Báo cáo Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch của Trung tâm lữ hành quốc tế Hà Nội srartour - pdf 12

Download Báo cáo Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch của Trung tâm lữ hành quốc tế Hà Nội srartour miễn phí



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ TRUNG TÂM LỮ HÀNH QUỐC TẾ HÀ NỘI STARTOUR 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm lữ hành Quốc tế Hà Nội Startour 3
1.2. Chiến lược, cơ cấu tổ chức quyền hạn và trách nhiệm của Trung Trung tâm lữ hành Quốc tế Hà Nội Startour. 3
1.2.1. Chiến lược kinh doanh của Trung tâm. 3
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm. 4
1.2.3. Trách nhiệm và quyền hanh của Trung tâm lữ hành Quốc tế Hà Nội Startour. 7
1.2.4.Vốn - cơ sở vật chất kỹ thuật. 8
1.2.5. Sản phẩm của Trung tâm. 8
1.2.6. Thị trường khách . 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH CỦA TRUNG TÂM. 12
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của Trung tâm. 12
2.1.1. Hiệu quả kinh doanh chuyến du lịch nói chung. 12
2.1.2. Hiệu quả kinh doanh của Trung tâm từ năm 2001 - 2003 như sau (H) 13
2.1.3. Doanh thu bình quân một ngày khách qua các năm (D) 15
2.1.4. Chi phí trung bình một ngày khách. (C) 15
2.1.5. Lợi nhuận trung bình một ngày khách (2) 16
2.1.6. Năng suất lao động bình quân. 16
2.1.7. Thị phần của doanh nghiệp. 17
2.1.8. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn của Trung tâm (LV) 18
2.1.9. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (LD) 18
2.1.10. Số vòng quay của toàn bộ tài sản (N) 18
2.2. Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch cho khách nước ngoài đến tham quan Việt Nam, chương trình du lịch cho người Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch nước ngoài, chương trình du lịch nội địa. 19
2.2.1. Hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch cho từng thị trường khách. 22
2.2.2. Doanh thu bình quân mỗi ngày khách. 23
2.2.3. Số ngày khách trung bình của một chương trình du lịch. 24
2.2.4. Lợi nhuận trung bình một ngày. 25
2.2.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. 26
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI TRUNG TÂM LỮ HÀNH QUỐC TẾ HÀ NỘI STARTOUR. 30
3.1. Kế hoạch hoá hoạt động kinh doanh. 30
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. 31
3.2.1. Chính sách Marketing. 31
3.2.1.1. Chính sách sản phẩm. 31
3.2.1.2. Chính sách phân phối. 33
KẾT LUẬN 35
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32404/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch Việt Nam.
Trong 2 năm vừa qua 2002, 2003 Trung tâm mới quan tâm đến loại khách này nên đã nghiên cứu thị trường và xây dựng cho người Việt Nam, người nước ngoài đi du lịch Việt Nam. Các chương trình chủ yếu là tham quan và tắm biển, giá trung bình như năm 2001? là 15 USD/ ngày khách, đạt doanh thu 23200 USD, một số chương trình của Trung tâm như Hà Nội - Ninh Bình - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh 4 ngày 3 đêm giá trung bình 15 USD/ ngày khách.
* Các dịch vụ khác.
- Dịch vụ VISA, hộ chiếu, vé máy bay.
- Dịch vụ cho thuê xe du lịch từ 4 - 45 chỗ.
- Đăng ký đặt chỗ trong khách sạn, nhà hàng…
1.2.6. Thị trường khách .
Trung tâm lữ hành Quốc tế Hà Nội Startour kí hợp đồng vận chuyển các loại khách du lịch: khách du lịch nước ngoài vào thăm quan du lịch Việt Nam, khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài, khách Việt Nam đi du lịch trong nước và vận chuyển từng phần chương trình du lịch. Có thể nói thị trường khách của Trung tâm rất rộng lớn đặc biệt là khách nước ngoài. Trung tâm có uy tín trên thị trường quốc tế trong nhiều năm qua. Các thị trường khách chính của Trung tâm là pháp, Italia, Bồ Đào Nha, Anh, Mỹ…Trong đó khách Pháp chiếm khoảng 65% lượng khách của Công ty. Khách đến với Trung tâm chủ yếu thông qua các hãng gửi khách ở nước ngoài. Hiện tại Trung tâm không có văn phòng thay mặt ở nước ngoài, hoạt động nghiên cứu thị trường do các Trung tâm nước ngoài thực hiện, họ thu gom khách và gửi cho Trung tâm thực hiện. Tuy nhiên hoạt động tuyên truyền quảng cáo và hợp tác quốc tế của Trung tâm vẫn thường xuyên và chất lượng hơn. Trung tâm luôn quảng cáo sản phẩm của mình trên các báo, tạp chí có uy tín trên thế giới, tích cực tham gia các hội chợ quốc tế để tạo lập quan hệ.
Khách du lịch nội địa và khách đi du lịch nước ngoài của Trung tâm còn ít, khách đến với Trung tâm phần lớn là do họ tự đến và do sự quen biết của bạn bè, người thân. Trung tâm ít quảng cáo ở trong nước, lượng khách này chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số khách, khoảng 18%.
Nếu thống kê số lượng khách quốc tế theo 7 thị trường chủ yếu ta có bảng sau.
Bảng1.1: Số lượng khách của Trung tâm theo quốc gia,
Đơn vị: lượt khách
Năm
thị trường
2001
2002
2003
Pháp
3403
4114
4640
Thuỵ Điển
150
210
372
Nhật
247
284
365
Anh
49
162
209
Tây Ban Nha
256
672
676
Mỹ
78
190
256
Đức
612
656
714
Nguồn: Trích từ báo cáo hàng năm của Trung tâm.
