẩn bị các chương trình quảng cáo và bán hàng đồng thời hỗ trợ dịch vụ khách
hàng cho người mua sắm. Thông qua những hoạt động này và các hoạt động khác những
người làm tiếp thị ở Wal-Mart giúp chuyển trao giá trị cho khách hàng.
Tuy nhiên, phòng tiếp thị cần sự hỗ trợ của các phòng ban khác trong công ty. Khả năng
bán đúng hàng với giá rẻ của Wal-Mart phụ thuộc vào kỹ năng của phòng mãi vụ trong
việc phát triển mạng lưới những nhà cung ứng cần thiết và mua hàng của họ với giá rẻ.
Phòng công nghệ thông tin của Wal-Mart phải cung cấp thông tin nhanh và chính xác về
các sản phẩm đang bán tại mỗi cửa hàng. Và những người phụ trách thực hiện phải điều
động hàng hoá sao cho hiệu quả với chi phí thấp.
Chuỗi giá trị của một công ty mạnh hay yếu nằm ở chỗ mắc xích...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status