Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá dịch vụ ăn uống tại thành phố Hồ Chí Minh - pdf 12

Download Tiểu luận Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá dịch vụ ăn uống tại thành phố Hồ Chí Minh miễn phí



Hệ thống cung cấp dịch vụ ăn uống là các cửa hàng vỉa hè lđược xác định nhóm khách hàng mục tiêu là những người có thu nhập rất thấp, người không có thu nhập, người sống phụ thuộc vào nguồn tài chính của gia gia đình,người độc thân hệ thống quán ăn vỉa hè chọn nhóm khách hàng mục tiêu cấp thấp như vậy là vì:
- không phải mất tiền thuê mặt bằng, nếu có thì tiền thuê rất thấp.
- không phải nộp bất cứ khoản thuế nào kinh doanh nào.
- Các phương tiện hỗ trợ dịch vụ rất kém chất lượng, thậm chí còn thiếu và không có.
- Bị bất lợi về điều kiện thời tiết như nắng, mưa, gió, bụi, tạp âm.
- Đồ ăn không sạch sẽ,thiếu vệ sinh.
- Đồ ăn không được bảo đảm , không được kiểm định vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Người tiêu dùng không được bảo vệ khi có sự cố ngộ độc thực phẩm xảy ra.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32016/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

cần một chiếc lò than và một ít công cụ nấu nướng là người nấu có thể nấu hay nướng những món ăn vừa nóng vừa ngon miệng bán cho dân lao động ngồi tạm bợ bên vỉa hè như cháo lòng, bún riêu, bắp khoai, mực nướng… hay những chiếc bánh xèo bình dân nóng hổi vàng ruộm. Muốn ăn bánh xèo “hàng hiệu” thì đến “bánh xèo Bà Mười Xiềm”, “ Ăn là ghiền”,….
Buổi sáng, bạn là học sinh, sinh viên muốn gọn nhẹ, kinh tế thì “gặm” ổ bánh mì thịt nóng giòn cũng đủ no bụng, hay muốn ăn dĩa bánh cuốn nóng hôi hổi, miếng chả trắng thơm thì đến đường Cao Thắng hay bất cứ quầy bánh cuốn nào ở vỉa hè. Muốn ăn cơm tấm ngon thì đến Thuận Kiều, cơm tấm Cali….
Buổi trưa, nếu không có thời gian, bạn có thể tạt vào các quán ăn bình dân hay các nhà hàng máy lạnh ăn “cơm trưa văn phòng” với giá cả hợp túi tiền của giới công nhân viên. Bên cạnh đó còn có những quán cơm niêu với những món ăn đặc trưng của miền quê như canh chua cá lóc, cá bống kho tiêu,…để phục vụ cho nhu cầu đa dạng của thực khách Dân “nhậu” muốn lai rai bên nồi lẩu thì có nhiều món hấp dẫn dành cho người “sành ăn”: lẩu Thái, lẩu chua cá ngát, lẩu hải sản, lẩu dê, lẩu bò, lẩu mắm, lẩu nấm… Lẩu là món ăn được người ăn ưa thích nhất, những buổi tiệc đông người luôn có lẩu, lẩu hiện diện “trên từng cây số, từ những quán ăn bình dân cho tới những nhà hàng sang trọng.
Buổi tối, ẩm thực Sài Gòn mới thật sự lên ngôi. Giới trẻ thì hay lui tới những quán chè, kem, sinh tố, cà phê…
Người có tuổi muốn bồi dưỡng sức khỏe thì đến tiệm ăn của người Hoa để ăn món gà ác và nhiều món khác hầm thuốc bắc, rồi uống trà sâm, ăn chè sen, chè trứng cút. Giới doanh nhân hay người có thu nhập cao thường mời nhau vào các nhà hàng sang trọng: Legend, Majestic… để ăn, uống những món Tây chính hiệu hay món Việt cao cấp. Việt kiều sống ở nước ngoài lâu ngày, quanh năm suốt tháng đa phần ăn uống thức ăn nguội lạnh chứa sẵn trong hộp, về Việt Nam được ăn cá thịt tươi sống, rau quả, trái cây vừa chín tới mới thấy ẩm thực quê mình là không nơi nào bằng. Khách nhàn du muốn ngắm sông về đêm thì bước lên những chiếc du thuyền ở bến Bạch Đằng để được thuyền đưa đi một đoạn sông Sài Gòn, vừa ngắm cảnh, nghe nhạc sống và vừa thưởng thức những món ăn, thức uống mình ưa thích. Khách đi đêm về khuya hay người lao động làm những nghề ban đêm, lúc đói lòng tạt qua chỗ chị bán xôi mặn, mua một gói xôi nóng hổi 5-10 ngàn đồng, hay ăn chén cháo trắng với cá cơm kho mặn là có thể no bụng đến sáng hôm sau.
Nội dung
Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá dịch vụ ăn uống
Các yếu tố bên ngoài
kinh tế
Trong tháng 9/2011, CPI nhóm hàng Thực phẩm giảm 0.34%, CPI nhóm Lương thực giảm 0.26%, trong khi CPI nhóm ăn uống ngoài gia đình tăng 1.02%.
Ngoài tác động tích cực của chương trình bình ổn giá, thì sự giảm của các nhóm hàng này được giải thích do giá cả đã tăng quá cao tính từ đầu năm đến nay. Cụ thể, tính từ đầu năm 2011 đến tháng 8/2011, CPI nhóm hàng Thực phẩm tăng 32.3%, CPI nhóm Lương thực tăng 9.8% và tính chung CPI nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng đến 26.3%.
