Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực với mục tiêu tạo động lực làm việc cho ngưòi lao động tại Khách sạn NIKKO Hà Nội - pdf 12

Download Chuyên đề Thực trạng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực với mục tiêu tạo động lực làm việc cho ngưòi lao động tại Khách sạn NIKKO Hà Nội miễn phí



 
MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
NỘI DUNG 4
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4
1.1. Một số khái niệm 4
1.1.1. Khái niệm về khách sạn 4
1.1.2. Khái niệm hoạt động kinh doanh khách sạn và đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn 4
1.2. Quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp Khách sạn 8
1.2.1. Khái niệm về quản lý nhân lực trong các doanh nghiệp Khách sạn 8
1.2.2. Nội dung của công tác quản lý nhân lực 8
1.3. Đông lực làm việc 20
1.3.1. Lý thuyết về động lực 20
1.3.2. Các phương pháp tạo động lực 25
1.4. Sự tác động của công tác quản lý nhân lực tới việc tạo động lực làm việc cho người lao động trong các doanh nghiệp Khách sạn 28
1.4.1. Tác động của công tác tuyển dụng tới việc tạo động lực làm việc cho người lao động 28
1.4.2. Tác động của công tác sắp xếp, bố trí nhân lực với việc tạo động lực làm việc cho người lao động 29
1.4.3. Tác động của công tác đánh giá nhân lực tới việc tạo động lực làm việc cho người lao động 30
1.4.4. Tác động của công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tới việc tạo động lực cho người lao động 31
1.4.5. Tác động của công tác trả lương và đãi ngộ tới việc tạo động lực làm việc cho người lao động 31
1.5. ý nghĩa của tạo động lực 32
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC VÀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ TỚI VIỆC TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI 34
2.1. Giới thiệu về Khách sạn Nikko Hà Nội 34
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 34
2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Khách sạn Nikko Hà Nội 35
2.1.3. Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Khách sạn Nikko Hà Nội 39
2.1.4. Đặc điểm nguồn khách của Khách sạn Nikko Hà Nội 44
2.1.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn Nikko Hà Nội 49
2.2. Thực trạng công tác quản lý nhân lực và sự tác động của nó tới việc tạo động lực cho người lao động 53
2.2.1. Giới thiệu về đội ngũ nhân lực tại Khách sạn Nikko Hà Nội 53
2.2.2. Công tác tuyển chọn, sắp xếp nhân lực và sự tác động của nó tới việc tạo động lực cho người lao động 55
2.2.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực và sự tác động của nó tới việc tạo động lực cho người lao động 57
2.2.4. Công tác đánh giá nhân lực 61
2.2.5. Về công tác tiền lương, chính sách đãi ngộ và sự tác động của nó đến việc tạo động lực làm việc cho người lao động 63
2.3. Đánh giá chung 66
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÂN LỰC VỚI MỤC TIÊU TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 68
3.1. Một số kiến nghị 68
3.1.1. Đối với công tác tuyển chọn và sắp xếp nhân lực 68
3.1.2. Đối với công tác đào tạo và bồi dưỡng nhân lực 69
2.1.3. Đối với công tác đánh giá mức độ hoàn thành công việc 71
2.1.4. Đối với công tác tiền lương và tiền thưởng 72
3.1.5. Đối với những biện pháp khuyến khích động viên khác 73
3.2. Một số kiến nghị khác 74
3.2.1. Với Khách sạn 74
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch 75
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32393/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ào tạo và phát triển nguồn nhân lực là sử dụng tối đa nhân lực, nâng cao trình độ lành nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của khách hàng và phương pháp quản lý hiện đại nhằm đạt hiệu quả cao nhất về hoạt động, tổ chức của Khách sạn. Bên cạnh đó vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực còn nhằm thoả mãn nhu cầu học tập, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động. Trang bị cho người lao động những kỹ năng chuyên môn cao, kích thích họ làm việc tốt, muốn được trao những nhiệm vụ có tính thách thức cao hơn, có nhiều cơ hội thăng tiến hơn.
