Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp để ổn định lạm phát - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT 3
1.1. Kinh tế vĩ mô 3
1.2. Các khái niệm về lạm phát. 3
1.2.1. Khái niệm. 3
1.2.2. Đo lường lạm phát 3
1.2.3. Phân loại lạm phát 4
1.2.3.1. Căn cứ vào định lượng 4
1.2.3.2. Căn cứ vào định tính 5
1.2.4. Tác động của lạm phát 6
1.2.4.1. Tác động đến lĩnh vực sản xuất 6
1.2.4.2. Đối với lĩnh vực lưu thông 6
1.2.4.3. Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng 6
1.2.4.4. Tác động đến cán cân ngân sách – chính sách tài chính của nhà nước 7
1.2.5. Nguyên nhân gây ra lạm phát 7
1.2.5.1. Lạm phát do cầu kéo 7
1.2.5.2. Lạm phát do chi phí đẩy 8
1.2.5.3. Các nguyên nhân khác 9
1.2.6. Biện pháp khắc phục lạm phát 9
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG LẠM PHÁT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ BIỆN PHÁP ỔN ĐỊNH LẠM PHÁT. 11
2.1. Thực trạng lạm phát ở Việt Nam thời gian qua 11
2.1.1. Thực trạng 11
2.1.2. Nguyên nhân thực sự gây ra lạm phát cao ở Việt Nam 13
2.1.2.1. Cung tiền tăng quá mức 13
2.1.2.2. Nguyên nhân cung cầu hàng hóa. 13
2.1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát trong năm 2010 14
2.1.3.1. Điều chỉnh giá điện, xăng dầu và một số hàng hóa cơ bản khác 14
2.1.3.2. Ảnh hưởng của việc điều chỉnh tỷ giá 14
2.1.3.3. Hiệu ứng từ việc tăng lương tối thiểu 15
2.1.3.4. Lạm phát do yếu tố cầu kéo 15
2.1.3.5. Lạm phát từ nguyên nhân tiền tệ 15
2.1.4. Dự báo bằng mô hình định lượng: Lạm phát năm 2010 ở mức 8,7% 16
2.2. Các giải pháp ổn định lạm phát 17
CHƯƠNG 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CHO MÔN HỌC 20
KẾT LUẬN 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
PHẦN PHỤ LỤC 25

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, đặc biệt là sau khi nước ta gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO, tình hình kinh tế có nhiều điểm khởi sắc, thu lại được nhiều thành tựu to lớn.
Tuy nhiên, nền kinh tế vĩ mô còn ẩn chứa nhiều bất ổn. Trong những năm gần đây tình hình lạm phát đang diễn ra và khó kiểm soát, và đề tài lạm phát trở thành đề tài nóng trên khắp các diễn đàn. Vậy tại sao cần bình luận về lạm phát khi đã có nhiều người nói về nó. Có ba lý do:
Lý do thứ nhất, cực kỳ quan trọng là ảnh hưởng của lạm phát tới sự ổn định và công bằng xã hội.
Lý do thứ hai là cần làm sáng tỏ thêm nguyên nhân gây ra lạm phát. Từ những nguyên nhận gây nên lạm phát làm mất cân bằng xã hội chúng ta có thể tìm hiểu và hiểu rõ hơn những ảnh hưởng của lạm phát gây ra cho xã hội cho nền kinh tế nước ta.
Cuối cùng, vì đây thực sự là một vấn đề rất cần thiết cho các doanh nghiệp hiện nay, nắm bắt kịp thời những thông tin về lạm phát giúp doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh của mình phù hợp, hạn chế được những rủi ro về lãi suất, tỷ giá… Chính vì vậy, em quyết định chọn đề tài này để tìm hiểu, nghiên cứu cho chuyên đề của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
• Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về kinh tế vĩ mô nói chung và lạm phát nói riêng.
• Phân tích tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay.
• Căn cứ vào cơ sở lý luận và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng lạm phát, đề xuất giải pháp khắc phục
3. Đối tượng nghiên cứu.
Chuyên đề nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về kinh tế vĩ mô trong đó có vấn đề lạm phát.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu về tình hình lạm phát ở Việt Nam hiện nay, số liệu nghiên cứu chủ yếu trong giai đoạn 2000 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Để giải quyết vấn đề đặt ra, chuyên đề đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mac – Lênin, vận dụng trong môi trường thực tế, hiện tại.
- Kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống…dựa trên những tài liệu từ các sách báo, tạp chí chuyên ngành và một số website có uy tín để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, chuyên đề bao gồm ba chương như sau:
Chương một: Tổng quan về môn học Kinh tế vĩ mô và vấn đề lạm phát.
Chương hai: Thực trạng lạm phát ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp để ổn định lạm phát.
Chương ba: Đánh giá và nhận xét môn học.

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC KINH TẾ VĨ MÔ VÀ VẤN ĐỀ LẠM PHÁT

1.1. Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là một phân ngành của kinh tế học chuyên nghiên cứu về đặc điểm, cấu trúc và hành vi của cả một nền kinh tế nói chung. Kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô là hai lĩnh vực chung nhất của kinh tế học. Trong khi kinh tế học vi mô chủ yếu nghiên cứu về hành vi của các cá thể đơn lẻ, như công ty và cá nhân người tiêu dùng, kinh tế học vĩ mô lại nghiên cứu các chỉ tiêu cộng hưởng như GDP, tỉ lệ thất nghiệp, và các chỉ số giá cả, cán cân ngoại thương, cán cân ngân sách… để hiểu cách hoạt động của cả nền kinh tế.
Kinh tế học vĩ mô là một lĩnh vực tổng quát nhưng có hai khu vực nghiên cứu điển hình:
• Nghiên cứu nguyên nhân và hậu quả của biến động ngắn đối với thu nhập quốc gia (còn gọi là chu kỳ kinh tế)
• Nghiên cứu những yếu tố quyết định cho tăng trưởng kinh tế bền vững.
Các chuyên gia kinh tế vĩ mô phát triển các mô hình để giải thích mối quan hệ giữa các yếu tố như thu nhập quốc gia, sản lượng, tiêu dùng, thất nghiệp, lạm phát, tiết kiệm, đầu tư, buôn bán đa quốc gia và tài chính đa quốc gia. Các mô hình này và các dự báo do chúng đưa ra được cả chính phủ lẫn các tập đoàn lớn sử dụng để giúp họ phát triển và đánh giá các chính sách kinh tế và các chiến lược quản trị.
1.2. Các khái niệm về lạm phát.



wk80xWD2Mr8VIq5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status