Tiểu luận Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam - pdf 12

Download Tiểu luận Thực trạng tranh chấp thương hiệu ở Việt Nam miễn phí



Như vậy, thực tế hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm hơn đến việc đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu. Nhưng không phải tất cả các doanh nghiệp đều làm được việc này. Và vấn đề tranh chấp thương hiệu cũng xảy ra không phải là ít. Điều này không chỉ làm đau đầu chính các doanh nghiệp xảy ra tranh chấp mà các nhà chức năng cũng không thể phân giải.
Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng có thể khẳng định hai nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng nàylà:
Thứ nhất, có thể nói là do nhận thức của các doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đăng ký nhãn hiệu nói riêng và phát triển thương hiệu nói chung còn hạn chế. Họ thấy không cần đăng ký hay không có đủ thông tin, kiến thức để thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm của mình. Bên cạnh đó, việc thay đổi nhận thức của họ là việc không thể thực hiện một sớm một chiều vì từ lâu họ đã quen với việc kinh doanh mà không cần đăng ký nhãn hiệu.
Thứ hai là do nhu cầu thực tế của doanh nghiệp về sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm của mình chưa thật cấp thiết. Các doanh nghiệp kinh doanh và chế biến điều phần lớn là chế biến sản phẩm hạt điều bán thành phẩm rồi xuất khẩu, chưa đưa sản phẩm cuối cùng đến người tiêu dùng trong nước cũng như nước ngoài. Do đó, nhu cầu đăng ký nhãn hiệu chỉ thực sự cần và được chú trọng nếu doanh nghiệp có sản phẩm hoàn chỉnh để đưa ra thị trường trong và ngoài nước.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31461/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

