Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011-2016) - pdf 12

Download Đề tài Xây dựng chiến lược kinh doanh Công ty cổ phần sữa Vinamilk (giai đoạn 2011-2016) miễn phí



Trong sự phát triển của mình ,các ngành phải trải qua các giai đoạn từ tăng trưởng đến bảo hòa và cuối cùng là suy thoái. Ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực. Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc.
Ngành sữa là ngành đang trong giai đoạn phát triển, hiện nay nhu cầu về sữa ngày càng tăng, và sản phẩm sữa trở thành sản phẩm thiết yếu hàng ngày, với công nghệ ngày càng hiện đại, hệ thống kênh phân phối hiệu quả và giá cả hợp lý thì ngành sữa sẽ tiếp tục phát triển hơn trong tương lai.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32154/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

hỉnh kế hoạch sản xuất cho phù hợp.
Những năm qua, Công ty tham gia tích cực và đều đặn công tác xã hội như đền ơn, đáp nghĩa; phụng dưỡng suốt đời 20 Mẹ Việt Nam anh hùng tại 2 tỉnh Quảng Nam và Bến Tre; xoá đói, giảm nghèo; cứu trợ nhân dân vùng bị bão lụt, đóng góp các quỹ : Vì Trường Sa thân yêu; góp đá xây Trường Sa; Bảo trợ bệnh nhân nghèo, chất độc da cam; tài năng trẻ, Vươn cao Việt Nam, chống suy dinh dưỡng ở trẻ em; Học bổng trẻ em vùng lũ...
Tổng thể trong suốt chặng đường 35 năm qua, Công ty Cổ phần Sữa Việt nam với nhiều thế hệ được vun đắp, trưởng thành; với thương hiệu VINAMILK quen thuộc nổi tiếng trong và ngoài nước đã làm tròn xuất sắc chức năng của một đơn vị kinh tế đối với Nhà nước, trở thành một điểm sáng rất đáng trân trọng trong thời hội nhập WTO. Bản lĩnh của công ty là luôn năng động, sáng tạo, đột phá tìm một hướng đi, một mô hình kinh tế có hiệu quả nhất, thích hợp nhất nhưng không đi chệch hướng chủ trương của Đảng.
Cơ cấu tổ chức và kinh doanh
Nguồn: 2011/linh tinh/so do to chuc_2011.jpg
Sứ mệnh, mục tiêu và giá trị cốt lõi của doanh nghiệp
TẦM NHÌN “Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức khỏe phục vụ cuộc sống con người”
SỨ MỆNH “Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống con người và xã hội”
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên quan khác.
Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính sách, quy định của Công ty.
Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo đức.
Phân tích môi trường vĩ mô ngành sữa Việt Nam trong thời gian qua
Môi trường quốc tế
Tổng quan về thị trường sữa thế giới trong thời gian qua, chúng ta có thể thấy thị trường có sự tăng trưởng rất chậm do ảnh hưởng của suy thoái tài chính toàn cầu. Tổng sản lượng sữa năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.8%, trong khi đó tổng thương mại tăng 5.2%. Nhu cầu về các sản phẩm sữa tăng nhiều hơn ở các nước đang phát triển (2.2%) trong khi hầu như không tăng ở các nước phát triển, thậm chỉ còn sụt giảm (-0.2%).
Thị trường sữa thế giới
Nguồn:
Với sự tăng trưởng sản lượng sữa thấp hơn sự tăng trưởng về tổng thương mại cho thấy sự thiếu hụt trong nguồn sữa, đặc biệt là sữa nguyên liệu. Điều này có thể dẫn tới việc các công ty sữa phải bù đắp lượng sữa tươi nguyên liệu bằng các dạng sữa bột khác, làm giảm chất lượng sản phẩm và giảm lợi ích của người tiêu dùng trên toàn thế giới.
Đầu vào cho ngành chế biến sữa bao gồm sữa tươi và sữa bột, trong đó sữa bột nguyên liệu bao gồm sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem. Trên thế giới, giá sữa biến động khá thất thường do các yếu tố về cung và cầu. Trong khi nguồn cung phụ thuộc vào thiên tai dịch bệnh và các yếu tố ảnh hưởng tới số lượng đàn bò sữa, thì nhu cầu về sữa phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế và mức sống người dân.
