Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Anh - pdf 12

Download Đề tài Các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thương mại Tuấn Anh miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu.02
 
Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích hoạt động kinh tế.03
 
I. Những nội dung cơ bản của phân tích hoạt động kinh tế.03
 
1. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa của phân tích hoạt động kinh tế.03
 
2. Đối tượng của phân tích hoạt động kinh tế.04
 
3. Nhiệm vụ của phân tích hoạt động kinh tế.04
 
II. Các phương pháp phân tích hoạt động kinh tế.05
 
1. Phương pháp xác định kết quả kinh doanh.05
 
2. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu phân tích.07
 
III. Nội dung phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp.10
 
1. Phân tích tình hình sử dụng chi phí tiền lương.11
 
2. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng tài sản của doanh nghiệp.11
 
3. Phân tích khả năng sinh lời.14
 
4. Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.16
 
Chương II: Thực trạng về hoạt động S.X.K.D của Công ty TNHH-TM Tuấn Anh.19
 
I. Tìm hiểu chung về Công ty TNHH-TM Tuấn Anh.19
 
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty.19
 
2. Đặc điểm về ngành nghề kinh doanh.20
 
3. Đặc điểm về dây chuyền thiết bị – công nghệ.20
 
4. Đặc điểm về thị trường kinh doanh.20
 
5. Đặc điểm về điều kiện cơ sở vật chất và cơ cấu lao động.21
 
6. Bộ máy tổ chức quản lý của Công ty.25
 
7. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động S.X.K.D của Công ty.27
 
II. Phân tích hiệu quả S.X.K.D của Công ty.27
 
1. Hiệu quả kinh tế.27
 
1.1 Kết quả kinh doanh tổng hợp của Công ty.28
 
1.2 Hiệu quả sử dụng lao động và chi phí tiền lương.33
 
1.3 Tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty.35
 
1.4 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí.39
 
1.5 Phân tích tình hình tài chính của Công ty.40
 
2. Hiệu quả kinh tế – xã hội.44
Chương III: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả S.X.K.D của Công ty TNHH – TM Tuấn Anh.48
I. Định hướng phát triển của Công ty.48
 