TP HCM: Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9/2011 tại TPHCM được công bố tăng mạnh đến 0.88%, Tính đến tháng 8/2011, CPI nhóm hàng Thực phẩm đã tăng 20.9% và tính chung CPI nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 19.7%; thấp hơn nhiều so với các con số tăng lần lượt 32.3% và 26.3%
Cụ thể, trong tháng 9/2011 tại TPHCM, CPI nhóm hàng Thực phẩm tăng 0.34%, CPI nhóm Lương thực tăng 2.27%, CPI nhóm Ăn uống ngoài gia đình tăng 1.17% và CPI tính chung nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0.92%.
Ở nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống, chiếm tỷ trọng gần 40% trong rổ hàng hóa tính CPI, chương trình bình ổn thị trường đã phát huy hiệu quả tích cực trong những tháng gần đây sẽ tiếp tục được sử dụng để cân bằng cung cầu trong những tháng mưa bão tới. Điều này sẽ góp phần hạ nhiệt CPI nhóm Hàng ăn và dịch vụ ăn uống nói riêng và CPI tính chung trong những tháng cuối năm 2011.
Yếu tố tiền tệ đã có dấu hiệu nới lỏng từ tháng 8, nhưng với độ trễ của chính sách tiền tệ khoảng 6 tháng thì áp lực của nó lên lạm phát chỉ bắt đầu từ tháng 02/2012. Theo khẳng định của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình, chính sách tiền tệ tiếp tục được thực hiện chặt chẽ và vẫn đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát. Như vậy, tác động của yếu tố này lên lạm phát trong những tháng cuối năm 2011 cũng sẽ không quá tiêu cực.
Tuy lạm phát thường có xu hướng tăng trong những tháng cuối năm, nhưng áp lực lên lạm phát sẽ không có những biến động quá lớn. Dù vậy, bất chấp sự giảm tốc, lạm phát những tháng cuối năm sẽ vẫn duy trì ở mức trong khoảng 0.6%-0.9%/tháng và như vậy, lạm phát cả năm 2011 sẽ dao động trong khoảng 18%-20%.
văn hóa xã hội
Cuộc nghiên cứu mới nhất của Công ty Ogilvy & Mather châu Á - Thái Bình Dương về chế độ ăn uống tại 14 quốc gia trong khu vực (có Việt Nam) đã đưa ra nhận định: Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang thay đổi, có xu hướng thích sử dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh...
Thói quen: Ông David Elworth, Giám đốc kế hoạch, phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Công ty Ogilvy & Mather, phát biểu tại cuộc hội thảo "Những xáo trộn về thói quen ăn uống" được tổ chức tại TP HCM ngày 4/12: Do thời gian công việc quá bận rộn, người tiêu dùng thường tìm đến những quán xá bán thức ăn nhanh, nên không thể có được một bữa ăn đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng. Trong các cuộc phỏng vấn gần 400 người tiêu dùng Việt Nam, có đến 35% người ăn tại quán hơn 3 lần/tuần (TP HCM: 51,4%, Hà Nội 18,6%); 50% người cho biết họ ăn lặt vặt suốt cả ngày thay vì trước đây chỉ ăn 3 bữa ăn chính. Trong khi đó đến 70% trẻ em cũng ăn uống không điều độ. Nguyên nhân của tình trạng trên là vì không có thời gian lựa chọn, mọi người thường ngại tìm hiểu các món ăn lạ nên thường chọn đồ ăn nhanh, thức ăn sẵn có bày bán khắp nơi.
Ngày nay, việc ăn ngoài là một điều khá phổ biến ở Việt Nam nói chung và TP HCM nói riêng, do tính chất bận rộn của công việc nên thời gian dành cho nội trợ giảm đi nhiều, các bạn trẻ thì chọn cách ăn vặt khi đi học, đi chơi, người lớn thì ăn những món ăn nhanh để kịp giờ làm việc… vì vậy, dịch vụ ăn uống đang phát triển rất nhanh, ở mọi nơi, mọi chỗ ta cũng có thể dễ dàng tìm thấy 1 quán ăn hay quán cóc.
Yếu tố tâm lý: Qua khảo sát thực tế tại thị trường Việt Nam cho thấy: Có đến 51,4% người tiêu dùng (đặc biệt là giới trẻ) đang ưa chuộng đồ hộp, thức ăn chế biến sẵn... Nhiều người thích ăn bánh snack, khoai tây chiên vì cho rằng có cảm giác vui vẻ khi ăn; khi uống nước ngọt có ga cảm giác mình hiện đại; ăn thức ăn nhanh chứng tỏ được mình theo kịp tiến độ...
Các mô hình fastfood đang được các bạn trẻ VN ưa chuộng nhất là KFC, Lotteria, Joly Bee…
Xu hướng tiêu dùng: Việt Nam được ghi nhận là thị trường mới "nổi" về tiêu dùng hàng thực phẩm chế biến sẵn, có tốc độ phát triển rất...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status