Quản lý nhà nước đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay - pdf 12

Download Đề tài Quản lý nhà nước đối với FDI tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007 đến nay miễn phí



MỤC LỤC
CHƯƠNG 2 1
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC 1
VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1
TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2007-2009 1
2.1. Quá trình hình thành và phát triển đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trước năm 2007 1
2.1.1. Giai đoạn 1987-1990 1
2.1.2. Giai đoạn 1991-1996 2
2.1.3. Giai đoạn 1997-2000 3
2.1.4. Giai đoạn 2001-2006 4
2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế giai đoạn 2007-2009 5
2.2.1. Tổng quan về cuộc suy thoái kinh tế 5
2.2.1.1. Sụp đổ tài chính phố Wall - khởi đầu suy thoái kinh tế toàn cầu 6
2.2.1.2. Khủng hoảng trở thành toàn cầu - lan truyền dư chấn tới các khu vực kinh tế thực và các nền kinh tế trên toàn thế giới 7
2.2.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu giai đoạn 2007-2009 10
2.2.2.1. Tình hình cấp phép và thực hiện các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài 10
2.2.2.2. Phân bổ FDI theo ngành 13
2.2.2.3. Phân bổ FDI theo địa phương 15
2.2.2.4. Phân bổ FDI theo đối tác đầu tư 17
2.2.4.5. Phân bổ FDI theo hình thức đầu tư 20
2.3. Thực trạng quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh suy thoái kinh tế giai đoạn 2007-2009 23
2.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch 23
2.3.2. Xây dựng và thực thi hệ thống chính sách, pháp luật 23
2.3.3. Tạo lập môi trường đầu tư cho nhà đầu tư 29
Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo ổn định về chính trị, đảm bảo tăng trưởng kinh tế; hoàn thiện cơ sở vật chất và đặc biệt là việc hình thành, phát triển nhiều loại thị trường đã làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được các nhà ĐTNN ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của IFC (International Finance Corporation) và WB (World Bank) trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008, mức độ kinh doanh Việt Nam chưa cao, chỉ xếp thứ 91/178 nước. 31
2.3.4. Tổ chức hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư 32
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 33
2.3.6. Xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 37
2.3.7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài 39
2.4. Đánh giá chung 41
2.4.1. Thành tựu 41
2.4.2. Hạn chế 44
2.4.3. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế 48
2.4.3.1. Nguyên nhân khách quan 48
2.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan 49
CHƯƠNG 3 52
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ 52
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG BỐI CẢNH SUY THOÁI KINH TẾ TOÀN CẦU 52
3.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đến năm 2010 52
3.2.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2015 52
3.2.2. Định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam đến năm 2015 53
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh suy thoái kinh tế 55
3.2.1. Giải pháp về xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 55
3.2.2. Giải pháp về xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài 58
3.2.3. Giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 63
3.2.4. Giải pháp về đổi mới tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài 64
3.2.5. Giải pháp về tạo lập môi trường đầu tư 66
3.2.6. Giải pháp về đẩy mạnh quảng bá và xúc tiến đầu tư 68
PHẦN KẾT LUẬN 72
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32122/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