II. Các biện pháp nâng cao hiệu quả S.X.K.D của Công ty TNHH- TM Tuấn Anh.49
 
1. Biện pháp 1: Giảm chi phí, hạ giá thành để tăng khả năng cạnh tranh.49
 
2. Biện pháp 2: Tăng cường công tác nghiên cứu, tìm hiểu thị trường.54
 
3. Biện pháp 3: Nâng cao hiệu quả công tác quảng cáo và bán hàng.55
 
4. Biện pháp 4: Tăng cường công tác quản lý nợ đọng, giảm các khoản phải thu.56
 
5. Biện pháp 5: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công nhân viên.56
 
6. Biện pháp 6: Đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất các loại đệm.58
 
Kết luận.60
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31273/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ghệ, máy móc thiết bị còn nhiều hạn chế...
II. phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty:
1. Hiệu quả kinh tế:
1.1 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty:
Bảng 05: Tình hình thực hiện các chỉ tiêu s.x.k.d của công ty
STT
Các chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
So sánh
±
%
1
Tổng doanh thu
12,216,865,073
10,463,240,093
-1,753,624,980
85.6
- Các khoản giảm trừ
0
0
0
0.0
2
Doanh thu thuần
12,216,865,073
10,463,240,093
-1,753,624,980
85.6
3
Giá vốn hàng bán
11,358,040,677
9,361,707,697
-1,996,332,980
82.4
4
Lợi nhuận gộp
858,824,396
1,101,532,396
242,708,000
128.3
5
Chi phí bán hàng
246,715,821
143,000,712
-103,715,109
58.0
6
Chi phí QLDN
575,937,222
920,955,973
345,018,751
159.9
7
Lợi nhuận thuần SXKD
36,171,353
37,575,711
1,404,358
103.9
8
Lợi nhuận từ hoạt động khác
1,762,822
1,859,915
97,093
5.5
9
Tổng lợi nhuận trước thuế
37,934,175
39,435,626
1,501,451
104.0
10
Thuế thu nhập doanh nghiệp
10,621,569
11,041,975
420,406
104.0
11
Lợi nhuận sau thuế
27,312,606
28,393,651
1,081,045
104.0
Trong đó:
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ.
Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán.
Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Lợi nhuận gộp – ( Chi phí bán hàng + chi phí QL)
Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác.
Tổng lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận từ HĐKD + Lợi nhuận từ HĐTC + + Lợi nhuận khác.
Lợi nhuận sau thuế = Tổng lợi nhuận trước thuế – Thuế TNDN phải nộp.
Qua bảng tình hình thực hiện các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của công ty, ta thấy nhìn chung năm 2006 kết quả chủ yếu do hoạt động kinh doanh chính đem lại. Tuy nhiên các chỉ tiêu kết quả tài chính như doanh thu, giá vốn hàng bán đều giảm so với năm 2005, đó là do cách thay đổi trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Còn đối với các khoản chi phí thì chi phí bán hàng được giảm thiểu đáng kể (58%), điều đó thể hiện cách thức kinh doanh mới của công ty là hợp lý và hiệu quả. Bên cạnh đó là chỉ tiêu chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh do doanh nghiệp sử dụng thêm đội ngũ quản lý mới. Mặc dù chi phí của các hoạt động đều tăng nhưng do cách thức và chiến lược kinh doanh mới hoàn toàn phù hợp nên lợi nhuận vẫn tăng. Mục tiêu của bất kỳ một doanh nghiệp nào đều là lợi nhuận nên ta thấy một cách tổng quát rằng doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu của hoạt động kinh doanh năm 2006. Nhưng để tìm hiểu rõ các nguyên nhân tăng, giảm tổng chỉ tiêu ta phải tiến hành phân tích chi tiết.
* Tổng doanh thu.
Là tổng số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, đây là cơ sở để trang trải chi phí sản xuất và tiếp tục phát triển công ty. Do hoạt động của công ty đa dạng hơn nên chỉ tiêu doanh thu sẽ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng sản xuất của công ty. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô sản xuất cả về số lượng vầ chất lượng.
Tổng doanh thu giảm 85,6%, tương ứng giảm là 1.753.527.887 đ
Đây là biến động có tác động lớn đến sự phát triển của công ty.
Nguyên nhân giảm doanh thu là:
+ Do doanh thu của các mặt hàng đệm mút, đệm gấp trong kỳ giảm mạnh vì phải cạnh tranh với các sản phẩm đệm bông của nước ngoài. Riêng doanh thu của mặt hàng đệm lò xo vẫn ổn định, tuy nhiên điều đó vẫn làm tổng doanh thu của doanh nghiệp trong kỳ vẫn giảm nhiều.
+ Do công ty thu hẹp dây chuyền sản xuất đệm mút, hạn chế cung ứng các mặt hàng này ra thị trường, tập chung chủ đạo vào mặt hàng đệm lò xo, đặc biệt là các loại đệm có chất lượng tốt, giá bán cao.
Qua quá trình phân tích doanh thu ta thấy công ty cần tập trung toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật nhằm khai thác tối đa khả năng sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu, nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
* Các khoản giảm trừ:
Cả 2 năm 2005 và 2006 giá trị của chỉ tiêu giảm giá hàng bán đều là 0. Điều này có thể kết luận được là chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của công ty luôn duy trì ở mức tốt nên không có mức giảm trừ.
* Doanh thu thuần:
Năm 2006 đạt 10.465.100.008 đ, năm 2005 đạt 12.216.865.073 đ, như vậy năm 2006 doanh thu thuần tăng 85,6% so với năm 2005. Nguyên nhân là do tổng doanh thu giảm, trong khi đó các khoản giảm trừ không thay đổi nên làm cho doanh thu thuần năm 2006 giảm cùng mức với tổng doanh thu.
* Giá vốn hàng bán:
Hay còn gọi là giá thành sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Chỉ tiêu giá vốn hàng bán biểu hiện trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Đồng thời còn ảnh hưởng đến chỉ tiêu lơị nhuận gộp trong kỳ.
So với năm 2005, năm 2006 giá vốn hàng bán giảm 82,4%, tương ứng giảm 1.996.332.980 đ. Nguyên nhân chính làm giảm giá vốn hàng bán là:
Do sản lượng trong kỳ giảm làm cho nguyên vật liệu dùng cho sản xuất đệm giảm theo. Để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn công ty cần có biện pháp khuyến khích công nhân tăng năng suất lao động, tiết kiệm vật tư và loại bỏ các loại chi phí không hợp lý khác, góp phần hạ giá thành và nâng cao lợi nhuận.
* Lợi nhuận gộp:
Là phần chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán. So với năm 2005, năm 2006 Lợi nhuận gộp tăng 128,3%, tương ứng tăng 242.708.000 đ. Mặc dù lợi nhuận gộp chỉ phản ánh được phần nào kết qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng chỉ tiêu lợi nhuận gộp tăng có ảnh hưởng tích cực đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.
* Chi phí bán hàng:
Do đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, ngoài nhiệm vụ sản xuất và kiểm soát chất lượng sản phẩm còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng là tiêu thụ sản phẩm. Chi phí bán hàng của năm 2005 là 246.715.821đ, sang năm 2006 là 143.000.712 đ như vậy đã giảm 58%, tương ứng giảm 103.715.109 đ. Nguyên nhân là do chiến lược marketing mới của công ty, giảm thiểu tối đa các chi phí không cần thiết. Đặc biệt là các sản phẩm của Công ty đã đi vào tiềm thức người tiêu dùng, được người tiêu dùng tin cậy nên phần nào doanh nghiệp đã cắt giảm được các chi phí cho quảng cáo quảng bá sản phẩm.
* Chi phí quản lý doanh nghiệp:
Là chi phí cho công tác quản lý doanh nghiệp.
So với năm 2005, năm 2006 chi phí quản lý tăng 159,9%, tương ứng tăng 345.018.751 đ.
Có thể nói chi phí quản lý là một phản mục phức tạp, nó bao gồm nhiều loại mà mỗi loại có sự phụ thuộc riêng. Có những loại chi phí theo định mức, có những loại không theo định mức. Nói chung các chi phí quản lý phụ thuộc vào cơ cấu của doanh nghiệp, bộ phận gián tiếp của công ty càng cồng kềnh, phức tạp thì chi phí quản lý càng lớn, phụ thuộc vào trình độ chuyên môn, mức độ trang bị, mức sống…
Vì vậy muốn giảm chi phí quản lý doanh nghiệp công ty cần xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, trình độ chuyên môn cao, làm việc hiệu quả sao cho với mức chi phí thấp nhất không ảnh hưởng đến công tác quản lý.
* Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh:
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ của doanh nghiệp.
So với năm 2005, năm 2006 lợi nhuận tăng 103,9 %, tương ứng tăng 1.404.358 đ. phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng hiệu quả hơn.
* Lợi nhuận từ hoạt đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status