Như vậy đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ để hoàn thiện tổ chức mà còn nâng cao chất lượng lao động đồng thời tạo động lực làm việc cho họ. Hiện nay ở doanh nghiệp nào có nhiều chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực ở đó được coi là một môi trường làm việc hấp dẫn.
1.4.5. Tác động của công tác trả lương và đãi ngộ tới việc tạo động lực làm việc cho người lao động.
Thù lao lao động biểu hiện rõ ràng nhất lợi ích kinh tế của người lao động và trở thành động lực mạnh mẽ nhất kích thích họ làm việc. Một Khách sạn nếu thực hiện tốt việc trả lương cho người lao động không chỉ kích thích động viên nhân viên làm việc hiệu quả mà còn thu hút và duy trì (giữ chân) được những nhân viên giỏi.
Tiền lương trong nền kinh tế hiện nay được xem là giá trị của sức lao động. Khoản tiền lương này nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của người lao động và chính gia đình họ. Và vì tiền lương là giá cả của sức lao động nên ngoài ý nghĩ vật chất nó còn có giá trị về mặt tinh thần, nó thể hiện sự đánh giá của xã hội, của tổ chức về năng lực, khả năng cá nhân trong lao động. Bởi vậy tiền lương có ý nghĩa tạo động lực khá mạnh, đặc biệt là trong điều kiện nước ta còn nghèo, mức sống chưa cao.
Khi đời sống của nhân viên được đảm bảo tốt thì tiền lương không còn chiếm vị trí số một nữa mà các khoản thù lao phi vật chất khác sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như: cơ hội thăng tiến, công việc thú vị, môi trường điều kiện làm việc, và các khuyến khích tinh thần khác. Cơ hội thăng tiến: quy luật của sự sống là vận động và phát triển không ngừng. Con người luôn tìm kiếm một sự đổi mới làm cho cuộc sống của mình được tốt đẹp hơn hay cơ hội phát triển bản thân. Khi gặp một môi trường làm việc tốt với bầu không khí sôi động như thân thiện và thoải mái giúp người lao động cảm giác thích thú với công việc, coi doanh nghiệp như ở nhà mình vì vậy họ có ý nghĩa phấn đấu cho doanh nghiệp là phấn đấu cho gia đình mình, đồng thời khi nhận thấy cơ chế của doanh nghiệp luôn có sự thuyên chuyển lao động, tự người lao động sẽ nhìn thấy cơ hội mới của mình, thấy cơ hội thăng tiến là có thể, chỉ cần sự nỗ lực của bản thân thì họ sẽ hết mình cống hiến sức lực và trí tuệ cho Khách sạn nhằm có được địa vị cao hơn. Ngoài ra các khuyến khích tinh thần khác như Khách sạn quan tâm đến đời sống của nhân viên: có quà trong những ngày lễ của họ, có khen thưởng với những hành động và sáng kiến hay có các phong trào thi đua tích cực làm việc với phần quà xứng đáng cũng sẽ là động lực để thúc đẩy động cơ làm việc của nhân viên.
1.5. ý nghĩa của tạo động lực
Mục tiêu của quản trị nhân lực là hình thành duy trì và phát triển nguồn nhân lực trong đó tạo động lực có một vai trò quan trọng.
Đối với tổ chức (Khách sạn) tạo động lực lao động nhằm sử dụng hiệu quả nhất nguồn nhân lực, khai thác tối ưu các khả năng của người lao động, gìn giữ phát triển đội ngũ lao động đặc biệt là những người có năng lực trong Khách sạn.
Đối với các nhân người lao động, tạo động lực giúp họ hoàn thiện bản thân mình và cảm giác có ý nghĩa trong công việc. Khi người lao đông có động lực lao động họ sẽ nhiệt tình phát huy hết khả năng, sáng kiến của mình đồng thời phấn khởi, tích cực nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cũng như gắn bó với doanh nghiệp và yêu thích công việc hơn.
