Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới - pdf 12

Download Khóa luận Giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới miễn phí



MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 4
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỀM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 4
1. Khái niệm 4
2. Đặc điểm 9
3. Phân loại 13
II. MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 17
1. Lập sơ đồ một cách hệ thống các đối tượng tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản 18
2. Xác định sự phân phối lợi ích của các bên tham gia chuỗi giá trị ngành nông sản 21
3. Xác định các liên kết trong chuỗi từ đó đưa ra cách thức giúp các chủ thể kinh tế xâm nhập chuỗi giá trị 23
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG VIỆC THAM VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG NÔNG SẢN 26
1. Trung Quốc 27
2. Thái Lan 28
CHƯƠNG 2: TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VỊ THẾ CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU 31
I. KHÁI QUÁT VỀ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA KHỦNG HOẢNG TỚI THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN 31
1. Nguyên nhân và tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu 31
2. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới tới thị trường nông sản 34
II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU NÔNG SẢN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2009 39
1. Tình hình sản xuất nông sản tại Việt Nam giai đoạn 2000-2009 39
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009 42
III. VỊ THẾ CỦA VIỆT NAM TRONG CHUỐI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH NÔNG SẢN 47
1. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng gạo 48
2. Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê 55
3. Tác động của khủng hoảng kinh tế tới chuỗi giá trị nông sản Việt Nam 62
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂM NHẬP CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU CHO HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI 68
I. XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN THẾ GIỚI SAU KHỦNG HOẢNG VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI VIỆT NAM 68
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO NÔNG SẢN VIỆT 71
1. Nông nghiệp hữu cơ 72
2. Xây dựng thương hiệu nông sản Việt Nam theo tiêu chuẩn GAP 74
III. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP 78
1. Nhóm các giải pháp vĩ mô 80
2. Nhóm các giải pháp vi mô 86
KẾT LUẬN 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO 93
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32098/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

