Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP - pdf 12

Download Luận văn Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm TOCONTAP miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN I: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2
I. Doanh nghiệp và vấn đề cạnh tranh của doanh nghiệp 2
1. Doanh nghiệp và môi trường kinh doanh 2
2. Sự cần thiết phải cạnh tranh 4
3. Khái niệm, các nhân tố cấu thành và vai trò của cạnh tranh 4
4. Các loại hình cạnh tranh 6
5. Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp 9
II. Nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13
1. Khái niệm và các yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 13
2. Các chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 15
3. Các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp 17
4. Tính tất yếu khách quan của việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và của công ty TOCONTAP nói riêng 23
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TOCONTAP 28
I. Giới thiệu về công ty 28
1. Quá trình hình thành và phát triển 28
2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty 29
II. Phân tích, đánh giá kết quả cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty trong thời gian qua 35
1. Tình hình cạnh tranh của công ty 35
2. Kết quả cạnh tranh của công ty 42
3. Đánh giá khả năng cạnh tranh của công ty 52
PHẦN III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TOCONTAP 55
I. Phương hướng phát triển kinh doanh của công ty trong những năm tới 55
1. Về thị trường 56
2. Về quản lý 57
II. Các giải pháp vi mô
1. Tăng cường nghiên cứu và xây dựng một chiến lược thị trường toàn diện, mở rộng cách thức thâm nhập thị trường 57
2. Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh 62
3. Lựa chọn mặt hàng chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm và đa dạng hoá các mặt hàng sản xuất kinh doanh 65
4. Đẩy mạnh hỗ trợ tiêu thụ để tạo thế cạnh tranh mới 69
5. Nâng cao trình độ sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình hoạt động kinh doanh 71
6. Một số giải pháp khác 75
III. Các giải pháp vĩ mô 77
1. Chính sách về xuất nhập khẩu 77
2. Chính sách thuế 78
3. Chính sách tỷ giá 78
4. Chính sách tín dụng 79
KẾT LUẬN 81
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32487/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

nh XNK các thiết bị máy móc điện, công cụ cầm tay, dây điện và cáp điện, bóng đèn, thiết bị văn phòng, gia đình và các sản phẩm văn hóa như máy quay phim, máy ảnh, các loại băng hình, băng ghi âm, phim kỹ thuật, các sản phẩm bảo vệ sức khoẻ.
Phòng XNK 6: Chuyên kinh doanh XNK các mặt hàng nông sản, các loại rau quả, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, các thiết bị y tế, các máy móc công nghiệp, các loại giày dép da và giả da, xe ôtô các loại.
Phòng XNK 7: Chuyên kinh doanh XNK các sản phẩm mây tre đan, gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, thảm len và đay, các vật trang trí, các loại bột ngũ cốc và thực phẩm (bơ, sữa, đồ hộp... ), các thiết bị cho giáo dục và các thiết bị công cụ xây dựng...
Các phòng kinh doanh có nhiệm vụ trực tiếp thực hiện các phương án kinh doanh , ký kết hợp đồng, hoàn thành chỉ tiêu kim ngạch được giao. Lãnh đạo mỗi phòng là một trưởng phòng, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng mình trước tổng giám đốc công ty.
Ngoài ra công ty còn có nhiều văn phòng thay mặt ở trong nước cũng như ở nước ngoài để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch, buôn bán và thăm dò thị trường. Công ty có các chi nhánh sau:
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Chi nhánh TOCONTAP tại thành phố Hải Phòng.
- Một số văn phòng thay mặt ở nước ngoài như CHLB Đức, CHLB Nga, Hungary, Séc…
- Xí nghiệp liên doanh sản xuất chổi quét sơn và con lăn tường giữa TOCONTAP và Canada gọi tắt là TOCAN.
II. Phân Tích, đánh gIá kết qủa cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của công ty trong thờI gIan qua
1.Tình hình cạnh tranh của công ty
1.1. Thuận lợi và khó khăn
1.1.1. Khó khăn
a. Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường thế giới
Một tất yếu là hoạt động của các công ty XNK phụ thuộc rất lớn vào thị trường nước ngoài. Bởi vậy nó khó khăn phức tạp và cũng chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro hơn rất nhiều so với hoạt động kinh doanh ở thị trường trong nước. Mặt khác, các nước trên thế giới đều nhận thức được vai trò quan trọng của hoạt động thương mại quốc tế đối với sự phát triển quốc gia và ngày càng có nhiều biện pháp để tăng cường hoạt động này. Thị trường quốc tế càng mở rộng, càng tự do thì cùng với nó là sự cạnh tranh càng cao, số lượng các đối thủ cạnh tranh càng lớn. Các công ty xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó có TOCONTAP vì thế phải đương đầu với rất nhiều thách thức.
b. Sự cạnh tranh ngày càng tăng của các doanh nghiệp trong nước
Trước đây TOCONTAP là đầu mối xuất khẩu của cả nước, làm trung gian xuất nhập khẩu cho các doanh nghiệp trong nước không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp và các mặt hàng được phân bổ qua cho từng đơn vị cụ thể nên không có sự cạnh tranh. Hiện nay, khi thị trường mở cửa, có rất nhiều doanh nghiệp cũng nhảy vào kinh doanh xuất nhập khẩu. Không ít trường hợp bạn hàng cũ của TOCONTAP nay lại là đối thủ cạnh tranh của công ty và những hiểu biết quá rõ của họ về thị trường, về cách thức kinh doanh của công ty đôi khi lại là một bất lợi lớn.
Cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước cũng ngày càng gia tăng. Sự cạnh tranh này thực ra là có nhiều mặt tích cực như thúc đẩy các đơn vị sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm, song mặt trái của nó là gây ra hiện tượng các công ty vì muốn thu hút khách hàng nên bán phá giá, bán tống bán tháo cả những mặt hàng có chất lượng không cao. Việc này gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng cho công ty. Khi công ty nhận xuất những lô hàng như vậy thì chính uy tín của công ty bị ảnh hưởng vì khách hàng họ không biết do cơ sở nào sản xuất nhưng là do TOCONTAP chịu trách nhiệm xuất sang cho họ. Không ít các trường hợp là các khách hàng phàn nàn, khiếu nại do chất lượng hàng không đáp ứng được yêu cầu của họ. Trong trường hợp này các công ty xuất khẩu là những người chịu thiệt thòi.
Ngoài ra, cũng do chính sách đổi mới thì rất nhiều các doanh nghiệp sản xuất được trao quyền tự chủ trong việc xuất nhập khẩu. Họ có thể tự xuất khẩu những hàng hoá họ làm ra mà không cần thông qua trung gian như TOCONTAP vì vậy muốn phát triển thì các cán bộ kinh doanh của công ty phải tự mình lựa chọn các mối hàng, tìm nguồn hàng, thiết lập quan hệ bạn hàng lâu dài với các khách hàng ngoài nước.
c. Chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước còn nhiều bất cập
Đây là một khó khăn đặt ra cho công ty từ phía Nhà nước. Chính sách xuất nhập khẩu của Nhà nước thay đổi liên tục làm cho các Công ty rất khó khăn để thích nghi. Các văn bản pháp quy của Nhà nước đề ra nhiều khi không phù hợp với thực tế của việc xuất khẩu và không mang tính chiến lược lâu dài và ổn định. Nhiều văn bản, Nghị quyết ra đời trong vòng một tháng đã bị huỷ bỏ và thay thế bằng văn bản khác. Điều tai hại hơn là nhiều khi các văn bản, quyết định sau đi ngược lại hay phủ nhận các văn bản, quyết định ra đời trước làm cho công ty hết sức lúng túng trong việc thực hiện. Đã có trường hợp công ty ký kết hợp đồng xuất khẩu với nước ngoài dựa trên một Quyết định của Nhà nước nhưng khi thực hiện hợp đồng thì Quyết định này bị thay đổi và các giấy tờ lúc đó lại không được các đơn vị xét duyệt chấp nhận. Như vậy rất lãng phí thời gian, công sức vì phải rất vất vả và khó khăn mới có thể ký được một hợp đồng thì phía ra lại tự gây khó khăn cho ta làm cho hợp đồng không thể thực hiện được.
Ngoài ra về mặt hành chính hiện nay, để xuất nhập khẩu được một lô hàng thì phải qua rất nhiều cửa. Để lập được một bộ chứng từ đầy đủ cho việc xuất khẩu lô hàng đi thì phải mất rất nhiều thời gian và công sức. Rõ ràng một bộ máy cồng kềnh như vậy đã gây bất lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu nói chung trong đó có TOCONTAP.
d. Tư duy kinh doanh kiểu bao cấp còn nặng nề
Ngoài nguyên nhân khách quan như đã nêu ở trên, không thể phủ nhận được những khó khăn xuất phát từ chính bản thân công ty, đó là tư duy kinh doanh còn mang nặng tính bao cấp của thời kì trước.
Nếu như trước đây, cơ chế kế hoạch hoá tập trung đã phát huy hiệu quả trong cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc thì đến nay, cơ chế này đã trở nên lỗi thời, bộc lộ hàng loạt các khuyết điểm và là trở ngại lớn đối với hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và TOCONTAP nói riêng.
Nhìn lại cung cách làm ăn của thời bao cấp với việc thực hiện chế độ “thu bù chênh lệch ngoại thương”, các khoản được coi là lãi phải nộp vào ngân sách Nhà nước; các khoản lỗ thì lại được Nhà nước bù, hạch toán kinh tế chỉ mang tính chất hình thức. Kiểu làm ăn đó hoàn toàn không đem lại hiệu quả không thể phù hợp được với tình hình kinh doanh hiện nay, nhưng thật đáng tiếc do duy trì quá lâu nên cách làm ăn này đã ăn sâu vào tiềm thức của cả một thế hệ, để thay đổi được chúng quả là hết sức khó khăn.
1.1.2. Thuận lợi
a. Xu hướng hội nhập của Việt nam vào cộng đồng quốc tế
Ngày nay xu hướng quốc tế hoá đang diễn ra với qui mô ngày càng lớn, tốc độ ngày càng cao trong mọi lĩnh vực đã l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status