Đối với xã hội, tạo động lực trong lao động thể hiện sự thoả mãn ngày càng đầy đủ các nhu cầu của con người, đảm bảo cho họ hạnh phúc và phát triển toàn diện, nhờ đó mà thúc đẩy toàn xã hội ngày càng đi lên. Đó cũng chính là mục tiêu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nước ta đang xây dựng.
Chương II. Thực trạng của công tác quản lý nhân lực và sự tác động của nó tới việc tạo động lực làm việc cho người lao động tại Khách sạn Nikko Hà Nội
2.1. Giới thiệu về Khách sạn Nikko Hà Nội.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.
Vào cuối năm 1993, khi chính phủ có chủ trương di chuyển bến xe ra khỏi trung tâm thành phố thì chính lúc đó công ty quản lý bến xe Hà Nội cũng đang trong tình trạng bế tắc vì bến xe Kim Liên đang có những vấn đề bất cập trong sử dụng. Ban giám đốc đã tìm ra một hướng đi mới cho vấn đề này là xúc tiến hợp tác, liên doanh tìm các đối tác có khả năng tài chính để giải quyết vấn đề khó khăn của mình. Sau một thời gian nỗ lực công ty quản lý bến xe Hà Nội đã tìm ra được một đối tác phù hợp để hợp tác liên doanh đó là công ty Hà Nội Sakura Plaza Ivestment Co. Ltd của Nhật Bản. Được sự ủng hộ và giúp đỡ của chính phủ cũng như của bộ kế hoạch và đầu tư, ngày 25/1/1994 hai công ty đã được cấp giấy phép đầu tư số 773/GP do chính Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Với tổng số vốn đầu tư ban đầu là 15 triệu USD sau đó để tăng quy mô dự án Khách sạn, vốn đầu tư được nâng lên 58,5 triệu USD và đã được Bộ Kế hoạch và đầu tư chấp thuận theo giấy phép đầu tư sửa đổi cấp ngày 25/11/96. trong đó công ty quản lý bến xe Hà Nội góp 40% vốn và công ty Sakura Hà Nộ Plaza Ivestment Co.Ltd nắm giữ 60% vốn. Trong giấy phép có quy định về quy mô dự án là xây dựng một toà nhà Khách sạn 15 tầng tiêu chuẩn quốc tế 5 sao và một nhà để xe với thời hạn liên doanh là 40 năm.
Sau đó công ty liên doanh Sakura Hà Nội Plaza đã ký hợp đồng quản lý với công ty quản lý Khách sạn JAL Hotels Company Ltd (JHC). JHC là một công ty nhánh của hãng hàng không Nhật Bản. Đồng thời là tập đoàn quản lý Khách sạn hàng đầu tại Nhật Bản, hiện đang điều hành chuỗi Khách sạn quốc tế Nikko và chuỗi Khách sạn JAC City Nikko là từ viết tắt của “nihon” (có nghĩa là Nhật Bản) và “Koku” (có nghĩa là hàng không) – công ty có vốn đầu tư 12 tỷ yên. Tính đến cuối năm 1999 JHC điều hành 50 Khách sạn, trong đó 25 Khách sạn ở Nhật Bản, và 25 Khách sạn ở các nước trên thế giới với tổng cộng 18.815 phòng và hơn 15.000 nhân viên.
Sau khi ký hợp đồng quản lý với công ty JHC và chính thức mang tên Khách sạn Nikko Hà Nội, Khách sạn đã được phép đứng trong đội ngũ các Khách sạn Nikko, dù ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều có cùng một tiêu chuẩn về phục vụ và các loại hình dịch vụ tương tự do tập đoàn JHC quy định.
Để chuẩn bị cho việc khai trương, Ban giám đốc thuê toàn bộ tầng 3 của toà nhà công ty Gat Building (tại 104 Trần Hưng Đạo Hà Nội) làm trung tâm đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status