Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và biện pháp quản trị - pdf 12

Download Đề tài Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và biện pháp quản trị miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
NỘI DUNG TIỂU LUẬN 7
Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất
Của Doanh Nghiệp 7
1. Rủi Ro Từ Thảm Họa: 7
1.1. Thảm Họa Động Đất: 8
1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa: 9
1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt: 9
1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn: 10
1.5. Thảm Họa Do Chiến Tranh: 11
1.6. Thảm Họa Do Khủng Bố: 11
2. Rủi Ro Tác Nghiệp: 12
2.1. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng
Nguyên Liệu: 12
2.2. Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp: 14
3. Rủi Ro Thương Mại: 19
3.1. Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO: 19
3.2. Rủi Ro Từ Các Vụ Kiện Bán Phá Giá: 20
3.3. Rủi Ro Từ Toàn Cầu Hóa: 22
3.4. Đầu Tư Quốc Tế : 25
Chương 2: Các Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro 28
1. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Từ Thảm Họa: 29
2. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp: 30
3. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại: 31
KẾT LUẬN 34
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31999/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ồng mía của Công ty vào khoảng 150 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,2% tổng tài sản. Công ty đã thực hiện trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với những khoản cho nông dân vay với thời hạn từ 1 năm trở lên. Tỷ lệ này của SBT chiếm trung bình khoảng 3% trên tổng giá trị  đầu tư.  Đến nay, chất lượng của các khoản cho nông dân vay từng bước đã được cải thiện qua sự đánh giá và sàng lọc hàng năm. Công ty đang nỗ lực giảm tối đa tỷ lệ khoản thu khó đòi này trong tương lai.Tháng 03/2007, Công ty đã ký Hợp  đồng liên kết phát hành thư bảo lãnh số 93/2007/HĐLK ngày 16/03/2007 với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Theo đó, Sacombank sẽ phát hành thư bảo lãnh nợ của nông dân đối với Công ty trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo của Nông dân tại Ngân hàng và Hợp đồng đầu tư mà Công ty đã ký kết với nông dân. Động thái này giúp giảm thiểu các rủi ro khi phát sinh nợ khó đòi và nâng cao trách nhiệm của nông dân đối với các cam kết đã ký trên các Hợp đồng đầu tư.
Về vấn đề nguyên vật liệu và năng lượng. Thị trường xuất nhập khẩu của nước ta ngày càng được mở rộng với đủ các chủng loại sản phẩm. Theo thống kê cua Bộ Công Thương, hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu từ Thái Lan 10 tháng đầu năm 2010 tăng 27,4%về kim ngạch, kim ngạch xuất khẩu giày dép 10 tháng đầu năm 2010 tăng 24,7%..... Như vậy, với việc xuất và nhập khẩu một lượng hàng hóa lớn như thế rủi ro là điều khó tránh khỏi. Có thể là rủi ro trong việc ký kết hợp đồng giao dịch rủi ro trong khâu vận chuyển; rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hóa; rủi ro do thanh toán dựa trên chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ hay là rủi ro do lựa chọn hãng tàu không tin cậy, hư hỏng hàng hóa do xếp hàng không đúng quy định . . . nếu không có biện pháp phòng tránh phù hợp thì tổn thất sẽ rất lớn.
Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp:
Thứ nhất, có thể liệt kê đến rủi ro tồn tại trong hệ thống máy móc nhà xưởng, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghiệp của nước ta hiện nay. Theo Tiến sĩ Triệu Quốc Lộc - Viện Khoa học Kỹ thuật, trên thực tế máy móc trong sản xuất ở nước ta phổ biến đều thuộc thế hệ cũ, thậm chí có loại sản xuất từ những năm 80 của thế kỉ trước và đặc biệt là rất đa dạng về chủng loại và quốc gia chế tạo. Trong khi đó hệ thống chức năng nhà nước về quản lý, giám sát an toàn lao động lại quá mỏng, không đủ khả năng để bao trùm tới các địa phương, chứ chưa nói tới từng cơ sở sản xuất. Do vậy việc đánh giá rủi ro trong sản xuất chỉ dừng lại cho công tác kiểm định với các thiết bị, máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động. Nếu không có hoat động quản trị rủi ro kịp thời sự cố, tai nạn lao động hoàn toàn có thể xảy ra gây tổn thất đáng kể đến doanh thu và cả nguồn nhân lực. Nhắc tới ngành công nghiệp da giày của chúng ta đổi mới công nghệ là vấn đề cần được cân nhắc.
