Hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng, thặng dư xã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân của dự án đầu tư vào khai thác mỏ Felspat (Sơn Mã – Lào Cai) - pdf 12

[h2:2jmkdbmr]Download Tiểu luận Hiệu quả thương mại và tính giá trị gia tăng, thặng dư xã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế quốc dân của dự án đầu tư vào khai thác mỏ Felspat (Sơn Mã – Lào Cai) miễn phí[/h2:2jmkdbmr]



MỤC LỤC

Phần mở đầu . 3
Chương I. Cơ Sở Số Liệu . 4
Chương II. Cơ Sở Lý Luận 5
I. Khái niệm về dự án đầu tư.
II. Phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư.
III. Giá trị gia tăng & thặng dư xã hội của dự án.
IV. Phân tích dự án khi có bất trắc rủi ro
Chương III. Kết Quả Tính Toán Hiệu Quả Thương Mại, Giá Trị Gia Tăng & Thặng Dư Xã Hội Do Dự Án Đem Lại . 17
I. Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.
II. Phân tích tài chính.
Chương IV. Phân Tích Dự Án Khi Có Bất Trắc Rủi Ro (Phân Tích Độ Nhạy) . 22
Kết luận & kiến nghị 24
Bảng biểu kèm theo


[h3:2jmkdbmr]Tóm tắt nội dung:[/h3:2jmkdbmr]ó liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hay duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
Một dự án đầu tư được đề xuất phải bao gồm trọn vẹn một chu trình công nghệ đưa ra sản phẩm cuối cùng đủ khả năng độc lập thể hiện có tác dụng về thương mại và xã hội.
Chủ đầu tư của dự án:
Chủ đầu tư của dự án là người chủ sở hữu vốn, người vay vốn hay người được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý và sử dụng vốn để thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật. Chủ đầu tư có thể là nhà nước, tư nhân (cá nhân hay tập thể góp vốn của Tổng công ty trong nước hay nước ngoài).
Tổng vốn đầu tư của dự án:
Là toàn bộ nhu cầu chi phí đầu tư cho việc xác lập và vận hành dự án, bao gồm vốn cố định (Capex) và vốn lưu động ban đầu cho dự án hoạt động (Opex).
Vốn cố định: Theo quy định hiện hành của Nhà Nước, vốn cố định chính là tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm:
Chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư.
Chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư.
Chi phí thực hiện đầu tư và xây dựng.
Các chi phí khác ghi trong tổng dự toán công trình.
Vốn lưu động: Là toàn bộ chi phí cho vận hành dự án, bao gồm:
Chi phí sản xuất: Chi phí nguyên vật liệu, động lực, lương công nhân sản xuất, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bị, lãi suất vay vốn…
Chi phí lưu thông
Chi phí quản lý
Chi phí dự phòng
Hiệu quả của dự án:
Là các lợi ích về kinh tế – xã hội có thể trực tiếp đo được hay không đo được do dự án mang lại khi nó được thực thi, gồm:
Hiệu quả kinh tế: Được xác định bằng các chỉ tiêu định lượng cụ thể khi so sánh các lợi ích kinh tế có thể thu hồi được các chi phí bỏ ra như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, tỷ lệ lợi ích trên chi phí.
Hiệu quả xã hội: Được xác định bằng các chỉ tiêu định lượng và định tính về những lợi ích mà dự án mang lại trong ngắn hạn và dài hạn cho nền kinh tế, cho cộng đồng xã hội như: Tạo công ăn việc làm, cải thiện môi trường, đóng góp cho ngân sách, thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng, tăng trưởng kinh tế…
Phương pháp đánh giá hiệu quả thương mại dự án đầu tư:
Đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư:
Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế vốn đầu tư. Tuy nhiên, hai biện pháp được giới thiệu sau đây đảm bảo được tính hợp lý, đơn giản, dễ hiểu và có độ chính xác chấp nhận được.
Nhóm phương pháp giản đơn:
Đặc điểm của nhóm phương pháp này là không xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án mà chỉ dựa vào một số giai đoạn đặc trưng cho sự hoạt động bình thường (thường là 1 năm) hay một số giai đoạn tốt nhất. Hơn nữa, số liệu thu và chi đưa vào tính toán các chỉ tiêu được lấy theo giá trị danh nghĩa chưa được chiết khấu đúng như chúng biểu hiện tại thời điểm đã định trong thời gian hoạt động của dự án.
Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (Tỉ lệ lãi giản đơn):
Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn là chỉ tiêu đánh giá lượng tiền có thể bồi hoàn lại là bao nhiêu trong một năm khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư.
Công thức xác định:
R = Hoặc R= (2-1)
Trong đó:
R: Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư
R: Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn cổ phẩn
P : Lợi nhuận thực năm bình thường
Y : Lãi tiền vay trong năm bình thường
I : Tổng vốn đầu tư
E : Vốn cổ phần
Nguyên tắc sử dụng:
Nếu hệ số R, R cao hơn tỉ lệ lãi vay trên thị trường vốn hiện hành thì dự án nào có R hay R lớn nhất sẽ được chọn với điều kiện các chỉ tiêu khác bằng nhau.
Ưu nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm: Việc phân tích đơn giản vì nó thực hiện trên cơ sở các giá trị dự kiến của chi phí và lợi nhuận thực trong năm bình thường mà không cần bất kỳ một điều chỉnh nào.
Nhược điểm: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu gần đúng vì nó chỉ dựa vào số liệu của một năm mà không xét tới các năm khác của dự án. Trong thực tế rất khó tìm được một năm bình thường thay mặt một cách thỏa đáng cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án.
Thời gian thu hồi vốn:
Là số năm mà dự án tích lũy đủ số lượng tiền mặt thực để bù đắp tổng số vốn đầu tư bỏ ra.
Công thức tính:
I = (2-2)
Trong đó:
I : Tổng vốn đầu tư
T : Thời gian thu hồi vốn
P: Lợi nhuận thực tại năm t
D: Khấu hao tại năm t
Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu:
Dự án được chấp nhận khi T ≤ T giới hạn được người quyết định đầu tư chấp nhận. T giới hạn thường được xác định trên cơ sở kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu tư. Trong số các dự án đem so sánh, dự án nào có T lớn nhất sẽ được lựa chọn.
Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu
Nhược điểm: Không xem xét đến lợi nhuận của dự án sau thời hạn thu hồi vốn. Có thể bị sai lệch khi hai hay nhiều dự án có cùng tiềm lực đem so sánh nhưng thời gian phát sinh của các khoản lãi thực khác nhau. Phương pháp này chỉ chú trọng xác định doanh lợi của vốn đầu tư và không chú ý đến yếu tố thời gian của các luồng tiền mặt thu và chi trong thời hạn thu hồi vốn.
Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt:
Đặc điểm của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm đến yếu tố thời gian của đồng tiền tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả năng sinh sôi theo thời gian do lãi vay. Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ ra hôm nay sau một thời gian nào đó sẽ trở nên lớn hơn và ngược lại (giả thiết là ở đâu chưa tính đến tỷ lệ lạm phát, giảm phát hay biến đổi đầu ra và đầu vào của dự án).
Để xác định giá trị đồng tiền tại năm t nào đó trong tương lai, tính theo công thức:
FV = PV (1+r) (2-3)
Trong đó:
FV: Giá trị đồng tiền mặt tại năm t
PV: Giá trị trị đồng tiền mặt tại năm gốc t =0 (năm bắt đầu gửi tiền hay cho vay…)
r: Mức lãi ngân hàng, còn gọi là tỉ suất chiết khấu.
t: Năm cần tính toán.
Công thức này được gọi là công thức tương lai hóa đồng tiền hay chiết khấu thuận.
Trong đánh giá dự án các khoản thu nhập hay chi phí sẽ diễn ra trong tương lai nhưng lại bỏ vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại và cần đánh giá lợi nhuận tại thời điểm đó như thế nào. Vì vậy, cần quy đổi giá trị đồng tiền từ tương lai về hiện tại. Quá trình đó được gọi là quá tr


Link download cho anh em
6o2sd893whOTT2L
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status