o đảm sự ăn khớp giữa lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền tệ vừa tạo vốn cho hoạt động của nền kinh tế quốc dân. Cuối tháng 12/2009, thị trường chứng khoán đã có các phiên tăng điểm và phục hồi so với đầu năm; chỉ số VN-Index dao động ở mức gần 500 điểm, gấp hơn 2 lần so với mức điểm thấp nhất vào Quý I năm 2009 Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2009, Tổng cục Thống kê/
. Những diễn biến tích cực ấy đã góp phần lấy lại niềm tin cho các nhà ĐTNN.
+ Thị trường lao động: Quá trình chuyển đổi từ cơ chế “phân công, tiếp nhận” sang cơ chế chế “tuyển chọn” lao động đã tạo tiền đề cho sự ra đời của thị trường lao động phát triển đặc biệt là thị trường lao động phổ thông. Tuy nhiên, thị trường lao động có trình độ cao nhất là thị trường chất xám còn nhỏ bé. Hơn nữa, suy thoái kinh tế còn dẫn đến tình trạng việc làm bị cắt giảm, xáo trộn, thất nghiệp gia tăng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2009, số người bị mất việc làm tại các KCN trong nước đã tăng lên trên 150.000 người. Theo Ban quản lý các KCN, KCX Hà Nội, hơn 400 doanh nghiệp trong các khu vực này đã cắt giảm trên 8.000 lao động (khoảng 10% tổng số lao động). Tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban quản lý các KCN, KCX cho biết số lao động được tạo mới việc làm là 244.000, giảm khoảng 7.000 so với năm 2007 PGS.TS Trần Văn Thiện và ThS. Nguyễn Sinh Công, Thị trường lao động Việt Nam trong cơn suy thoái kinh tế toàn cầu/
.
+ Thị trường công nghệ: Thị trường công nghệ và hoạt động chuyển giao công nghệ có bước phát triển mới, số lượng giao dịch mua bán công nghệ năm 2009 ước tăng 37% so với năm 2008 với tổng giá trị đạt trên 2.000 tỷ đồng Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tháng 12 và cả năm 2009, Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư/
. Tuy nhiên, thị trường công nghệ Việt Nam hiện chưa thực sự phát triển so với các nước trên thế giới và khu vực như Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc.
+ Thị trường đất đai: Thực tế, một thị trường ngầm mua bán đất vẫn đang tồn tại, giá trị thật và giá trị danh nghĩa của đất đai có khoảng cách rất lớn. Giá trị của đất chuyển vào giá trị sản phẩm của hàng hóa, dịch vụ không phản ánh đúng giá trị thực tế và mang tính áp đặt hành chính không đảm bảo tương đồng về giá trị với các chi phí khác của hàng hóa tiêu dùng trên thị trường.
Những nỗ lực của Việt Nam trong việc đảm bảo ổn định về chính trị, đảm bảo tăng trưởng kinh tế; hoàn thiện cơ sở vật chất và đặc biệt là việc hình thành, phát triển nhiều loại thị trường đã làm cho môi trường đầu tư của Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn, thu hút được các nhà ĐTNN ngay trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay. Tuy nhiên, theo đánh giá của IFC (International Finance Corporation) và WB (World Bank) trong Báo cáo Môi trường kinh doanh 2008, mức độ kinh doanh Việt Nam chưa cao, chỉ xếp thứ 91/178 nước. Báo cáo Môi trường kinh doanh năm 2008/
2.3.4. Tổ chức hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư
- Ở tầm quốc gia, các hoạt động quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư Việt Nam sang các thị trường đầu tư trọng điểm được đẩy mạnh gắn liền với tiến trình mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế nhằm thu hút các nhà đầu tư tiềm năng trong các lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ phụ trợ và các lĩnh vực cần khuyến khích đầu tư.
Thực hiện Quyết định số 109/2007/QĐ-TTg, ngày 17/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc ban hành Quy chế xây dựng và thực hiện Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia giai đoạn 2007 - 2010; ban hành Danh mục dự án quốc gia kêu gọi FDI giai đoạn 2006 - 2010, song song với quảng bá đầu tư, hoạt động xúc tiến đầu tư cũng được thực hiện đa dạng bằng nhiều hình thức. Cụ thể là: lập danh mục các dự án kêu gọi đầu tư; quảng bá hình ảnh và môi trường đầu tư thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức hoạt động semina tại nước ngoài, tham gia hội chợ thương mại và đầu tư quốc tế; phân nhóm các dự án và nhà đầu tư để quảng bá đầu tư; xúc tiến các hoạt động quảng bá đầu tư thông qua chính các doanh nghiệp ĐTNN đang hoạt động tại Việt Nam. Đối tượng xúc tiến đầu tư bao gồm các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam đặc biệt là các doanh nghiệp thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Mỹ, Nhật Bản, Australia và các nước NICs; các Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài; các cơ quan, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam…
- Cùng với hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư ở tầm quốc gia, các cấp chính quyền địa phương đã nhanh chóng xây dựng chiến lược thu hút đầu tư. Đầu năm 2008, nhiều chính quyền địa phương các tỉnh đã nhanh chóng xây dựng chiến lược tiếp thị đầu tư ra các quốc gia có tiềm lực mạnh về công nghệ, vốn, kinh nghiệm quản lý của thế giới như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật, các nước châu Âu, châu Mỹ. Đồng thời, cũng tiến hành các hoạt động giao lưu, đối thoại trực tiếp với các doanh nghiệp FDI và nhà ĐTNN, tháo gỡ các vướng mắc cho nhà đầu tư, tạo cơ hội cho họ phát triển sản xuất. Đặc biệt với sự ra đời của Trung tâm xúc tiến đầu tư phía Bắc (IPCN), Trung tâm xúc tiến đầu tư miền Trung (IPCC), Trung tâm đầu tư nước ngoài phía Nam (SFIC) đã khiến cho hoạt động QLNN về xúc tiến đầu tư tại các địa phương được chặt chẽ, thống nhất.
Tuy nhiên, hoạt động quảng bá và xúc tiến đầu tư chưa tạo thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương cũng như giữa các địa phương và giữa các KCN. Công tác xúc tiến đầu tư tại địa phương hoạt động một cách không chuyên nghiệp do không có đủ kinh phí do phần lớn tài chính cho hoạt động đầu tư là từ ngân sách của chính địa phương. Năm 2008, thông qua Chương trình xúc tiến đầu tư quốc gia hàng năm, Chính phủ đã dành một khoản ngân sách hạn hẹp cho công tác này, tuy nhiên việc giải ngân còn chậm chạp, thời gian thực hiện bị rút ngắn và thường dồn về cuối năm do Bộ Tài chính chưa ban hành văn bản hướng dẫn.
2.3.5. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sơ đồ 1: Mô hình tổ chức bộ máy QLNN về đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Việc tổ chức bộ máy QLNN về FDI được xây dựng chủ yếu trên cơ sở phân cấp thẩm quyền giữa 3 cấp: Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ, ngành liên quan và UBND cấp tỉnh. Trong đó, Chính phủ thống nhất QLNN về đầu tư trong phạm vi cả nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN về hoạt động đầu tư; các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện QLNN về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công; UBND các cấp có trách nhiệm thực hiện QLNN về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ Điều 81 Luật Đầu tư năm 2005, NXB Tư pháp, Hà Nội, 2006.
(Sơ đồ 1).
CHÍNH PHỦ
Dự án ngoài KCN
Dự án Chính phủ
Dự án trong KCN
Ban quản lý KCN
UBND cấp tỉnh
Bộ và cơ quan ngang Bộ
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bổ nhiệm
Trưởng BQL KCN
Ủy quyền
Đề nghị bổ nhiệm
Trưởng BQL KCN
Phối hợp
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và Đầu tư c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status