Ta thấy, khách Pháp vẫn là thị trường lớn nhất của Trung tâm chiếm hơn 65% tổng số khách của Công ty, các thị trường khác như Anh, Mỹ, Tây Ban Nha…chiếm tỷ lệ nhỏ và thường biến động qua các năm. Nhìn chung khách ở các thị trường này đều tăng mạnh mẽ, thể hiện tiềm năng kinh doanh của Trung tâm.
Chương 2: Thực trạng hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của trung tâm.
2.1. Thực trạng hoạt động kinh doanh chương trình du lịch của Trung tâm.
Trung tâm lữ hành Quốc tế Hà Nội Startour mới thành lập từ năm 1994 nhưng nó đã chứng tỏ được khả năng cạnh tranh cao trên thị trường, với lợi thế là một Trung tâm được trực thuộc tổng đầu tư thương mại và dịch vụ Thắng Lợi thừa hưởng những mối quan hệ đã có được tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao nên đã phát huy được thế mạnh của một doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm đã đóng góp vào ngân sách Nhà nước hàng tỷ đồng và đảm bảo đời sống người lao động ở mức thu nhập cao. Để chứng minh điều đó em phân tích hiệu quả kinh doanh theo hướng sau:
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh chương trình du lịch nói chung.
- Đánh giá hiệu quả kinh doanh từng loại chương trình du lịch
2.1.1. Hiệu quả kinh doanh chuyến du lịch nói chung.
Từ năm 2001 nền kinh tế nước ta và thế giới có những biến động không ngừng cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đã làm cho nền kinh tế một số nước bị suy thoái điểm nổi bật là chỉ số GDP giảm sút đồng tiền Bản địabị mất giá, đời sống người dân gặp khó khăn, tình hình xã hội có những biến động phức tạp, Ban đầu các nhà kinh tế cho rằng Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhưng sau đó cơn lốc đã lan sang Việt Nam, bởi vì nền kinh tế vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. Xét riêng về ngành du lịch, chất lượng khách quốc tế vào Việt Nam tăng qua các năm 2000 là 1,7 triệu lượt khách, năm 2001 là 1,52 triệu, năm 2002 là 1,72 triệu lượt khách, cho đến nay nền kinh tế khu vực đã phục hồi trở lại nguồn khách du lịch vào Việt Nam tăng đáng kể, năm 2003 đón được 2,14 triệu khách quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Trung tâm đã có những kế hoạch kinh doanh trong vấn đề tổ chức, thị trường để tăng cường thu hút khách, kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm từ năm 2001 đến 2003 như sau:
Bảng 2.1: Kết quả kinh doanh từ năm 2001 - 2003
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận
2001
59,190
54,07
5,12
2002
57,625
51,498
6,127
2003
67,953
60,135
7,81
Nguồn: Trích từ báo cáo tổng kết hàng năm của Trung tâm
2.1.2. Hiệu quả kinh doanh của Trung tâm từ năm 2001 - 2003 như sau (H)
H (2001) = = 1,07
H(2002) = = 1,12
H ( 2003) = = 1,13
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Trung tâm đạt hiệu quả cao kinh doanh phát triển và ổn định, năm 2001 hiệu quả kinh tế là 1,07, năm 2002 là 1,12 năm 2003 là 1,13. Doanh thu đã bù đắp được chi phí và có lãi năm 2002 doanh thu và chi phí đều giảm so với Trung tâm, mà chủ yếu ở đây là do tỷ giá hối đoái và giá cả chương trình. Vì xét về doanh thu bằng ngoại tệ thì con số này vẫn tăng. Mặt khác doanh nghiệp quan hệ tốt với nhà cung cấp nên được ưu tiên làm cho giá thành giảm và lợi nhuận đã tăng một tỷ đồng so với năm 2001.
Hoạt động kinh doanh chủ yếu của Trung tâm lữ hành Quốc tế Hà Nội Startour là kinh doanh lữ hành quốc tế, các chương trình du lịch của Trung tâm có lượng khách đông, thời gian du lịch dài, Trung tâm ít quan tâm đến số lượng khách. Khách đến với Trung tâm thường là khách có thu nhập cao hay bậc trung lưu. Trung tâm luôn xác định thị trường luôn và khâu đầu tiên là khâu quan trọng chi phối các hoạt động tiếp theo của hoạt động kinh doanh của Trung tâm. Vì đó việc chiếm lĩnh thị trường đã trở thành sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp dưới nhiều hình thức, Trung tâm có sự đầu tư hợp lý cho công tác tuyên truyền, quảng cáo để thu hút khách. Trung tâm đã tham gia hội chợ quốc tế lớn như hội chợ Paris, hội chợ Đức, hội chợ Italia..Trung tâm đều cử cán bộ tham gia hội chợ nhằm tăng cường hợp tác chặt chẽ với bạn hàng quan biết, đồng thời thiết lập mối quan hệ với các bạn hàng mới. Trong nước Trung tâm cũng tham gia các hội chợ, các sự kiện mà ngành tổ chức, hàng năm Trung tâm vẫn tăng cường phát hành các ấn phẩm quảng cáo như tập gấp, bản đồ quảng cáo, sách mảng giới thiệu về các chương trình du lịch, các điểm du lịch, quảng cáo trên các báo, tạp chí có uy tín ở nước ngoài, làm các quà lưu niệm như: áo, mũ, túi xách..tặng cho khách.
Tình hình khai thác khách của Trung tâm từ năm 2001 - 2003 như sau:
Bảng 2.2: Tình hình khai thác khách từ 2001-2003
Năm
Lượng khách
Ngày khách (ngày)
Thời gian lưu lại trung bình (ngày khách)
2001...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status