Trong hình dưới đây chúng ta có thể thấy sự biến động giá sữa nguyên liệu giao ngay ở Tây Âu tại thời điểm từ tháng 2/2009 tới tháng 6/2011.
Biến động giá sữa bột gầy và sữa bột nguyên kem giao ngay (FOB) ở Tây Âu
Nguồn: Bloomberg
Giá sữa năm 2010 ít biến động, nhưng bắt đầu tăng mạnh kể từ đầu năm 2011. Giá sữa bột nguyên kem và sữa bột gầy đạt đỉnh vào khoảng giữa tháng 3/2011. Giá sữa nguyên kem giao ngay ở Tây Âu vào tháng 3/2011 vào khoảng 4.600 USD/tấn, tăng 31% so với thời điểm cuối năm 2010. Trong khi đó, giá sữa bột gầy cũng tăng mạnh, lên mức 3.860 USD/tấn vào tháng 3, tăng 29% so với đầu năm 2011. Đây là mức cao nhất đạt được kể từ năm 2009. Sự tăng giá này được lý giải một phần bởi nhu cầu nhập khẩu sữa nguyên liệu từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc tăng mạnh. Hơn nữa, thời điểm đó là thời điểm mùa khô ở New Zealand – thời điểm nguồn cung sữa có thể giảm. Một nguyên nhân khác là do giá lương thực thế giới tăng mạnh khiến chi phí đầu vào sản xuất sữa tăng cao và nhiều người lo ngại nguồn cung sữa sẽ bị hạn chế.
Tuy nhiên, lo ngại về sự hồi phục kinh tế toàn cầu có thể làm giảm nhu cầu tiêu dùng thế giới đã khiến giá sữa nguyên liệu bắt đầu giảm từ sau tháng 3, và tính đến tháng 6 giá sữa gầy đã giảm về mức tương đương với đầu năm.
Môi trường trong nước:
Môi trường kinh tế
Dung lượng thị trường: Việt Nam là một quốc gia đang phát triển và tại đây đời sống người dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam cũng diễn ra nhanh chóng kéo theo nhu cầu về các mặt hàng sữa cũng tăng lên theo mức tăng của thu nhập. Vì vậy trong tương lai, dung lượng thị trường được dự báo tiếp tục tăng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh sữa trong và ngoài nước.
Tỷ trọng các loại sữa trên thị trường Việt Nam
Nguồn: Euromonitor International
Trong một phân tích mới đây, CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đã đưa ra những đánh giá khái quát về thị trường sữa Việt Nam. Theo đó, ngành sữa là một trong những ngành có tính ổn định cao, ít bị tác động bởi chu kỳ kinh tế. Việt Nam đang là quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành sữa khá cao trong khu vực. Giai đoạn 1996-2006, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của Trung Quốc.
Doanh thu ngành sữa Việt Nam (2004 – 2009)
Nguồn: EMI 2009a,b
Sản xuất sữa
Sản xuất sữa bột 5 tháng đầu năm 2011 đạt 24,1 nghìn tấn, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng sữa cao nhất vào tháng 4, đạt 5,6 nghìn tấn, tăng 14% so với tháng 4/2010. Tuy nhiên, mức tăng sản lượng theo năm ghi nhận cao nhất vào tháng 2, tăng 38% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 4,7 nghìn tấn. Sản lượng tăng mạnh như vậy vào tháng 2 và tháng 3 là để tranh thủ khi giá sữa đang ở mức cao.
Sản lượng sữa tháng 5 bắt đầu sụt giảm, chỉ đạt 3,9 nghìn tấn, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái và 30% so với tháng trước.
Sản xuất sữa bột trong nước 5 tháng đầu năm 2011
Nguồn: Bộ công thương
Nhập khẩu sữa
Thông thường, sản lượng sữa trong nước sản xuất ra chỉ đáp ứng khoảng 25-30% nhu cầu, còn lại vẫn phải nhập khẩu.
Nhập khẩu sữa 5 tháng đầu năm 2011
Nguồn: Bộ công thương
Tháng 5/2011 cả nước đã nhập khẩu 75 triệu USD sữa và sản phẩm sữa, giảm 25% so với tháng liền kề nhưng tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung 5 tháng năm 2011, cả nước đã nhập khẩu 313 triệu USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2010.
Hoa Kỳ, New Zealand và Hà Lan là những thị trường chính cung cấp mặt hàng sữa và sản phẩm cho Việt Nam từ đầu năm. Nhìn chung, nhập khẩu sữa tăng mạnh trong tháng 2 và tháng 3, đặc biệt là tháng 3, nhưng sau đó chậm lại và thâm chí giảm trong tháng 4. Nguyên nhân...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status