Sau chuyến đi tham quan trực tiếp nhiều cơ sở sản xuất giày tại TP.HCM mới đây, ông Peter T. Mangione, Giám đốc công ty tư vấn chiến lược tiếp thị Global Footwear Partnerships LLC (Mỹ), nguyên Chủ tịch Hiệp hội Phân phối và Bán lẻ da giày Mỹ nhận xét: “Nhiều DN giày dép Việt Nam vẫn đang áp dụng công nghệ sản xuất giày lạc hậu, tiêu tốn nhiều nhiên liệu và cần nhiều nhân công. Những công nghệ này đã được sử dụng tại Đài Loan cách đây 20 năm và hiện nhiều nơi khác đã không còn sử dụng ”.
Ông Peter T. Mangione đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý cho các DN da giày Việt Nam, nhằm nâng cao giá trị gia tăng và giảm bớt gánh nặng về lao động. Ông David Jiang, Tổng thư ký Hiệp hội Da giày Đài Loan cho rằng, đã đến lúc DN Việt Nam cần thay thế công nghệ hiện có bằng công nghệ mới. Công nghệ mới chưa chắc đã đắt nhiều hơn công nghệ cũ, nhưng nó sẽ an toàn hơn cho sức khoẻ người lao động và góp phần giảm thiểu được một số khâu nếu được tự động hoá, tạo điều kiện để ngành tăng năng xuất.
Mặc dù được xếp hạng là nước sản xuất giày dép lớn thứ 4 thế giới, nhưng nhìn tổng thể, quy mô sản xuất của ngành da giày nước ta còn khá manh mún, do 80% nguyên phụ liệu phụ thuộc vào nhập khẩu, trình độ công nghệ và nguồn nhân lực còn thấp.
Theo thống kê của hiệp hội Da giày Việt Nam ( Lefaso ), trình độ công nghệ sản xuất của ngành da giày Việt Nam hiện phổ biến ở mức trung bình và trung bình khá. Quá trình sản xuất mới đang được cơ giới hoá, mà chưa được tự động hoá, tỷ lệ công việc làm thủ công hiện còn ở mức cao. Đây cũng là khâu yếu nhất của ngành da giày và là một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến năng suất lao động của ngành luôn ở mức thấp, kéo theo người lao động thường xuyên phải làm thêm giờ.
Trong khi đó, những công nghệ cao như sản xuất các loại giày đặc chủng, giày thể thao chuyên dụng đẳng cấp cao, giày y tế và giày thời trang cao cấp hiện còn ở ngoài tầm với của các doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso cho hay, do còn những khó khăn, nên đầu tư cho khoa học - công nghệ của ngành trong những năm qua hầu như không đáng kể. Cơ sở hạ tầng khoa học - công nghệ ngành da giày còn quá cùng kiệt nàn, lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan . . . Đặc biệt, mức độ tụt hậu về khoa học - công nghệ lên tới 20 - 30 năm. Bên cạnh đó, các hoạt động nghiên cứu triển khai ở các DN còn rất yếu. Phần lớn các DN, cơ sở sản xuất chưa có bộ phận nghiên cứu và triển khai công nghệ, hoạt động nghiên cứu và triển khai công nghệ do đối tác nước ngoài thực hiện. Chưa chủ động được nguyên phụ liệu, công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu các dây chuyền sản xuất tự động hoá và áp lực về chi phí nhân công, được đánh giá là nguyên nhân khiến sản phẩm da giày Việt Nam không thể cạnh tranh nổi về giá với sản phẩm của Trung Quốc, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Do đó, tăng cường sự hiện diện tại thị trường nội địa và làm ăn với các nước Liên minh châu Âu (EU) là đề xuất mà Peter T. Mangione đưa ra cho Việt Nam trước sự cạnh tranh quá lớn từ Trung Quốc tại thị trường Mỹ.
Hiện các thương hiệu giày có tiếng như Nike, Adidas đang chuyển một phần sản xuất ra khỏi Trung Quốc và dời đến Indonesia, trong khi vẫn duy trì sản xuất tại Việt Nam, do giá nhân công và chi phí sản xuất tại Trung Quốc có xu hướng tăng. “Đây được xem là yếu tố lợi thế của Việt Nam. Dù thế, Trung Quốc vẫn là nguồn nhập khẩu giày lớn nhất của Mỹ và DN Việt Nam cần chọn những dòng sản phẩm ít phải cạnh tranh với quốc gia này ”, ông Mangione khuyến cáo.
Đây chỉ là một trong phần nhiều các ví dụ về những rủi ro về trang thiết bị của nền công nghiệp của nước ta hiện nay. Tuy nhiên, những sự cố máy móc dẫn đến tai nạn lao động hay việc nâng cấp trang thiết bị công nghệ là hoàn toàn có thể phòng ngừa và thực hiện nếu thiết bị sản xuất được giám sát bằng một hệ thống giám sát tình trạng họat động tin cậy với đội ngũ quản trị có năng lực, nhằm phát hiện sớm những...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status