Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thiên Sơn - pdf 12

Download Chuyên đề Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty TNHH Thiên Sơn miễn phí



Qua kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007- 2010 nhìn chung Công ty TNHH Thiên Sơn là một công ty làm ăn có hiệu quả, chủ động tìm kiếm bạn hang, tạo được uy tín và lòng tin với khách hàng, đáp ứng được các tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm, củng cố được mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm có uy tín trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.
Đồng thời công ty cũng không ngừng nắm bắt và kịp thời đáp ứng nhu cầu của khách hàng điều chỉnh công nghệ hợp lý tạo ra sản phẩm ngày càng có chất lượng cao và ổn định.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31384/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

người lãnh đạo tổ chức phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa bộ phận trực tuyến với bộ phận chức năng.
* Điều kiện áp dụng :
Môi trường phải ổn định mọi vấn đề thuộc về thủ trưởng đơn vị, tuy nhiên có sự giúp đỡ của các lãnh đạo chức năng, các chuyên gia. Từ đó cùng dự thảo ra các quyết định cho các vấn đề phức tạp để đưa xuống cho người thực hiện và người thực hiện chỉ nhận mệnh lệnh của người lãnh đạo doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ cơ cấu theo kiểu trực tuyến - chức năng.
Lãnh đạo cấp 1
Người lđ c.năng C
Người lđ c.năng B
Người lđ c.năng A
Người lđ c.năng B
Người lđ c.năng A
Lãnh đạo cấp 2
Người lđ c.năng C
Đối tượng qlý 1
Đối tượng qlý 3
Đối tượng qlý 2
* Đặc điểm :
+ Lãnh đạo các phòng chức năng làm nhiệm vụ tham mưu, giúp việc, theo dõi, đề xuất, kiểm tra, tư vấn cho thủ trưởng nhưng không có quyền ra quyết định cho các bộ phận, đơn vị sản xuất.
+ Ý kiến của lãnh đạo các phòng chức năng đối với các đơn vị sản xuất chỉ có tính chất tư vấn về mặt nghiệp vụ, các đơn vị nhận mệnh lệnh trực tiếp từ thủ trưởng đơn vị, quyền quyết định thuộc về thủ trưởng đơn vị sau khi đã tham khảo ý kiến các phòng chức năng.
- Ưu điểm:
+ Thực hiện được chế độ một thủ trưởng.
+ Tận dụng được các chuyên gia
+ Khắc phục được nhược điểm của cơ cấu trực tiếp và cơ cấu chức năng nếu để riêng
- Nhược điểm:
+ Số lượng người tham mưu cho giám đốc sẽ nhiều, gây lãng phí nếu các phòng không được tổ chức hợp lý.
+ Phải giải quyết những mâu thuẫn rất trái ngược nhau của các bộ phận chức năng nên phải họp nhiều. Tuy vậy, do cơ cấu này có quá nhiều ưu điểm nên nó được áp dụng trong cơ chế hiện nay.
1.3.4. Cơ cấu tổ chức kiểm ma trận.
* Đặc điểm: Khi thực hiện một dự án sẽ cử ra một chủ nhiệm dự án, các phòng chức năng cử ra một cán bộ tương ứng. Khi dự án kết thúc người nào trở về công việc của người đó.
- Ưu điểm:
+ Cơ cấu này có chức năng động cao dễ di chuyển các cán bộ có năng lực để thực hiện các dự án khác nhau.
+ Sử dụng cán bộ có hiệu quả, tận dụng được cán bộ có chuyên môn cao, giảm cồng kềnh cho bộ máy quản lý doanh nghiệp.
- Nhược điểm :
+ Hay xảy ra mâu thuẫn giữa người lãnh đạo dự án và người lãnh đạo chức năng, do đó phải có tinh thần hợp tác cao.
+ Cơ cấu này thường chỉ áp dụng đối với các mục tiêu ngắn hạn và trung hạn.
Sơ đồ 1.4 : Cơ cấu tổ chức kiểu ma trận
F: Các phòng chức năng
O: Các sản phẩm, dự án, các công trình.
1.3.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn.
Mô hình này thường được cấu tạo bởi: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc, 07 phòng ban chức năng, và các phòng ban có nhiệm vụ:
- Phòng kinh doanh: Đảm nhận các khâu có liên quan đến thị trường vật tư, xuất nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm.
- Phòng điều hành sản xuất: Vạch ra kế hoạch sản xuất, định mức lao động quản lý sản xuất, lượng sản phẩm, công nghệ kiểm tra phục vụ sản xuất
- Phòng kế hoạch - tài chính: Phụ trách mạng tài chính, thống kê, hạch toán kế toán, kiểm kê tài sản, kiểm tra tiền lương.