năm 2008, do khủng hoảng lương thực thế giới đã khuyến khích người nông dân tăng diện tích, chú trọng đầu tư,… Giá gạo (kể cả xuất khẩu và giá nội địa) tăng lên trong những tháng đầu năm đã khuyến khích người nông dân mở rộng diện tích, tích cực thâm canh nên sản lượng của năm tăng vọt so với năm trước.
Tuy vậy, điều đáng chú ý là người dân đã trồng những giống lúa có năng suất cao nhưng chất lượng gạo lại không cao để có thế đáp ứng nhanh nhu cầu nhập khẩu ở một số nước. Sự mất cân đối về cơ cấu giống này đã dẫn đến sự dư thừa lúa, gạo vào những tháng cuối năm 2008 khi mà cơn khủng hoảng lương thực thế giới đã giảm, giá xuất khẩu giảm mạnh (tới hơn 1/2 so với mức giá cao nhất).
Cà phê
Nhìn chung, việc sản xuất cà phê cũng các cây công nghiệp lâu ngày ở Việt Nam còn thực hiện theo hướng manh mún, nhỏ lẻ, không có quy hoạch và thiếu định hướng. Khi giá cả trong nước và quốc tế tăng nông dân tự ý trồng để thu lời còn khi mất mùa, thất thu thì lại chặt phá đi để trồng cây khác. Do vậy mà việc sản xuất các cây công nghiệp dài ngày nói chung cũng như cà phê nói riêng vẫn chưa đạt được hiệu quả trên quy mô cả nước.
Trong giai đoạn 2000-2009, diện tích gieo trồng và sản lượng cà phê đã có sự thay đổi (Bảng 8). Theo đó, diện tích trồng đã bị thu hẹp 11,6% từ 561,9 nghìn hecta (2000) xuống 490 hecta (năm 2006), sau đó từ những năm 2007, nhờ chính sách khuyến khích và chiến lược quy hoạch của Nhà nước, diện tích cà phê đã tăng dần trở lại ở mức 537 hecta vào năm 2009.
Tuy diện tích bị thu hẹp song sản lượng cà phê lại tăng một cách rõ rệt với mức tăng sản lượng bình quân là 5,3% cho cả giai đoạn. Tăng phát triển nhất là vào năm 2006 với 31% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năng suất cà phê đã được cải thiện rõ rệt khi áp dụng các biện pháp canh tác khoa học vào sản xuất và người nông dân có ý thức hơn trong việc thu hoạch cà phê, không thu hoạch cà phê còn tươi.
BẢNG 8: DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG CÀ PHÊ
GIAI ĐOẠN 2000 - 2009
2000
2003
2005
2006
2007
2008
2009
Diện tích gieo trồng (nghìn hecta)
561,9
532,2
497,4
497,0
509,3
530,9
537,0
Sản lượng (nghìn tấn)
802,5
793,7
752,1
985,3
915,8
1055,8
1045,1
Nguồn: Niên giám thống kê, 2009
Tuy vậy, có 250.000 hecta (gần 1/2 tổng diện tích cả nước) trong số 537.000 hecta cà phê ở Việt Nam cần trồng mới trong 5-10 năm tới do cà phê trên diện tích này được trồng từ những năm 1990, hiện nay đang già cỗi, khả năng chống chịu kém trước thời tiết, sâu bệnh nên cho năng suất, chất lượng thấp.
Ba giống cà phê đang được trồng tại Việt Nam là Abrbica, Robusta và Liberica; trong đó cà phê Robusta thích hợp trồng tại Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lăc và Lâm Đồng; cà phê Abrica được trồng nhiều ở vùng núi phía Bắc và miền Trung như Sơn La và Quảng Trị; cà phê Liberica được trồng chủ yếu ở Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum song với diện tích và sản lượng rất ít.
Cà phê chè (Arabica) có chất lượng cao hơn và giá cao hơn cà phê vối (Robusta) song do điều kiện tự nhiên, nước ta chỉ có 15-20% diện tích trồng cà phê chè, còn lại chủ yếu là cà phê Robusta (70-75%).
2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam 2000-2009
Do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, nông dân chưa được tổ chức trong các hợp tác xã và hiệp hội ngành hàng, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo quản chế biến như kho tàng, sân phơi, bến bãi,... còn kém phát triển, công nghiệp chế biến nông sản rất nhỏ bé nên chất lượng nhiều loại nông sản còn thấp. Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước và các hoạt động kiểm dịch và vệ sinh dịch tễ đối với hàng hóa chưa được quan tâm thích đáng. Mặt khác, người sản xuất và kinh doanh nông sản và ngay cả những người xuất khẩu ở Việt Nam còn xa lạ với phần lớn các tiêu chuẩn kỹ thuật được áp dụng phổ biến trên thị trường quốc tế như các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, về xuất xứ hàng hóa, về bảo vệ môi trường, về bảo vệ người lao động, về bảo hộ quyền tác giả, về đảm bảo tính đa dạng sinh học... ngoài ra các vấn đề về bao bì, nhãn mác, đăng ký thương hiệu, bản quyền, công nghệ,... cũng chưa được chú ý. Vì vậy, giá trị thu về từ hoạt động xuất khẩu nông sản thấp trong khi rủi ro lại rất cao.
Mặc dù là một nước xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản và cũng có vị thế tương đối cao trong số các nước sản xuất và xuất khẩu nông sản song thực trạng xuất khẩu có hiệu quả kinh tế thấp và triển vọng thị trường bị thu hẹp. Do các nguyên nhân sau: 
- Tính co giãn về thu nhập bình quân đầu người của cầu đối với những sản phẩm nông sản thực phẩm và nguyên liệu là thấp hơn so với hàng công nghiệp chế biến và nhiên liệu;
- Tỷ lệ tăng dân số của các nước phát triển trong thời gian gần đây đạt ở mức thấp, cho nên nhu cầu tăng thêm từ các thị trường này là không nhiều;
- Việc tăng cường bảo hộ hàng nông sản ở các nước phát triển đang gây cản trở rất đáng kể đến sự mở rộng xuất khẩu nhóm hàng nông sản của các nước đang phát triển.   Với những lý do trên, tăng trưởng xuất khẩu nông sản của Việt Nam thực tế đã không đem lại sự gia tăng tương ứng trong thu nhập cho người sản xuất cũng như các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thu mua và xuất khẩu khi rớt giá hay thị trường nhiều biến động bất ngờ như cuộc khủng hoảng giá lương thực vào năm 2008. 
Xuất khẩu các loại nông sản trong giai đoạn 2000-2009 (Phụ lục 2) được mở rộng, một số ngành đã giành được thị phần lớn trong khu vực và thế giới như: gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều,....
HÌNH 8: GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN CHÍNH GIAI ĐOẠN 2000-2009
Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2009
Theo các số liệu của Bộ NN & PTNT (2009), giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản giai đoạn 2005-2009 đạt gần 32,07 tỷ USD, bình quân mỗi năm khoảng 6,14 tỷ USD, tốc độ tăng bình quân 14,9%/năm. Kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 6,8 tỷ USD, gấp 2,7 lần năm 2000 (với 2,5 tỷ USD). Đặc biệt năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt mức cao nhất trong giai đoạn này với 8,894 tỷ USD; trong đó: cao su gấp 9,6 lần; hạt điều 5,9 lần; gạo gấp 4,3 lần; cà phê 4,2 lần; chè 2,1 lần; hồ tiêu 2,3 lần. Đã có 3 mặt hàng đạt mức trên 1 tỷ USD vào năm 2008 là cà phê, gạo, chè song đến năm 2009 chỉ còn hai mặt hàng gạo (2,48 tỷ USD) và cà phê (1,5 tỷ USD). Nguyên nhân chủ yếu là do trong những tháng đầu năm 2008, giá nông sản thế giới tăng cao, cùng với khối lượng các mặt hàng của Việt Nam cũng tăng dẫn đến kim ngạch xuất khẩu trong thời gian này tăng lên. Từ cuối năm 2008 và trong năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thị trường nông sản thế giới biến động không ngừng, giá hầu hết các mặt hàng nông sản giảm mạnh so với những tháng đầu năm 2008 kéo theo giá trị xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung giảm sút rõ rệt (Hình 8).
Sau đây là những phân tích khái quát về hoạt động xuất khẩu hai mặt hàng gạo và cà phê của Việt Nam trong thời gian 2000-2009, đáng chú ý trong giai đoạn này là hai năm 2008 và 2009, khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra cùng với khủng h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status