uyền tải thông điệp tới khách hàng, có thể sử dụng hình ảnh của nhân vật là người thật.
Ví dụ: Hình ảnh ông già cầm cây gậy của dầu ăn Neptune, hình con hổ của Tiger.....
- Biểu trưng( logo):
- Khẩu hiệu( slogan)
Ví dụ: Bitis: nâng niu bàn chân Việt
Bia Hà Nội: bia của những khát khao
Prudental: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu.
- Kiểu dáng cá biệt của  hàng hóa: tự bản thân hàng hóa, sản phẩm có kiểu dáng cá biệt khiến người tiêu dùng nhớ đến nó.
Ví dụ: Iphone, Vespa, ...
-  Nhạc hiệu
Ví dụ: nhạc hiệu của Knorr, izzi…
-  Các yếu tố khác như mùi, vị, màu sắc :
Ví dụ : màu vàng của Kodak, màu xanh của Konica,…
2. Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp sẽ có lợi ích gì?
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi hàng hóa được sản xuất ra ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất ngày càng quyết liệt thì người ta càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương hiệu. Do đó các doanh nghiệp đều muốn xây dựng một thương hiệu mạnh cho riêng mình.
Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp những lợi ích rất to lớn, không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm mới, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh.
Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn đầu tư, thu hút nhân tài
Một thương hiệu mạnh không chỉ đơn thuần là một giá trị qui ra tiền. Sức mạnh của thương hiệu giúp ích cho doanh nghiệp ở rất nhiều góc độ khác nhau.
Dưới đây là một số lợi ích chính của việc xây dựng thương hiệu đối với một doanh nghiệp:
Phương tiện định dạng để đơn giản hóa việc mô tả hay phân biệt sản phẩm:
Thương hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ, là hình tượng về hàng hóa và về doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Do đó, chỉ nhìn vào những đặc điểm nhận biết của từng thương hiệu mà khách hàng có thể dễ dàng nhận ra sản phẩm mình cần, họ cũng có thể so sánh được các sản phẩm cùng loại đối với nhiều thương hiệu khác nhau.
Một sản phẩm khác biệt với các sản phẩm khác bởi các chức năng, công dụng, cũng như các dịch vụ kèm theo mà theo đó tạo ra giá trị gia tăng của giá trị sử dụng. Tuy nhiên, thương hiệu là giá trị bên ngoài để nhận dạng sự khác biệt đó. Thường thì mỗi loại hàng hóa hay mỗi tập hợp hàng hóa được định vị cụ thể sẽ có những khác biệt cơ bản về công dụng hay chức năng chủ yếu và chúng thường mang những thương hiệu nhất định phụ thuộc vào chiến lược của doanh nghiệp. Vì thế chính thương hiệu đã tạo ra sự khác biệt dễ nhận thấy trong quá trình phát triển của một tập hay một dòng sản phẩm.
Xây dựng thương hiệu giúp cho khách hàng nhanh chóng định dạng được sản phẩm và đơn giản hóa việc mô tả sản phẩm hay phân biệt nhiều sản phẩm với nhau.
Phương tiện hợp pháp để bảo vệ những đặc tính độc đáo của sản phẩm:
Xây dựng thương hiệu tức là doanh nghiệp đã phải đi đăng kí để xác lập quyền bảo hộ hợp pháp cho thương hiệu của mình. Xác lập quyền bảo hộ không phải là cho thương hiệu mà là cho các thành tố của thương hiệu như là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp....Để thương hiệu được bảo hộ thì nó phải có tính mới, độc đáo, khác biệt hẳn với những đặc tính của các sản phẩm hay dịch vụ cùng loại trên thị trường. Và khi đã xây dựng được thương hiệu thì các chức năng độc đáo của sản phẩm/dịch vụ sẽ luôn được pháp luật bảo vệ trước hàng nhái, hàng kém chất lượng khác.
Dấu hiệu về cấp độ chất lượng đối với người tiêu dùng:
Tùy vào từng thương hiệu mà người tiêu dùng có thể đánh giá được chất lượng hay chức năng của sản phẩm mà họ định tiêu dùng. Có người thì có khả năng tiêu xài những đồ xa xỉ nhưng có người thì tiêu dùng hàng giá rẻ với chất lượng kém hơn.
Ví dụ như có những người sành điệu chỉ thích dùng điện thoại đắt tiền thì tìm đến Apple, Vertu, Sony Ericsion, Hitech…Hay có những người chỉ dùng loại bình dân thì tìm Nokia, Samsung, LG,..Và nhiều người chỉ dùng điện thoại giá rẻ thì tìm đến các thương hiệu như F-mobile, JVJ, Mobell…
Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường. Bằng cách tạo ra những thương hiệu cá biệt, doanh nghiệp đã thu hút được sự chú ý của khách hàng hiện hữu cũng như tiềm năng cho từng chủng loại hàng hóa. Và như thế, với từng chủng loại hàng hóa cụ thể mang những thương hiệu cụ thể sẽ tương ứng với những tập khách hàng nhất định. Thật ra thì thương hiệu không trực tiếp phân đoạn thị trường mà chính quá trình phân đoạn thị trường đã đòi hỏi cần có thương hiệu phù hợp với từng phân đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của người tiêu dùng, thông qua thương hiệu để nhận biết các phân đoạn của thị trường.
Phương tiện cung cấp cho sản phẩm những liên kết độc đáo:
Mỗi thương hiệu đều có vị trí riêng trong tâm trí khách hàng, nó sẽ tạo nên một liên kết là những dòng sản phẩm riêng biệt cho khách hàng. Sản phẩm này phát triển mạnh, được đánh giá cao thì sẽ kéo theo niềm tin vào những sản phẩm đi kèm theo sau nó.
Thương hiệu còn thể hiện cá tính, địa vị, phong cách sống của người sử dụng, giúp thỏa mãn các nhu cầu về tinh thần của họ, là thứ mà người tiêu dùng sẵn sàng trả thêm một khoản tiền xứng đáng để có được thương hiệu mong muốn.
Nguồn lợi thế cạnh tranh:
Xây dựng được một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu của thị trường đối với sản phẩm, các chương trình bán hàng hay các hoạt động kinh doanh khác. Tạo được các thế mạnh khi tiến hành thương lượng với các nhà cung ứng, nhà phân phối về mặt giá cả, về cách thanh toán, vận tải,...
Thương hiệu mạnh chắc chắn sẽ tạo ra nội lực cao, mang lại nhiều lợi nhuận và không bị tồn hàng. Do đó thương hiệu mạnh giúp tạo uy tín cho nhà phân phối. Hơn thế nữa, thương hiệu mạnh giúp nhà phân phối dễ dàng bán kèm các loại hàng hóa khác cho các đại lý hay điểm bán lẻ. Cho nên, khi doanh nghiệp chú ý vào việc xây dựng thương hiệu thì cũng chính là doanh nghiệp đang thu hút các nhà phân phối cho sản phẩm của doanh nghiệp mình, tạo được niềm tin cùng hợp tác phát triển với các nhà phân phối sản phẩm.
Doanh nghiệp xây dựng được thương hiệu mạnh với thị phần lớn, mức độ hiện diện lớn sẽ nâng cao hiệu quả của các hoạt động tiếp thị, giúp giảm chi phí tiếp thị trên mỗi sản phẩm. Thương hiệu mạnh sẽ dễ dàng được hưởng các ưu đãi từ các kênh truyền thông đại chúng bởi vì họ đã xem doanh nghiệp là có tiềm năng hợp tác lâu dài và có thể đạt lợi ích cao ở hiện tại và trong tương lai.
Nguồn hoàn vốn tài chính :
Thương hiệu luôn là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Xây dựng được thương hiệu mạnh cũng chính là giúp nâng cao giá trị tài sản vô hìn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status