- Phòng nội chính: Tuyển dụng, sa thải, quản lý nhân viên, bảo vệ doanh nghiệp, lo hành chính, đời sống, y tế.
- Các phòng chức năng khác: Chuẩn bị các quyết định theo yêu cầu được giao. Theo dõi, hướng dẫn các phân xưởng, các bộ phận sản xuất.
Sơ đồ 1.5: Cơ cấu bộ máy quản lý doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
TRONG CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN.
Nhằm đáp ứng nhu cầu và nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng vật liệu xây dựng trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung. Công ty TNHH Thiên Sơn là công ty TNHH có 02 thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và mở tài khoản tại Ngân hàng theo quy định của pháp luật Việt Nam chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng trong địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói riêng và cả nước nói chung với mục đích trở thành Công ty hàng đầu về chất lượng trong lĩnh vực vật liệu xây dựng
Tên Công ty: CÔNG TY TNHH THIÊN SƠN
Địa chỉ: Xóm 18, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Điện thoại: 027 3812 565
Vốn điều lệ: 8.500.000.000VND (tám tỷ năm trăm triệu đồng), trong đó:
Ông Thái Phong Nhã góp 4.335.000.000 VNĐ, chiếm 51% vốn điều lệ.
Bà Bùi Thị Hiền Hải góp 4.165.000.000 VNĐ, chiếm 49% vốn điều lệ;
Giấy đăng ký kinh doanh số 5000281335, đăng ký lại lần thứ I ngày 18 tháng 8 năm 2009.
Người thay mặt theo pháp luật: Ông Đỗ Văn Phong.
Chức vụ: Giám đốc Công ty.
Sinh năm: 1960; Dân tộc: Kinh; Quốc tịch: Việt Nam.
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Phố Trung Thành, thị trấn Chợ Chu, huyện Định Hoá, tỉnh Thái Nguyên.
Chỗ ở hiện tại: Tổ 18, phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Công ty chuyên sản xuất cung cấp các sản phẩm vật liệu xây dựng khác nhau. Từ bê tông thương phẩm đến các mặt hàng đá xây dựng. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng sản phẩm có chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh nhất, Công ty đã kết hợp sức mạnh về kinh nghiệm và tính chuyên nghiệp của công nhân lành nghề, cán bộ công nhân kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh nhất
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Thiên Sơn
Công ty TNHH Thiên Sơn được thành lập vào năm 2007, dựa trên cơ sở mua lại trụ sở, văn phòng và các trang thiết bị máy móc của Phân xưởng khai thác đá - Công ty phát triển công nghiệp Tuyên Quang. Thời điểm mới đi vào hoạt động, Công ty còn gặp nhiều khó khăn về các thủ tục xin phép khai thác mỏ, tổ chức sản xuất, đầu ra của sản phẩm. Sau gần 5 năm đi vào hoạt động, công ty hiện đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường sản xuất và cung cấp đá xây dựng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh lân cận như Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái … đã thu hút được các lao động có tay nghề cao về làm việc cho Công ty.
Chủ trương và đường lối phát triển trong giai đoạn 2010 - 2015 của công ty là tiếp tục phát triển quy mô sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm, mở rộng thị trường nhằm đưa công ty phát triển thêm một bước mới. Tạo đà cho quá trình chuyển đổi sản xuất đa ngành nghề và tăng thu nhập cho người lao động và Công ty.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Công ty TNHH Thiên Sơn
2.1.2.1. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty.
Mỗi doanh nghiệp có một cách tổ chức bộ máy riêng của mình phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Với tính chất ngành nghề, đặc tính sản phẩm, công ty đã xây dựng mô hình tổ chức bộ máy quản lý của mình như sau:
Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Thiên Sơn
Hội đồng thành viên
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
KH - KT
Phòng
TC – LĐ - HC
Phòng
TC – KT
Phòng
TC – LĐ - HC
Phòng
TC – LĐ - HC
Xưởng
cơ khí
Xưởng
chế biến đá
Công trường khai thác
Mô hình tổ ch...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status